CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:31 pm

PHẬT GIÁO - Sự Ra Đời

Đạo Phật hình thành ở An Độ vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), họ là Gotama (Cồ Đàm). Ông sinh năm 624 trước công nguyên, vào lúc ở An Độ đạo Bà La Môn đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kì thị màu da và đồng cảm với nổi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một tôn giáo mới.
Tại một vương quốc nhỏ ở phía Bắc An Độ, có một sự kiện xảy ra làm thay đổi toàn thể thế giới, hoàng hậu MaDa, vợ của vua Tịnh Phạn trong lúc ngủ đã có một giấc mơ tuyệt diệu. Bà thấy một luồng ánh sáng trắng từ bầu trời chiếu xuống thân thể mình, theo luồng ánh sáng này là một con voi chiến, thân hình trắng xoá với 6 chiếc ngà. Luồng ánh sáng và con voi này cuối cùng nhập vào thân bà và bà đã thọ thai.
Theo phong tục An Độ thời đó, người phụ nữ khi sinh phải về nhà cha mẹ ruột của mình. Biết ngày sinh sắp đến, hoàng hậu MaDa cùng một số người hầu bắt đầu chuyến hồi hương. Trên đường trở về, hoàng hậu trở dạ. Biết mình sắp sinh con nên bà bảo mọi người dừng lại nghỉ ngơi. Họ dừng chân tại vườn Lâm Tì Ni, hoàng hậu vào trong khu vườn tìm chỗ thích hợp để sinh con. Truyền thuyết kể lại rằng ngay cả động vật và thực vật dường như cũng muốn giúp đỡ cho hoàng hậu trong việc sinh nở. Có một nhánh cây rũ xuống, hoàng hậu đưa tay phải lên nắm lấy nó. Ngay lúc ấy hoàng hậu hạ sinh thái tử. Vua và hoàng hậu đã quyết định đặt tên cho thái tử là Tất Đạt Đa nghĩa là người đem đến tốt lành. Sau khi sinh thái tử được 7 ngày thì hoàng hậu MaDa từ trần. Trước khi qua đời hoàng hậu đã dặn dò người em của mình là Ma Ha Ba Xà Ba Đề chăm sóc cho thái tử. Thaí tử lớn lên trở thành một cậu trai thông minh, xinh đẹp và nhân từ. Thái tử ngày càng trưởng thành, lòng nhân ái càng bộc lộ rõ, song vua cha lại buồn rầu. Vua cha cùng các quan bàn với nhau là sẽ kén vợ cho thái tử. Và người cuối cùng đựơc chọn chính là công chúa Da Du Đà La, con gái của vua nước lân cận.
Thời gian trôi qua, Da Du Đà La đã hạ sinh một bé trai là La hầu La. Sống trong cung điện lâu ngày Tất Đạt Đa muốn ra ngoài dạo chơi để xem cuộc sống bên ngoài như thế nào. Qua những lần xuất cung, những cảnh tượng sanh, lão, bệnh, tử đã làm cho thái tử suy nghĩ rất nhiều. Và trong một lần xuất cung sau đó, thái tử gặp một tu sĩ và từ đây ngài càng muốn đi tìm con đường giải thoát mọi sự khổ đau cho con người.
Vào một buổi tối thái tử cùng với người hầu của mình là Xa Nặc và con ngựa Kiền Trắc đã rời khỏi cung điện. Trước khi chia tay. Thái tử đã rút gươm cắt tóc trao lại cho Xa Nặc với các đồ trang sức bảo đem về cho Da Du Đà La.
Thái tử tìm gặp những người tu hành lâu năm để học hỏi, nhưng những điều thu được không làm ông thoả mãn. Ông rủ 5 người bạn đến vùng núi Tuyết Sơn tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng mà chẳng ích lợi gì. Thấy mình đã tu sai đường, ngài liền ăn uống cho lại sức rồi tìm đến một gốc cây Pipal lớn, lấy cỏ làm nệm ngồi tập trung suy nghĩ. Sau một thời gian (tương truyền là 49 ngày đêm) tư tưởng ngài liền đã trở nên sáng rõ, ngài đã hiểu ra quy luật của cuộc đời, nỗi khổ của chúng sanh, thấy được điều mà bấy lâu tìm kiếm.
Ngài liền đi tìm 5 người bạn đã cùng tu khổ hạnh trứơc đây để giác ngộ cho họ, rồi cùng với họ trong súôt 40 năm còn lại đi khắp vùng lưu vực sông Hằng để truyền bá những tư tưởng của mình, ngài đựơc gọi là Buddha ( nghĩa là Bậc giác ngộ, phiên âm tiếng Việt là Bụt, Phật ). Cây Pipal nơi ngài đã ngồi tu luyện, được gọi là cây Bodhi (Bồ Đề) và trở thành biểu tượng cho sự giác ngộ. Đức Phật qua đời năm 544 trứơc công nguyên, thọ 80 tuổi.
Sau khi đức Phật tạ thế, do sự bất đồng ý kiến trong việc giải thích kinh Phật, các đệ tử của ngài đã chai ra làm hai phái :
Phái các vị trưởng lão, gọi là Thượng Toạ (Théravada) theo xu hứơng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nghiêm giáo luật, Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La Hán.
Số tăng chúng còn lại không chịu nghe theo, họ lập ra phái Đại Chúng (Mahasanghika), chủ trương không cố chấp theo kinh điển, khoan dung độ lượng trong thực hiện giáo luật, thu nạp tất cả những ai muốn qui y, giác ngộ, giải thoát cho nhiều ngừơi, thờ nhiều Phật, và tu qua các bậc La Hán, Bồ Tát đến Phật.
Tại các lần đại hội thứ 3-4, phái Đại Chúng soạn ra kinh sách riêng, tự xưng là Đại Thừa, nghĩa là Cổ xe lớn (chở được nhiều người) và gọi phái Thượng Toạ là Tiểu Thừa nghãi là cổ xe nhỏ (chở được ít ngừơi). Do danh từ Tiều Thừa ngụ ý chê bai không đúng, khiến nhiều ngừơi hiểu lầm nên tại Hội Nghị Phật giáo quốc tế họp tại Népal năm 1956, các vị lãnh đạo Phật giáo thế giới đề nghị thay danh từ Tiểu thừa bằng “Phật Giáo Nguyên Thủy”. Hiện nay thì ngừơi ta đã thay Tiểu Thừa thành Nam Tông và Đại Thừa thành Bắc Tông để tránh sự kì thị và hiểu lầm.
Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức Phật từng nói : “ Ta chỉ dạy một điều : Khổ và khổ diệt ”. Cốt lõi của học thuyết này là Tứ Diệu Đế (bốn chân lý kì diệu) hay Tứ thánh đế (bốn chân lý thánh), đó là :
Khổ đế là chân lý về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì ? Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thoả mãn.
Nhân đế hay tập đế là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ . Đó là do ái dục (ham muốn) và vô minh (kém sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là nghiệp (karma) , hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả của nó (nghiệp báo), thành ra cứ lẩm quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được.
Diệt đế là chân lý về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra khổ bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (Nirvana, nghĩa đen là “ không ham muốn, dập tắt ”). Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát.
Đạo đế là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). Ba môn học này được cụ thể hoá trong khái niệm bát chánh đạo (tám nẻo đường chân chính). Đó là : chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh định, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:32 pm

HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ "QUẢ TIM BẤT DIỆT"

Tất cả các chi tiết từng giờ, từng ngày trong diễn tiến cuộc tranh đấu của Phật Giáo từ khơiû đầu đến kết thúc bằng cuộc cách mạng lật đổ một chế độ độc tài gia đình trị, tôn giáo trị, của giòng họ Ngô năm 1963, đã được các cơ quan truyền thông báo chí phổ biến từ 42 năm qua,. Lịch sử vẫn là lịch sử, không ai có thể chối cãi được, ngoại trừ những kẻ ngoại đạo, đã và đang tìm mọi cách để vu cáo, xuyên tạc lịch sử hầu đánh lừa các thế hệ mai său. Trong phạm vi bài này tôi chỉ tóm lược một số nguyên nhân chính để đưa đến sự tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức năm 1963, hầu bảo tồn đạo pháp và dân tộc.

Vụ khủng hoảng chính trị ở Miền Nam VN bắt nguồn từ lệnh cấm treo cờ Phật Giáo nhân mùa Phật Đản, phật lịch năm 2507 (ngày 8–5-1963) của chính phủ Ngô Đình Diệm. Nguyên Tổng Giám Mục Huế là Ông Ngô Đình Thục (anh ruột của Ông Ngô Đình Diệm), nuôi tham vọng được thăng chức Hồng Y, ra lệnh cho chính quyền địa phương cấm phật tử treo cờ Phật giáo trong dịp lễ Phật Đản. (Hành động này tương tự như một vị Hoà Thượng áp lực chính quyền cấm giáo dân đạo thiên chúa treo cờ Vatican trong dip lễ mừng Chúa Giáng Sinh). Các Tăng, Ni phật tử cảm thấy bị nhục mạ, tìm cách chống đối, kể cả Tướng Lê Văn Nghiêm, Tư lệnh Quân đòan I. Đúng ngày Phật Đản, Thượng tọa Trí Quang đọc diễn văn tại chùa Từ Đàm, với sự hiện diện của khá đầy đủ các viên chức chính quyền và quân sự, đòi hỏi bình quyền tôn giáo. Tối đó, Phật tử Huế biểu tình chống lệnh cấm treo cờ, rồi tụ họp trước đài phát thanh để yêu cầu phát lại bài diễn văn của Thầy Trí Quang. Chính phủ đàn áp vô cùng dã man. Cuộc tranh đấu bùng nổ kháp miền Nam. Mãnh liệt nhất là tại cố đô Huế và Đà Nẵng.

Lệnh cấm treo cờ Phật Giáo nhân dịp Phật Đản là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng và đây là một ngọn lửa đưa vào thùng thuốc súng để có dịp bùng nổ, său bao nhiêu năm vẫn âm thầm âm ỷ, mà chưa có dịp bộc phát. Său này, chính phủ Ngô Đình Diệm và cá nhân Ông Nhu tìm cách che đậy sai lầm của họ bằng cách ngụy biện ràng Ông Diệm chỉ cho lệnh cấm treo cờ nơi công cộng, và phải treo cờ tôn giáo cùng với quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà. tức cờ vàng 3 sọc đỏ tại các chùa chiền. Sai lầm hơn nữa, Ông Ngô Đình Nhu (em ruột của Ông Diệm) và tay chân vu cáo rằng những người tham gia các cuộc tranh đấu là “cán bộ cộng sản” hoặc “các phần tử chống đối chế độ một cách quá khích”Lời vu cáo này trong khuôn khổ pháp luật đương thời, có nghĩa chính phủ Ngô Đình Diệm được toàn quyền trừng trị những kẻ phiến loạn trên, từ tù đầy tới tử hình. Không hiểu tại sao anh em Ông Ngô Đình Diệm và thuộc hạ có thể thản nhiên, lì lợm chụp cái mũ cộng sản cho những người tranh đấu đòi bình đảng tôn giáo (Thiên Chúa giáo và Phật Giáo), không đưa ra được một bằng chứng nào, “Trong khi đó chính anh em Ông Diệm + Nhu đang tiếp tục bí mật ve vãn Cộng Sản” qua đường dây Vatican và Pháp. Đâu có ngờ chính khâm sứ Salvadore d’Asta của tòa thanh Vatican và đại sứ Pháp Roger Lalouette lại mang bí mật của họ Ngô tố cáo với Mỹ. Bởi vậy chảng những không tin lời tố cáo Phật Giáo của chế độ Diệm, chính quyền Mỹ còn đi đến quyết định “thay ngựa”, thật là trời bất dung gian, đúng là “Mưu sự tại nhân và thành sự tại thiên” Lấy thứ pháp luật man trá để dễ giết hại người, rồi cũng có ngày bản thân và gia đình phải gánh chịu hậu quả vì thứ pháp luật ấy. Những ai có tham vọng đại sự chớ quên tấm gương ố máu của anh em Ông Diệm. “Mưu thâm thì hoạ dược thâm”.

Biến cố Phật Đản 1963, đã làm cho chính quyền Kennedy hoang mang và tự hỏi ? Ho. Phật Giáo Việt Nam là ai đây ? Vì Ông cùng các cố vấn thân cận của Ong chẳng ai hiểu gì về Phật Gíao cũng không lấy gì làm lạ bởi đại sứ Frederick Nothing và Giám đốc CIA John Richardson đều là những kẻ che đậy sự thật và bênh vực chế độ nhà Ngô lúc đó, không có báo cáo của hai ngành này thì làm gì có thể biết được.

Đã đến lúc thời vận của nhà Ngô đã hết, nên giữa lúc tranh đấu của Phật giáo đã nên đến cao điểm thì Đại Sứ Nothing lại rời Việt Nam đi nghỉ phép thường niên để cho phó Đại Sứ William C. Truehart xử lý thường vụ. Cho nên chính quyền Kennedy đã vội chỉ thị cho Truehart phải dùng mọi áp lực để khuyến cáo chính quyền Ngô Đình Diệm phải ngừng đàn áp Phật Giáo và phải công khai giải quyết các đòi hỏi của Phật Giáo. Do đó ngày 5/6/1963, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ được lệnh tiếp xúc với phía Phật Giáo.

Ngày 14/6 chính quyền và Phật Giáo chính thức họp ở hội trường Diên Hồng và hai ngày său. Ngày 16/6 thông cáo chung về năm nguyện vọng của Phật Giáo đã được hai bên cùng ký kết. Ngày 17 tháng 6 Phật giáo ra thông cáo tuyên bố đời sống mọi sinh hoạt trở lại bình thường và thành tâm cầu nguyện cho 5 nguyện vọng thông cáo chung được thi hành nghiêm chỉnh. Quả thực không sai, phía chính quyền thì nhượng bộ nhưng phía gia đình trị và tôn giáo trị không chấp nhận. Do đo, chưa đầy một tuần lễ său là một chiến dịch do Ông, Bà Ngô Đình Nhu và Ông TGM Ngô Đình Thục đã tận dụng mọi phương tiện của nhà nước dùng các tổ chức Thanh Niên Cộng Hòa, Hội Phụ Nữ Liên Đới, trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long, đảng Cần Lao, thương phế binh, Công An mật vụ………. Truyền thông báo chí thi nhau vu khống, mạ lỵ đàn áp, cách chức, bắt giam, ám sát, bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu….. Thế là Các nhà lãnh đạo Phật Giáo lại phải kêu gọi các chư Tăng, Ni cùng đồng bao Phật tử vùng lên tái đấu tranh.

Cuộc tranh đấu này quả thực gay go và phức tạp, Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu đã phải từ chức để phản đối hành động đàn áp Phật Giáo của chế độ Ngô Đình Diệm, Ong Trần Văn Chương, dại sứ của chính phủ VNCH tại liên hiệp quốc và là thân phụ của Bà Ngô Đình Nhu, cũng từ chức để phản đối cuộc đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Dình Diệm. Tướng Lê Văn Nghiêm tư lệnh Quân Đoàn I, lên tiếng phản đối sự đàn áp dã man của phía chính quyền thì bị cách chức, đa số các quân nhân ở Quân Đòan I đã cùng đồng bào Phật Tử tham gia biểu tình, nhất là ở tại Huế và Đà Nẵng. Thị Trưởng Đà Nẵng lúc đó là Đại Tá Lê Quang Mỹ nguyên tư lệnh Hải Quân, bị cách chức, său đó lạiï được Tổng Thống Ngô Dình Diệm cử Đại Tá Trân Ngọc Châu ra hay thế. Trần Ngọc Châu có rất nhiều kế hoạch thâm độc để đánh phá các cuộc biểu tình của Phật Giáo lúc đó. Tại Huế và Đà Nẵng khí thế tranh đấu đòi bình đảng tôn giáo (Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo) của Phật Giáo rất sôi đọng.

Tại Sàogon lúc đó trụ sở chính của ủy ban Liên Phái Phật Giáo vẫn đặt tại Chùa Xá Lợi, nhưng quí ngài lành đạo Phật Giáo trong cuộc tranh đấu, thường xuyên di chuyển địa điểm họp mật để đặït kế hoạch đấu tranh. Đến ngày 9 tháng 6 năm 1963, xuyên qua những lần thảo luận giữa ủy ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo và Ủy ban Liên Bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm không đi đến thỏa thuận. Trái lại chính quyền Diệm vẫn gia tăng các cuộc khủng bố, đàn áp Tăng, Ni và Phật Tử. Trong tình hình đó nếu cứ kéo dài các cuộc đấu tranh bình thường như từ trước đến nay thì dần dần sẽ bị tan rã vì thiếu hình thức khác lạ để có thể gây xúc động lương tâm con người. Nên quí ngài lãnh đạo Liên Phái Phật Giáo lúc đó phải chấp nhận hạnh nguyện xin được tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.

Ngảy 11 tháng 6 năm 1963 (nhằm ngày 20 tháng 4 năm Quí Mão), tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt Saigon, - (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu TP HCM)- , Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã anh dũng tự thiêu, trước hàng ngàn các Tăng, Ni và Phật Tử đứng gần đó để cầu nguyện, cùng hàng trăm các phóng viên ngoại quốc đứng gần, xa và trên các tòa nhà cao tầng để chứng kiến và thực hiện các phóng sự rồi tìm cách lén lút đưa ra nước ngoài phổ biến. .Lực lương an ninh của Diệm được điều động đến để trấn áp và phá hoại cuộc tự thiêu nhưng đều thất bại, vì các Tăng, Ni và Phật Tử quyết bảo vệ bằng cách bao vây thành nhiều vòng trong tiếng niệm Phật ngân vang cả một bầu trời, có người nằm ngăn cản trước bánh xe cứu hỏa, xe tăng của lực lượng cảnh sát.

Chiều ngày 11-6-63, chính quyền Diệm ra lệnh phong tỏa các chùa, nhất là chùa Xá Lợi, nơi quàng nhục thân cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Khắp các nẻo đường dẫn về Chùa Xá Lợi, cảnh sát được điều động đến để ngăn chặn làn sóng người đang đổ dồn về chùa Xa Lợi. Tối hôm đó Ngô Đình Diệm đọc bài diễn văn trên đài phát thanh Saigon, lên án vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức và nói “..do một số ngưồi đầu độc gây án mạng” và kêu gọi đồng bào hay nhận định tình thế” lời lẽ qua thông địệp đã bộc lộ sự độc tài khi tuyên bố “sau hiến pháp còn có tôi” cái tôi đã có thẩm quyền hơn cả hiến pháp. Tiếp theo là một lời tuyên bố nay lửa của bà cố vấn Ngô Đình Nhu là “Một nhóm người đã nhẫn tâm mang nướng một Ông thầy tu” thật là ghê tởm, khi mọi người nghe được điều này đã phẫn uất tột cùng.

Ảnh hưởng và âm vang về cái chết Vô Úy của Bồ Tát Thích Quảng Đức.

Sự hy sinh phi thường, dũng cảm của HT Thích Quảng Đức với hình ảnh ngài ngồi yên tư thế tọạ thiền trong ngọn lửa hồng đã như làn sóng điện cực mạnh lan khắp trong nước và thế giới, hàng triệu trái tim con người quàn thắt trước sự hy sinh cao cả của Ngài. Báo chí, truyền thanh, truyền hình đã loan truyền các tin tức và hình ảnh của Ngài đang ngồi kiết già trong ngọn lửa rực cháy với những lời ngợi ca khâm phục trên khắp năm châu. “Đây là một gương Đại Hùng Đại Lực, tinh tiến bất chuyển mà chúng ta thường nghe nói. Sự hy sinh cao cả của Ngài là một tiếng chuông gọi đàn cho hàng tứ chúng.” Và cũng là ngọn đuốc soi sáng lương tri những kẻ vô minh”.đồng thời đã tiếp thêm sức mạnh lạ thường cho hàng triệu người ở miền Nam, miền Trung sôi sục vùng lên bất chấp cường quyền, bạo lực đã cùng nhău hiên ngang xuống đường đấu tranh chống bạo tàn của chế độ Ngô Đình Diệm.

Ngày 12/6 tại Hoa Thịnh Đốn, đã đón nghe một cách xúc động cuộc đấu tranh của Phật Giáo Việt Nam. và tờ New York Herald Tribune đã viết ..”Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã biến tấm áo Cà Sa với tấm thân tứ đại làm một giàn hỏa thiêu cả một chế độ kỳ thị tôn giáo”. Tổng thống Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam đang làm một việc rất hay là Ông đang tự đốt hết nền tảng của chế độ Ông.

Mục Sư Donakds Harring Ton (Mỹ) đánh giá cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức giống như cái chết của Chúa Giê-Su, Michqel Servetus, Jeanne d’Are cho rằng cái chết của HT Quảng Đức cao cả hơn hành động mổ bụng của người Nhật. Vì “sự tự thiêu của Ngài đã cứu vớt bao sinh linh chìm đám trong khổ hận, kẻ đàn áp cũng như những người bị đàn áp đều bừng tỉnh. Ngài đã tô đậm nét vàng son vào trang sử huy hoàng của Phật Giáo ở Việt Nam”.Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc rúng động trước chính sách kỳ thị tôn giáo tại miền Nam Việt Nam, dư luận Mỹ quay sang chống Diệm và gia đình trị của Ông ta.

TRÁI TIM BẤT DIỆT.

Său khi ngọn lửa bọc quanh thi hài Hòa Thượng Thích Quảng Đức vừa tàn. Tăng, Ni vây quanh Ngài và phủ lên một lá Phật kỳ. Nhục thân của Ngài được đưa về quàng tại giảng đường Chùa Xá Lợi. Său lễ nhập kim quan, hàng ngàn Tăng, Ni và Phật Tử ngày đêm tụ tập về Chùa Xá Lợi để cầu nguyện và canh phòng chính quyền Diệm cướp mất thi hài của Ngài. Đến ngày 20 tháng 6 năm 1963. Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo và nhiều Tăng, Ni, Phật tử đưa nhục thân Ngài đi hỏa táng tại An Dưỡng địa Phú Lâm.

Său 24 tiếng đồng hồ đốt trong lò với sức nóng 4000o C, Kim quan và nhục thân Ngài đã biến thành tro bụi, nhưng một kỳ tích ngoài tửơng tượng của mọi người, đó là quả tim của Ngài vẫn còn nguyên vẹn, lúc đầu ở trạng thái mềm và său dần dần cứng như sắt. Đúng như tâm nguyện của Ngài trước Tam Bảo khi phát nguyện tự thiêu “Xin thân này làm đước cảnh tỉnh chế độ Ngô Đình Diệm và xin cho trái tim này được tồn tại mãi”.

Thượng Tọa Thích Thông Bửu Trụ Trì Chùa Quan Thế Âm là nơi Hòa Thượng Thích Quảng Đức trú sứ, và Thầy Thông Bữu cũng là trưởng tử của HT Thích Quảng Đức đả nói chuyện lại rằng : …. . .Său đó Tăng, Ni đã đem hài cốt và Trái Tim Bất Diệt của HT về Chùa Xá Lợi….. .Khi biết được trái tim không cháy, chính quyền Ngô Đình Diệm luôn gây sức ép căng thảng với Phật Giáo lúc bấy giờ đểu nhằm mục đích chiếm đoạt lại hoặc phá hủy “Trái Tim Bất Diệt “ này. Ủy ban Liên Phái Phật Giáo biết được ý đồ đó đã họp và quyết định thay thế trái tim thật thành trái tim giả.

Ngày 28 tháng 6 năm 1963, Chính quyền Diệm mở một cuộc tấn công và đàn áp vào chùa Xá Lợi để chiếm đoạt trái tim. Họ cũng lầy được trái tim, nhưng trái tim đó là trái tim giả, còn trái tim thật đã được niêm phong cất vào tủ sắt và bí mật cất vào một ngân hàng lưu giữ.

CẢM NGHĨ VÀ KẾT LUẬN.

Hôm nay nhân kỷ niệm 42 năm về sụ hy sinh cao cả và tuyệt vời của Bô Tát Thích Quang Đức, với tư cách là một phật tử, đã trải qua ba thời kỳ chinh chiến tai ï quê nhà đó là thời Nhật, thời Pháp và thời Mỹ biết bao thăng trầm, với tuổi đời 77 (song thất). Theo tôi đất nước thời chiến có những nhu cần đạo đức, văn hóa thời chiến. Đất nước thời bình có những nhu cầu đạo đức, văn hóa thời bình. Tâm nguyện chung của những người phật tử trong nước cũng như hải ngoại. Trong thời bình là đào tạo Tăng tài, trẻ trung hóa nhận sự, lãnh đạo xã hội, hiện đại hóa phương thức hoằng pháp và quản trị Phật sự, bảo tồn di sản Phật giáo. Tương lai của Phật Giáo său này còn tồn tại và phát triển là nhờ vào các vị Tăng Tài trẻ tuổi như Thầy Tuệ Sĩ, tục danh là Phạm Văn Thương, Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Thầy Thích Nhật Từ, Thầy Thích Nguyên Tạng. Thầy Thích Tâm Thiện .. .

Người Phật tử Việt Nam bất cứ sống ở đâu dù trong nước hay hải ngoại phải cố gắng vươn lên khỏi những vướng mác của hội chứng, hòa nhi bất đồng, đồng nhi bất hòa, hãy vượt qua khỏi những định chế, hình thức để hòa nhập với ước vọng và quyết tâm củng cố tự lực, tự cường và tự tin. Nếu cứ sa lầy vào những bận tâm chấp tánh, chấp tướng, tham danh, tham lợi, thì Phật Giáo sẽ lệ thuộc vào quyền lực thế tục. Phật giáo càng đi xa con đường phục vụ đạo pháp. Giáo chủ của Phật Giáo là kẻ đã từ bỏ quyền lực thế tục đương nhiên có sãn trong tay để chứng đắc quyên lực tâm linh và cũng không cầu mong quyền lực thế tục thị thực cho quyền lực tâm linh đó. Đó là bài học Phật tử đã rút tỉa được qua kinh nghiệm đắng cay của tình trạng tiến thối lưỡng nan “Ấn Quang – Quốc Tự”

“Quốc Tự – Ấn Quang” trước năm 1975 và “Phật Giáo Quốc Doanh” – Phật Giáo Quốc Gia –Phật Giáo Thống Nhất”. Hôm nay nhân kỷ niệm năm thứ 42 ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu, con kính cần cầu xin quí Ngài, quí chư Tăng, Ni hãy thực thi lục hòa của Đức Thế Tôn, để cùng nhău xây dựng và bảo vệ đạo pháp và dân tộc.

Ở hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ nơi tôi ở hiện nay có khoảng hơn 300 ngàn người Việt cư trú đa số là Phật giáo, quí chư Tăng, Ni cũng khoảng mấy trăm vị, lớn nhỏ khoảng trên 30 ngôi chùa và tự viện. Thế mà chỉ có một lần tổ chức tại chùa Phật giáo Việt Nam ở Orange County do TT Thích Pháp Châu làm trưởng ban tổ chức và dưới sự chứng minh của HT Thích Mẫn Giác với gần 2 chục vị Tăng, Ni và trên 500 đồng bào phật tử tham dự. Đó là ngày 20 tháng 6 năm 1999. Ban tổ chức chúng tôi lấy tên là “LỄ TƯỞNG NIỆM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ CÁC VỊ TIỀN BỐI HỮU CÔNG”. Giáo Sư Trần văn Chi đã đọc bài diền văn khai mạc, tiếp theo là các bài tham luận của các vị khoa bảng, trí thức và nhân sĩ Phật Giáo. Gồm có Thạc sĩ Nguyễn Cao Hách, GS Phạm Nam Sách, GS Nguyễn Khắc Hoạch cựu khoa trưởng đại học văn khoa Saigon, BS Nguyễn Tường Bách, BS Tôn Thất Niệm, nhân sĩ Phật giáo Trần Văn Kha v.v.

Său buổi lễ Cư Sĩ Nguyễn Đức Can đã thay mặt ban tổ chức cám ơn qui Chư Tôn Đức Tăng, Ni và quan khách cùng quí Phật tử và mời quí vị hiện diện xuống tầng dưới xem khu triển lãm do các họa sĩ, Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hơp, Khánh Trường, Nguyên Khai, Nguyễn Văn Trung, Lương văn Tỷ trưng bày. . .và thọ trai. Tôi đã viết bài phóng sự về lễ tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức có phổ biến trên các báo chí, Internet và có in trong cuốn sách “Trở Về Cội Nguồn” phần phụ lục, do nhà Văn Nghệ phát hành năm 2000, nếu muốn biết đầy đủ hơn xin mở trang nhà trong website : www.thuvienhoasen.org bấm vào chữ Index (tác giả và dịch giả) ra họ tên của tôi, bấm tiếp vào chữ Nguyễn Đức Can sẽ ra các tác phẩm và bài viết của tôi.

Trên đây tôi chỉ sơ lược qua một số lịch sử diễn tiến trong cuộc tranh đấu của Phật Giáo đòi được bình đảng truyền đạo như Thiên Chúa Giáo mà đỉnh cao là sự tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức với trái tim bất diệt, trong mùa Phật Đản 1963, phật lịch 2507. Tất nhiên trong phạm vi nhỏ hẹp của một bài viết này không thể diển tả hết được, nhưng người viết cũng hy vọng đóng góp một phần nào trong lịch sử với cảm nghĩ của mình, để độc giả tùy nghi phán xét
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:41 pm

Những ngôi chùa kỷ lục ba miền

4 ngôi chùa kỷ lục miền Bắc

Chùa Dâu (Pháp Vân tự) thuộc tỉnh Bắc Ninh, là ngôi chùa cổ xưa nhất Việt Nam. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 3, chùa nằm ở vùng Dâu, tên chữ là Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Cổ Châu tự, người dân còn gọi là chùa Cả.

Những buổi đầu Công nguyên, nơi đây tấp nập phồn hoa và diễn ra các hoạt động giao thương, truyền giáo của các thương nhân tu sĩ người Ấn, người Hoa, người Việt. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam.

Chùa Một Cột (Ba Đình - Hà Nội) có kiến trúc độc đáo nhất, tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu), được xây dựng năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội họa, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hóa, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa chỉ có một gian gọi là Liên Hoa Đài (đài hoa sen) hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m, đường kính 1,2m. Sự độc đáo của kiến trúc chùa là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.


Chùa Đồng (Yên Tử - Quảng Ninh) tọa lạc trên độ cao 1.068m, là ngôi chùa lớn nhất và được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới. Chùa có diện tích 20m2 (cao 3,11m, dài 4,96m, rộng 3,96m) được lắp ráp từ 3.600 chi tiết lớn nhỏ, trọng lượng đến 60 tấn được đúc bằng đồng nguyên chất với tổng kinh phí hơn 20,2 tỷ đồng.

Chùa Bái Đính (Hoa Lư - Ninh Bình): khu chùa lớn nhất Việt Nam, đang được xây dựng, dự kiến năm 2010 sẽ hoàn thành để kỷ niệm 1.000 năm vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010 - 2010). Gồm những công trình chính là Điện Tam Thế, Điện thờ Pháp Chủ, Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Tam quan, giếng Ngọc, hồ Phóng Sinh, hồ Đàm Thị, khu thờ Mẫu, khu thờ Tổ, khu tháp mộ sư, khu nhà Tăng thiền viện, khu nhà khách, Bảo tháp 14 tầng và khu Bảo tàng Phật giáo Việt Nam... Chùa có tượng A Di Đà bằng đồng lớn nhất Việt Nam, nặng 100 tấn, có 500 tượng các vị La Hán bằng đá nguyên khối, mỗi tượng một dáng hình khác nhau cao to, đồ sộ...


4 ngôi chùa kỷ lục miền Trung


Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên - Huế) có Tháp chuông hình bát giác xây dựng từ năm 1844, được coi là tháp cao và cổ nhất Việt Nam. Tháp có 7 tầng, cao 21m, mỗi tầng được trang trí một tượng Đức Phật.


Chùa Phật Quang (Phan Thiết - Bình Thuận) được xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ 18. Chùa có bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đồ sộ và độc đáo xưa nhất Việt Nam. Bộ kinh gồm 118 bản gỗ thị huyết chia thành 7 quyển, 28 tác phẩm với 600.000 từ bằng chữ Nho và rất nhiều hình ảnh Đức Phật thuyết pháp. Cùng đó, chùa Phật Quang còn nhận thêm kỷ lục là ngôi chùa có mõ gia trì lớn nhất Việt Nam, chùa trang trí nhiều rồng nhất (166 con)...

Chùa Quán Thế Âm (TP. Đà Nẵng) nằm ở ngọn Kim Sơn thuộc khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Chùa tựa lưng vào núi, quay mặt ra dòng sông Cổ Cò. Sau chùa có động Quan Âm với nhiều hình ảnh kỳ thú do thạch nhũ tạo thành, nổi bật là pho tượng Quán Thế Âm cao 1,75m, một bức phù điêu thiên tạo kỳ diệu. Chùa là nơi tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm hàng năm vào ngày 19-2 Âm lịch.

Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt - Lâm Đồng) lớn nhất Việt Nam, nằm trên đỉnh Phụng Hoàng, phía dưới là hồ Tuyền Lâm. Trung tâm là ngôi chánh điện cùng các công trình tham vấn đường, lầu chuông và nhà trưng bày, gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường. Bên ngoài thiền viện là tòa tháp uy nghiêm, bên trong có chuông lớn cao gần hai mét, nặng hơn một tấn, quanh mặt chuông có khắc bài thơ của Tổ Trúc Lâm Đầu Đà, pháp danh của vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) lúc xuất gia tu hành.

4 ngôi chùa kỷ lục miền nam
Chùa Vạn Đức (Thủ Đức – TP.HCM) có ngôi chánh điện cao nhất (43,5m), nhìn từ xa thấy giống như một ngọn tháp 9 tầng và hai tháp nhỏ 5 tầng nhưng bên trong chỉ có hai tầng chính. Tầng trên là nội điện thờ Phật, có nhiều ô cửa sổ, bên ngoài có lan can, bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật. Sau hai năm xây dựng mới hoàn thành tòa chánh điện này.

Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long): ngôi tịnh xá khất sĩ đầu tiên ở Việt Nam. Kiến tạo cuối năm 1948 trên một khu đất rộng tại thị xã Vĩnh Long. Tịnh xá Ngọc Viên được xem là ngôi Tổ đình và là trung tâm hoằng khai giáo pháp khất sĩ của toàn sơn môn hệ phái, đặc biệt kể từ sau lần đầu tiên (1949) tổ chức trọng thể Đại lễ Tự tứ Tăng và Vu Lan bồn trên quy mô lớn, gây ảnh hưởng rộng khắp trong sinh hoạt Phật giáo của toàn miền.


Chùa Đại Tòng Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) có ngôi chánh điện lớn nhất Việt Nam. Chánh điện được xây năm 2002, hai tầng thờ Phật, dài 91m, rộng 46m, diện tích hơn 3.000m2. Trong chùa có tượng Phật Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất (nặng hơn 40 tấn), chùa có số tượng Phật nhiều nhất với hơn 10.000 tượng và là nơi đào tạo, tu dưỡng có số lượng tăng ni tập trung nhiều nhất, thường xuyên lên tới 1.250 vị.

Học viện Phật giáo TP.HCM là học viện Phật giáo lớn nhất Việt Nam, được thành lập 1983, từ đó đến nay đã có 5 khóa đào tạo, thời gian của mỗi khóa là 4 năm, cho đến nay có khoảng hơn 1.000 chư vị tăng ni được cấp bằng Cử nhân Phật học.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:45 pm

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam


1.1 Từ Đầu Tây Lịch Đến Thế Kỷ IX:

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhiều học giả ngày nay đều phỏng định vào khoảng đầu Tây lịch. Nước Việt lúc bấy giờ là Giao Châu, một trong những địa điểm mà các thương nhân hàng hải của An Độ đến miền Viễn Đông để mua các thứ gia vị, hương liệu, gỗ, trầm hương… Những nơi thờ từ được tạo lập để thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của họ.

Trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu đã xuất hiện. Những ngôi chùa nổi tiếng lúc bấy giờ là : chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Dàn, chùa Tướng thờ các Nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.

Đạo Phật phát triển mạnh vào các thế kỷ V, VI, VI. Mật tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông đã được người dân tiếp nhận. Cư dân nông nghiệp bấy giờ tin nhiều vào phép lạ thần thông của các vị sư như Ma Ha Kỳ Vực, Khâu Đà La… Đàm Hoằng, người Trung Quốc đến việt Nam vào thế kỷ thứ V, truyền bá Tịnh Độ Tông với pháp môn niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh, được lớp bình dân tin theo. Còn Khương Tăng Hội, người mang Thiền Tông vào Việt Nam trong giai đoạn đầu cũng được các vị sư và trí thức tiếp nhận, tuy nhiên Thiền vẫn còn phôi thai.

Đến năm 580, Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi đến Giao Châu, trụ trì chùa Dâu, mới mở ra Thiền phái thứ nhất ở Việt nam, truyền thừa 19 đời, đến thế kỷ XIII. Thiền phái này coi trọng việc tham thiền, tu định, hoằng hoá độ sanh, có ảnh hưởng đến dân chúng mộ đạo.

Vị Thiền sư kế tiếp có ảnh hưởng rộng lớn trong dân chúng là Pháp Hiền. Ngài tu ở chùa Chúng Thiện, dạy dỗ, giáo hoá tăng chúng có hơn 300 người. Cũng vào thế kỷ VI, chùa Khai Quốc đựơc vua Lý Nam Đế ( 541 – 547 ) cho xây dựng sau khi giành lại nền độc lập cho đất nứơc.

Năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc, sang ở chùa Kiến Sơ, lập ra thiền phái thứ hai ở Việt Nam. Thiền phái Vô Ngôn Thông truyền thừa 15 đời, đến thế kỷ XIII. Tư tưởng Thiền học của Vô Ngôn Thông là thiền đến ngộ và vô đắc của phương Nam Trung Quốc. Thiền có khuynh hướng biệt truyền, chú trọng đến ngộ tâm địa. Nhưng khi truyền vào Việt Nam, thiền phái này không quá thiên về bí hiểm, trầm tư mặc tưởng, mà rất gần gũi với đời sống xã hội, hoà mình vào tinh thần tập thể.

1.2 Từ Thế Kỷ X Đến Thế Kỷ XIX

Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập và phát triển. Trong buổi đầu của nhà nước phong kiến tự chủ, đạo Phật phát triển mạnh. Đây là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo trong lịch sử dân tộc. Những trung tâm phật giáo như Luy Lâu, Kiến sơ có ảnh hưởng toàn vùng. Nhiều chùa mới đựơc tạo lập. Một số trung âtm Phật giáo mới xuất hiện, đó là : trung tâm Đại La (từ thời Lý là Thăng Long) và trung tâm Hoa Lư trong dãy núi đá vôi Trường yên tỉnh Ninh Bình.

Ơ thời Lý (1010 – 1225), Nho giáo phát triển, còn Phật giáo thì đạt đến độ cực thịnh. Các vua Lý đều tôn sùng đạo phật. Vua Lý Thái Tổ thuộc thế hệ thứ 7 của thiền phái Vô NgônThông. Nhiều nhà sư xuất thân từ tầng lớp quý tộc, như thiền sư Viên Chiếu (999 – 1090), thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096), Ni sư Diệu Nhân (1042 – 1113) … Một số nhà sư được phong làm quốc sư như Thiền sư Viên Thông (1080 – 1151), thiền sư Minh Không 1099 – 1174).trong thời kỳ này, thiền sư Thảo Đường ở chùa Khai Quốc lập thiền phái Thảo Đường. Vua Lý Thánh Tông, Thiền sư Bát Nhã, thiền sư Không Lộ, vua Lý Anh Tông, vua Lý Cao Tông … đều thuộc thiền phái này.

Các danh lam thời Lý phần lớn do nhà vua hay các quan cho xây dựng. Vị vua nhà Lý nào cũng có xây chùa dựng tháp. Năm 1010, vừa dời đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cho dựng các chùa ở trong và ngoài kinh thành. Vua Lý Thái Tông lên ngôi năm 1031, cho dựng 150 chùa thờ Phật và quán Đạo giáo. Năm 1049 vua cho dựng chùa Diên Hựu ở Thăng Long. Vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên , chùa Thiên Phúc, tháp Báo Thiên, tháp Tường Long, chùa Sùng Nghiêm Báo Đức, chùa Nhị Thiên Vương… Dươi đời Lý Nhân Tông nhiều chùa tháp lớn được xây dựng.

Các vua nhà Lý đời sau cũng cho xây dựng và trùng tu nhiều chùa tháp. Ngoài ra có rất nhiều chuà tháp được xây dựng ở nhiều địa phương trong nước như chùa Linh Xứng (Thanh Hoá) được thái uý Lý Thường Kiệt cho xây năm 1126, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (Thanh Hoá) xây năm 1117, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Tuyên Quang) xây năm 1107, chùa Tự Già Báo Ân (Vĩnh Phú) xây năm 1209…Bấy giờ cũng đã có Ni viện, như Ni viện Hương Hải ở Phù Đổng (ngoại thành Hà Nội ngày nay).

Vào thời Ly, mỗi làng có một hoặc vài ngôi chùa. Chùa nhiều nên tăng, ni phải đông. Các vua đã nhiều lần xuống chiếu độ dân làm tăng. Các chùa thường có nhiều ruộng đất do vua ban hoặc do giới quý tộc cúng để có điều kiện phát triển, hoằng pháp và nuôi tăng, ni. Chùa được chia làm ba loại : đại danh lam, trung danh lam, tiểu danh lam.

Đến thời Trần, Phật giáo tiếp tục phát triển rực rỡ trong sự dung hợp với Nho giáo. Các thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường vẫn phát triển cho đến lúc vua Trần Nhân Tông xuất gia năm 1299, lấy pháp hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ, lập ra thiền phái Trúc lâm – Yên tử, thống nhất tổ chức Phật giáo trong cả nứơc.

Đặc điểm của Phật giáo đời Trần là tinh thần độc lập, tự cường, tinh thần nhập thế hành động, tinh thần phóng khoáng tự do. Quan điểm của Trúc lâm Đại Sĩ là Phật tức tâm, chẳng cần tìm cầu Phật bên ngoài.

Các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông vừa có kiến thức thế học vững chắc lại có trình độ Phật học uyên thâm. Các vị đã dùng đạo Phật để phục vụ cho mục đích chính trị, đó là một nền chính trị nhân bản, lấy con người làm trung tâm.

Các ngôi chùa nổi tiếng đời Trần là chùa Phổ Minh được xây năm 1262 ở phủ Thiên Trường (ngoại thành Nam Định ngày nay), chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng Ninh), chùa Vĩnh Nghiêm ở Lạng Giang (Bắc Giang) và các chùa tháp ở Yên Tử (Quảng Ninh).

Nhiều chùa tháp đã được xây dựng trong thời thiền sư Pháp Loa đứng đầu giáo hội. Năm 1308, Trúc Lâm Đại Sĩ viên tịch, thiền sư Pháp Loa nối pháp, trụ trì ở chùa Siêu Loại. Phật giáo đã phát triển rất mạnh. Chùa Vĩnh Nghiêm ở Lạng Giang được chọn làm trụ sở trung ương của gíao hội Phật giáo Trúc Lâm, lưu giữ hồ sơ tăng ni cả nước. Đến năm 1329 số tăng ni xuất gia trên 15000 vị. Các tự viện được kiểm kê ghi vào sổ bộ. Ngài đã xây dựng hai khu chùa lớn là Báo An và Quỳnh Lâm, 5 ngọn tháp va 200 tăng đường.

Thiền sư Pháp Loa đã khai sơn các thắng cảnh ở Côn Sơn và Thanh Mai Sơn. Ngài lại lo việc thiếc kế việc thờ tự trong chùa. Đựơc sự ủng hộ tích cực của giới quý tộc đương thời, ngoài việc dựng chùa, Ngài đã cho đúc hơn 1300 pho tượng đồng lớn nhỏ, đắp hơn 100 pho tượng đất. Đặc biệt là Ngài cho đúc pho tượng Phật Di Lặc lớn ở chùa Quỳnh Lâm năm 1327. Pháp Loa còn cho mở các hội giảng kinh, ấn loát các tài liệu Phật giáo, nhất là việc tiếp tục in kinh Đại Tạng vào năm 1311. Ngài là vị tổ sư thứ hai trong Trúc Lâm Tam Tổ.

Nối tiếp thiền sư Pháp Loa là thiền sư Huyền Quang. Ông đã làm quan 30 năm (1275 – 1305) rồi mới xuất gia, trụ trì chùa Vân yên (núi Yên Tử quảng Ninh) sau về trụ trì chùa Côn Sơn (Hải Dương). Ngài là vị tổ sư thứ ba trong Trúc Lâm Tam Tổ.

Kể từ vua Trần Anh Tông về sau, Phật giáo bị pha lẫn phần nào Đạo giáo. Nho giáo tạo được nhiều thế lực. Năm 1381 đời vua Phế Đế, triều đình sắc thiền sư Đại Nam thống suất tăng chúng trong nước đi đánh giặc Chiêm. Đến cuối thế kỷ XIV, ở thời Hồ, Hố Quý Ly bắt các tăng sĩ dưới 40 tuổi phải hoàn tục, Phật giáo bước vào giai đoạn suy yếu.

1.3 Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

Sau khi nghĩa quân Lê Lợi thắng quân Minh, triều Lê Sơ (1428 – 1527) được thiết lập. Phật giáo ở thời kỳ này không còn khởi sắc như trước nữa. Một phần do thiết chế và quy định thi cử chặt chẽ của triều đình, thêm vào đó, chùa chiền bị hư hỏng nhiều qua chiến tranh.

Tình hình này kéo dài một thời gian. Đến khi xảy ra cuộc chiến tranh Lê – Mạc rồi phân tranh Trịnh – Nguyễn, các chúa tỏ ra hâm mộ đạo Phật, Phật giáo có cơ phục hưng. Ngoài Thiền phái Trúc lâm, có thêm mấy phái thiền và thiền sư danh tiếng.

Ơ đàng ngoài: chúa Trịnh đã cho tu bổ nhiều ngôi chùa và tạo lập nhiều chùa mới với quy mô lớn. Năm 1648, chúa Trịnh Tráng lập chùa Phúc Long ở làng Lãng Ngâm, năm 1727 chúa Trịnh Cương lập chùa Thiền Tây ở làng Sơn Đình, năm 1730 chúa Trịnh Giang trùng tu chùa Quỳnh Lâm, chùa Sùng Nghiêm. Phật giáo thời kỳ này còn được phát triển qua sự du nhập và truyền bá của các phái thiền Lâm Tế và Tào Động từ Trung Quốc cùng phái Thiền Liên Tôn ở Việt Nam.

Năm 1630, thiền sư Chuyết Chuyết (1590 – 1644) cùng đệ tử dùng thuyền qua Việt Nam, đến Chân Lạp rồi Chiêm Thành. Sau Ngài ra đàng ngoài, hoằng hoá tại chùa Thiên Trượng (Nghệ An) và chùa Trạch Lâm (Thanh Hoá). Năm 1633, Thiền sư ra ở chùa Khán Sơn (Thăng Long) rồi về chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Ngài được chúa Trịnh Tráng hâm mộ. Thiền sư có hai đệ tử xuất sắc là Minh Hành (người Hoa) và Minh Lương (người Việt). Đệ tử của thềin sư Minh Lương là thiền sư Chân Nguyên (1647 – 1726) truyền xuống Như Trừng – Lân Giác tức Vương công Trịnh Thập. Thiền sư Như Trừng – Lân Giác là khai tổ chi phái thiền Liên tôn ở chùa Liên Phái (Hà Nội).

Thiền sư Thuỷ Nguyệt (1634 – 1704) người Thái Bình đến Trung Quốc cầu đạo Thiền sư Nhất Cú – Tri Giáo và du nhập Thiền phái Tào Động vào Việt Nam năm 1667. chùa Hoè Nhai (Hà Nội) là ngôi tổ đình của thiền phái này.

Ơ thế kỷ XVIII, có hai ngôi chùa đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc là chùa Kim Liên (Hà Nội) và chùa Tây Phương (Hà Tây). Công việc xây dựng và trùng tu chùa vẫn được các chúa Trịnh quan tâm. Đến giữa thế kỷ XVIII, việc xây dựng này có bị dừng lại do phong trào nông dân nổi dậy lan rộng khắp nơi.
Ơ Đàng Trong, ngay từ thế kỷ XIII, XIV đã có nhiều ngôi chùa Khmer trên đất Nam Bộ hiện nay, như các chùa Samrông Ek, chùa Ông Mek ở Trà Vinh, chùa Vũng Liêm ở Vĩnh Long…

Chămpa đã có thời chịu ảnh hưởng phật giáo. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết một tự viện và tượng phật bằng đồng ở Đồng Dương thế kỷ IX, X nhưng Phật giáo không duy trì lâu ở đây.

Xứ Đàng Trong: từ khi chúa nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá. Trong hơn 200 năm các chúa Nguyễn hết lòng sùng mộ đạo Phật. Nhiều chùa chiền đã được xây dựng ở vùng đất mới. Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng cho trùng tu chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê (Huế). Sau đó chúa cho dựng chùa Sùng Hoá (Phú vang), chùa Bảo Châu (Quảng Nam), chùa Kính Thiên (Quảng Bình).
Ơ thế kỷ XVII, nhiều vị thiền sư từ Trung Quốc đem hai thiền phái Lâm tế và Tào Động truyền vào Đàng Trong làm Phật giáo ở đây thêm khởi sắc. Hai thiền sư nổi tiếng của phái thiền Lâm Tế là Thiền Sư Nguyên Thiều (1649 – 1729) người Trung Quốc và tiền sư Liễu Quán (? – 1742) người Phú Yên, Việt Nam..
Vào cuối thế kỷ XVIII, khi triều đại Tây Sơn được thành lập, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển.

1.4 Từ Thế Kỷ XIX Đến Năm 1920

Năm 1802 Nguyễn Phúc Anh thắng triều Tây Sơn lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô tạo Phú Xuân ( Huế ).

Nhìn chung, nhiều vua nhà Nguyễn không sùng đạo Phật như chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Nhiều quan lại nhà Nguyễn đã tham gia xây dựng nhiều chuà chiền. Trong dân chúng, việc xây chùa, tạc tượng, đúc chuông, khắc in kinh điển vẫn đưỡc tiếp tục. Đến thời kỳ này từ Bắc chí Nam hầu như làng nào cũng có một ngôi chùa.

Nhiều thiền sư trong thời kỳ này đã có công truyền bá rộng rãi đạo phật. Một số thiền sư được nhà vua phong Tăng cang và cấp giới đao độ điệp. Một số thiền sư khác nhờ giới đức, kiến thức giáo lý, xây dựng, tổ chức giáo phái đã có ảnh hưởng, uy tín trong tăng ni và quần chúng.

Các nhà thơ lớn xuất thân từ Nho học cũng không khỏi không chịu ảnh hương của Phật giáo. Ông Nguyễn Gia Thiều với Cung Oán Ngâm Khúc nói đến nỗi đau khổ ,vô thường trong cuộc đời. Anh hưởng bởi đức từ bi của phật giáo, Nguyễn Du đã đựa vào giáo lý nha Phật để viết Văn tế thập loại chúng sanh. Còn Nguyễn công Trứ với bài Vịnh Phật, vừa theo Nho lại vừa tin Phật. Nhà thơ Chu Mạnh Trinh đến với cảnh chùa qua bài thơ Phong cảnh Hương Sơn.

1.5 Từ Năm 1920 Đến Nay

Ơ miền Bắc, Tổng hội Phật giáo ra đời năm 1934, đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ. Ơ miền Trung, Hội An Nam Phật học cũng ra mắt và đặt trụ sở taị chùa Từ Đàm, xuất bản tạp chí Viên An ( 1934 ) mở Phật học đường báo Quốc và Kim Sơn, Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên. Ơ Bình Định có hội phật học Bình Định. Ơ Đà Nẵng có Hội Phật học Đà Thành, ra tạp chí Tam Bảo.

Ơ miền Nam, hội Lục Hoà được thành lập từ năm 1920 để vận động phong trào chấn hưng Phật giáo. Năm 1931 Hội nghiên cứu Phật học Nam Kỳ ra đời, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn, xuất bản tạp chí Từ Bi âm ( 1932 ). Năm 1934 hội phật học lưỡng Xuyên ra đời, xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật Học và mở Phật học đường Lưỡng Xuyên.

50 năm của Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo ( 1920 – 1970 ) đã có những kết quả sâu rộng. Đội ngũ tăng, ni được huấn luyện qua nhiều trường lớp và phát triển ở các tỉnh, thành phố. Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhất là hệ thống chùa phật học ở các thành thị.

Bên cạnh đó, có nhiều hệ phái, tông phái Phật giáo mới ra đời như giáo phái Khất sĩ Việt Nam, Thiên Thai giáo quán tông…một yêu cầu thống nhất Phật giáo được đặt ra. Năm 1951, giáo hội Tăng Già toàn quốc được thành lập, đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, hoà thượng Tuệ Tạng làm thượng thủ. Tổng hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập tại huế, đặt trụ sở chùa Từ Đàm, hội chủ là Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết. Đến năm 1963 một đại hội phật giáo được tổ chức tại chuà Xá Lợi thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ( ở miền Nam)

Đến tháng 11 năm 1981, một hội nghị 165 đại biểu của 9 tổ chức giáo hội, hệ phái cả nứơc đã họp tại chùa Quán Sứ thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:50 pm

Ý NGHĨA ĐẢN SANH


Sự xuất hiện của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni trong cõi Ta Bà nầy là một phước đức lớn lao cho nhân loại. Ngài là hiện thân của Từ Bi, Trí Tuệ, và ánh sáng của chân lý. Như trong kinh Ðại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa có nói: Ngài ra đời vì mục đích trọng đại là Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến. Chúng ta là môn đệ của ngài, cho nên dù muốn dù không cũng cần phải biết một vài nét lịch sử sơ lược về cuộc đời của ngài.

Ðứng về phương diện bản thể mà xét thì Ðạo Phật có từ vô thỉ. Nói là vô thỉ vì nó không có đầu mối. Cũng không giới hạn ở trong thời gian, bởi vì Ðạo Phật là bản tánh sáng suốt của chúng sanh, nên có chúng sanh là có Ðạo Phật, mà chúng sanh có từ vô thỉ thì Ðạo Phật cũng có từ vô thỉ. Tất cả các Ðức Phật nói chung và Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nói riêng, trước khi thành đạo các ngài cũng như tất cả các chúng sanh khác trong tam thiên đại thiên thế giới. Trong lúc tu nhân để trở thành những vị bồ tát và cuối cùng là Bổ Xứ Bồ Tát trước khi giáng trần thì theo trong Nhân Duyên Ðàm Phật truyện được chia ra làm ba thời kỳ:
Thời Kỳ Viễn kỳ: Là thời kỳ kinh lịch của Phật từ A Tăng kỳ trăm nghìn kiếp về trước cho đến khi thành nhất sanh bổ xứ ở trên Cung Trời Ðâu Suất.
Thời Kỳ Trung Kỳ: Là kể lại từ Cung Trời Ðâu Suất giáng sinh làm Thái Tử Tất Ðạt Ða, rồi xuất gia và thành đạo.
Thời Kỳ Cận Kỳ: Là thời kỳ từ khi thành đạo bắt đầu thuyết pháp cho đến khi nhận Kỳ Viên Tịnh Xá.
Như trên là ba thời kỳ từ khi tu nhân cho đến ngày giáng trần của chư Phật, tuy nhiên theo học giả Kimura Taiken thì ông chia ra làm hai thời kỳ đó là: Thời gian tu nhân của Bồ Tát ở quá khứ và từ Ðản Sanh đến Nhập Niết Bàn.
A- Phương Diện Tôn Giáo Học: Thời Quá Khứ Bồ Tát Tu Nhân
Vào thời Ðức Phật Nhiên Ðăng cách đây bốn A Tăng Kỳ và trăm nghìn kiếp về trước, có một cư sĩ tên là Thiện Tuệ vì nhận thấy đời là vô thường nên xuất gia tu đạo trong núi tuyết và có ý định nhập diệt tại đó. Nhưng khi gặp Phật Nhiên Ðăng xuất hiện thuyết pháp cho nghe thì Thiện Tuệ bỏ đi ý định nhập Niết Bàn, trái lại còn phát tâm độ hết thảy tất cả chúng sanh và quyết tu cho đến khi thành Phật. Thiện Tuệ một mực thờ Phật Nhiên Ðăng, và cuối cùng được Phật thọ ký trải qua bốn A Tăng Kỳ trăm ngàn kiếp sau được thành Phật hiệu là Thích Ca. Ðó là khởi đầu cho các kiếp làm Bồ Tát ở quá khứ. Bồ Tát có nghĩa là người tìm cầu trí tuệ, điều kiện chủ yếu của Bồ Tát hạnh là quên mình, vì người, nghĩa là lấy việc trên cầu Bồ Ðề, dưới độ chúng sanh làm căn bản tu hành. Sau khi được thọ ký, Bồ Tát trải qua nhiều đời nhiều kiếp sinh vào các loài hữu tình để hoàn thành những hạnh nguyện của mình, cho nên có khi Bồ Tát làm Chuyển Luân Thánh Vương, có khi làm Ngư Phụ, có khi mang thân phàm phu nhiều phiền não, cũng có khi sinh làm Vượn, Khỉ, Giả Can, loài Thỏ..v..v..tất cả những hình tướng đó rốt cuộc cũng chỉ để hoàn thành tâm nguyện trên cầu Phật Ðạo, dưới hoá độ chúng sanh. Trong tất cả các cảnh giới và các loại thân hình, Bồ Tát tuy nổ lực hành trì, nhưng pháp tướng để các ngài dùng làm căn bản tu tập vẫn là mười Ba La Mật:
01- Bố Thí Ba La Mật
02- Giới Ba La Mật
03- Xuất Ly Ba La Mật
04- Trí Huệ Ba La Mật
05- Tinh Tấn Ba La Mật
06- Nhẫn Nhục Ba La Mật
07- Chân Thật Ba La Mật
08- Quyết Ðịnh Ba La Mật
09- Từ Bi Ba La Mật
10- Xả Ba La Mật
Trong khoảng thời gian bốn A Tăng Kỳ trăm ngàn kiếp ấy Bồ tát đã được gặp và cúng dường vô số Phật, nhưng mối quan hệ đặc biệt thâm thiết thì chỉ có hai mươi bốn đức Phật:
01- Nhiên Ðăng Phật
02- Kiều Trần Như Phật
03- Cát Tường Phật
04- Thiện Ý Tu Ma Da Phật
05- Ly Bà Ða Phật
06- Du Tỳ Ða Phật
07- Anomadass Phật
08- Hồng Liên Hoa Phật
09- Na La Ðà Phật
10- Thượng Liên Hoa Phật
11- Thiện Tuệ Phật
12- Thiện Sinh Phật
13- Piyadassi Phật
14- Atthadassi Phật
15- Dhammadassi Phật
16- Tất Ðạt Ða Phật
17- Ðể Sa Phật
18- Bổ Sa Phật
19- Tỳ Bà Thi Phật
20- Thi Khí Phật
21- Tỳ Xá Bà Phật
22- Câu Lưu Tôn Phật
23- Câu Na Hàm Mâu Ni Phật.
24- Ca Diếp Phật
Như vậy những kiếp làm Bồ Tát, Phật Thích Ca đã được gặp rất nhiều Phật, mà mỗi lần gặp một vị Phật nào đều hy sinh bản thân để cúng dường Phật đó, đồng thời cũng nhận chịu sự giáo hóa của vị đó. Trên con đường tu Bồ tát hạnh Ðức phật Thích Ca đã lấy sự phát tâm từ thời đại Thiện Tuệ làm khởi điểm để rồi hiện thân nơi Liên Hoa Ðài Tạng, rồi qua phương Ðông tại cung trời Thiên Vương diễn nói kinh Ma Thọ Hóa trong suốt thời gian dài như vậy cũng chỉ cốt để hoàn thành các Ba La mật, và cuối cùng an trú nơi Cung Trời Ðâu Suất, sau đó giáng trần độ sanh.
B- Về Phương Diện Lịch Sử:
a- Niên Ðại Ðản Sanh:
Bồ Tát ở tại Cung Trời Ðâu Suất được mấy nghìn tuổi thì thời gian thành Phật đã đến. Lúc đó, trên thiên cung các thiên sứ tuyên ngôn về sự xuất hiện của Phật: Từ đây đến một ngàn năm sau ở cõi Ta Bà sẽ có một vị Phật ra đời. Nghe xong chư thiên tụ họp lại để thỉnh cầu Bồ Tát sớm thành Phật. Lúc đó Bồ Tát liền dự liệu về thời gian giáng sinh, châu, quốc độ, chủng tộc và thân mẫu. Sau cùng ngài đã quyết định thác thai vào hoàng hậu Ma Da, vương phi của vua Tịnh Phạn, thuộc cõi Diêm Phù Ðề. Ðể thích ứng với điều đó, hoàng hậu Ma Da đã thấy một giấc mộng đẹp. Vào một buổi cuối mùa hạ, sau khi hoàng hậu bố thí cho mọi người, lúc lui về yên nghỉ, thì thấy bốn vị thiên thần đến khiêng giường hoàng hậu đi về phía núi tuyết, đặt dưới gốc cây Sa La rồi mời hoàng hậu vào tắm trong ao nước tám công đức. Lúc đó một con voi trắng, nơi vòi có quấn một bông sen trắng đến lạy hoàng hậu rồi theo đường hông bên hửu mà vào thai tạng. Hoàng hậu khi tỉnh giấc liền đem chuyện chiêm bao thuật lại cho nhà vua, nhà vua liền cho triệu thầy tướng vào cung để hỏi giấc mộng kỳ lạ đó. Thầy tướng cho đây là điềm mang thai, và người con sau nầy nếu đi tu sẽ là một bậc Ðại Giác, còn nếu ở tại thế gian thì sẽ là một vị Chuyển Luân Thánh Vương. Khi đủ ngày tháng, theo tục lệ của người Ấn Ðộ, hoàng hậu phải về nhà cha mẹ tại thành Thiên Chỉ để sanh, nhưng mới đi được nửa đường đến vườn Lâm Tỳ Ni thì sinh Thái Tử bên gốc cây Hoa Vô Ưu.
Về niên đại Ðản Sanh của Ðức Thích Ca Mâu Ni có nhiều thuyết nói khác nhau, như nói ngài sanh và năm 1023 TCN, 685 TCN, 624 TCN, 623 TCN, 566 TCN, 561 TCN, 559 TCN, 557 TCN. Tuy nhiên theo Phật Giáo Việt Nam từ khởi thỉ cho đến ngày nay vẫn thường kỷ niệm vào những ngày lễ như:
Ngày 08 tháng 4 đức Phật đản sanh
Ngày 08 tháng 02 - - xuất gia
Ngày 08 tháng 12 - - thành đạo
Ngày 15 tháng 02 - - niết bàn.
Theo phổ thông hiện nay, thì ngày đức Phật Ðản Sanh là ngày 15 tháng 04 âm lịch năm 623 TCN. Như vậy tính đến năm 1997 ngày Phật Ðản Sanh là 2621 năm. Năm 1952 trong Ðại Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới kỳ II tại Tokyo kinh đô của Nhật Bản đã quyết định lấy năm đức Phật nhập Niết Bàn làm ngày kỷ niệm Phật Lịch thống nhất cho toàn thế giới, và như vậy tính cho đến năm 1997 mùa Phật Ðản năm nầy là Phật Lịch lần thứ 2541.
b- Nơi Ðản Sanh Của Thái Tử:
Như chúng ta biết trước đức Phật xuất thế, văn hoá Ấn Ðộ cũng đã phát triển đến mức khá cao nhưng tất cả đều dựa trên căn bản tư tưởng của Bà La Môn giáo. Từ khi Ðức Phật xuất thế, thế lực của Bà La Môn lần sút kém và được thay thế vào đó bằng tư tưởng Phật Ðà. Chính vì sự mất địa vị, cho nên người Bà La Môn giáo lúc nào cũng nuôi ý chí khôi phục lại quyền lực của họ. Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, nhân sự phân hóa trong tổ chức của Phật đệ tử, nên người Bà La Môn trà trộn vào hàng ngũ tăng chúng để hoạt động bằng cách trá hình làm tăng sĩ để tạo những điều nghi kỵ phân tán trong tăng chúng. Vua A Dục là một đệ tử thuần thành của Ðức Phật thấy thế ông rất lo ngại cho tiền đồ đạo pháp, nên ông quyết ý muốn minh xét lại giáo nghĩa của đức Thế Tôn. Nhà vua cho sứ giả đến núi Ahoganga cung thỉnh ngài Mục Kiền Liên Ðế Tu về triều và tuyển chọn 1000 cao tăng để kết tập kinh điển tại thành Hoa Thị. Hội nghị nầy được đặt dưới quyền chủ tọa của ngài Mục Kiền Liên Ðế Tu. Ðại hội làm việc 9 tháng thì hoàn thành. Nội dung kết tập kỳ nầy là Kinh, Luật, và Luận Tạng. Trong dịp nầy nhà vua cũng đã loại bớt một số người Bà La Môn đội lốt Phật Giáo để gây sự phân hóa trong hàng thánh chúng, đồng thời nhà vua cũng cho dựng những trụ đá để lưu niệm tại nơi Ðản Sanh của đức Từ Phụ nói riêng và nói chung là nơi nào có dấu chân của đức từ phụ là nơi đó ông cho dựng bia đá để kỷ niệm. Riêng về nơi đức Phật Ðản Sanh, khi dựng trụ đá xong nhà Vua ra lệnh cho một phần tám dân số đến cư ngụ quanh vùng để bảo vệ di tích.
Ðến thế kỷ thứ 13 tức là vào khoảng năm 1203 quân Hồi Giáo do tưóng Iktiyar Uddin chỉ huy, đem đại quân đánh chiếm và tiêu diệt vương triều Sena rồi làm bá chủ cõi Trung Ấn. Về sau thế lực quân Hồi bành trướng khắp các nơi, đi đến đâu họ tiêu diệt đến đó, nếu nơi đó không phải là Hồi Giáo. Phật Giáo và Ấn Ðộ giáo đều bị thảm họa chung trong lúc đạo quân Hồi Giáo xâm lăng, nhưng riêng về Phật Giáo quân đội Hồi Giáo lại tàn bạo hơn. Họ phá hủy chùa tháp, thánh tích, thiêu đốt kinh điển, tịch thu bảo vật, hãm hại tăng ni, làm cho Phật Giáo ở Ấn Ðộ lúc bấy giờ gần như không còn gì nữa. Có thể nói Phật Giáo Ấn Ðộ chỉ thấy được cái huy hoàng của 15 thế kỷ đầu, nhưng từ 15 thế kỷ trở về sau Phật Giáo Ấn lu mờ dần. Mãi cho đến khi người Anh cai trị, lớp tri thức Anh bắt đầu tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán, văn hoá Ấn, họ rất ngạc nhiên khi thấy nền triết học thâm thúy của Phật Giáo đã bị chôn vùi trong quên lãng, trong khi đó dân tộc Ấn không mảy may lưu tâm tới. Chính lúc người Anh bắt đầu thiết lập những công trình khảo cứu, sưu tầm những di tích, thánh tích lịch sử Phật thì cũng là lúc giới tri thức của Ấn cũng bắt đầu thức tỉnh, từ đấy họ hô hào, phát động những phong trào chấn hưng Phật Giáo.
Trong công cuộc sưu tầm những di tích của Phật Giáo Ấn Ðộ, trong năm 1897 bác sĩ Fuhrer đã đào được một trụ đá do vua A Dục dựng tại vườn Lâm Tỳ Ni nơi đức Phật Ðản Sanh, trên trụ đá đó có ghi năm dòng chữ:
Người yêu quý của vua
Vua A Dục thứ 20 đã đến đây
Chính ta thân hành đến đây, để chiêm bái nơi giáng trần của Thái Tử Sakya.
Ta ra lệnh làm trụ đá nầy
Ðể bảo vệ thánh địa nơi Ðức Thế Tôn đã sanh tại Lâm Tỳ Ni.
Những ngày gần đây, một thành công khác trong việc sưu tầm cũng được công bố. Vào ngày 6 thánh 2 năm 1996 tờ báo Seattle Post Intelligencer có đăng tải một bài viết ngắn về bản công bố của chính phủ Nepal đề ngày 5 tháng 2 năm 1996. Trong bản công bố đó họ cho biết: Hơn 200 nhân công của 6 phái đoàn khảo cổ của sáu quốc gia Nhật, Nepal, Ấn Ðộ, Hồi, Tích Lan và Bangladesh đã đào trên hai năm trời, cuối cùng họ tìm thấy di tích 15 căn phòng, nơi Thái Tử Tất Ðạt Ða đản sanh, diện tích rộng hơn 3 dặm vuông, trong đó có cả hồ nước nhỏ mà người ta nghĩ rằng hoàng hậu Ma Da đã tắm ở đó trước khi hạ sanh Thái Tử đã bị chìm trong lòng đất dưới một ngôi chùa xưa hơn 2000 năm trong khu vườn Lâm Tỳ Ni. Khu vườn Lâm Tỳ Ni nầy nằm gần vùng biên giới của hai quốc gia Ấn Ðộ và Nepal và cách thủ đô Nepal 145 dặm về hướng tây.
Những thành quả trong công cuộc tìm kiếm nầy có được là nhờ vua A Dục, là vị vua Ấn Ðộ trước khi gặp Phật đã là tín đồ của Ấn Ðộ Giáo, nhưng khi gặp Ðức Phật ông quy y Tam Bảo và trở thành một Phật Tử thuần thành như nói ở trên đã làm thạch trụ, cho mọi người biết vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Thái Tử Tất Ðạt Ða đã từ bỏ thế giới vật chất để trở thành một du tăng hành khất và ngài đã trở thành đấng Giác Ngộ. Những bia ký mặt thạch trụ nằm trên những căn phòng mới đào nầy đã ghi rõ đấng Giác Ngộ đã sinh ở đây. Theo ông Babu Krishna Rijal là một trong hai nhà khảo cổ gốc Nepal nói rằng sự khám phá những di tích nầy đã xác nhận những điều mà sách vở bia ký đã nói từ trước về Thái Tử Tất Ðạt Ða là sự thật có trong lịch sử chớ không mơ hồ hoang tưởng.
C- Giáo Lý Của Ðức Phật & Cuộc Sống Hiện Thực: Niết Bàn
Sau khi từ bỏ cuộc sống thế tục, Thái Tử Tất Ðạt Ða xuất gia tu học và ngài trở thành bậc chánh giác. Lúc ngài 80 tuổi, khi chí nguyện độ sanh đã thành tựu. Một hôm, ngài cho triệu tập các đệ tử từ khắp bốn phương lại và ngài di chúc những lời tối hậu: Này các con, hãy tôn kính thanh tịnh giới, tịnh giới còn, đạo ta còn. Những kinh luật ta đã dạy từ khi ta thành đạo đến giờ sẽ là nơi nương tựa che chở cho các con. Những giáo pháp của ta có những lợi ích như vậy, cho nên các con hãy cố gắng học và làm theo. Cho dù các con ở trong núi rừng thâm sơn cùng cốc, nơi những bờ sông bùn lầy nước đọng, hoặc bất cứ nơi nào cũng vậy, các con hãy tưởng nhớ đến giáo pháp của ta, đừng sao nhãng vì một đời luống qua không làm gì...để rồi tự kết liễu trong ân hận hối tiếc. Các con hãy vì lòng từ bi rộng lớn mà đi gieo rắc hạnh phúc cho đời, đừng đi trùng nhau trên một ngã đường. Các con hãy truyền đạo mầu nhiệm cho đời hiểu thế nào là cuộc sống cao cả trong sạch hoàn toàn và gương mẫu.
Những lời vàng ngọc của Ðức Phật dạy làm rung động đến tận tâm thức của những đệ tử của ngài. Có thể nói trên đường đi do Ðức Phật chỉ đạo, mỗi bước đi là mỗi bước đi đến gần ánh sáng của chân lý. Những lời dạy giản dị nhưng cao cả, ít nhưng hàm chứa một sức sống vô biên, vậy mà có người cũng cho rằng đạo Phật quá cao siêu huyền bí, không thể thực hành bởi những người thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Theo quan niệm nầy nói, những ai muốn trở thành những phật tử chân chánh thì phải từ bỏ thế giới nầy để rút lui vào một tu viện hay một nơi nào đó yên tĩnh để sống cuộc sống xa cách mọi người, tách rời xã hội mới là cuộc sống thánh thiện. Quả thật cũng có thể đúng nhưng không hoàn toàn. Chúng tôi nói không hoàn toàn bởi vì đối với một số người có thể là lối sống thanh thoát khi họ sống ẩn dật trong một nơi yên tĩnh, xa hẳn ồn ào phức tạp, như vậy cũng là điều đáng ca ngợi hơn những ai thực hành Phật Giáo mà vẫn sống giữa phồn hoa đô hội. Có lẽ trong trường hợp đó sẽ có ích cho những người dùng cuộc sống ẩn dật để trau dồi tâm ý và tính tình như một sự trau dồi về đạo đức, tâm linh để về sau có đủ khả năng phục vụ nhân sinh. Nhưng nếu con người sống suốt đời trong cô độc chỉ nghĩ đến hạnh phúc riêng mình, không lo nghĩ đến đồng loại, thì điều nầy chắc chắn không phù hợp với giáo lý Ðức Phật. Bởi vì giáo lý của Ðức Phật vốn căn bản trên tình thần từ bi, và sự giúp đở người khác. Nhưng cũng có người thấy rằng sự xa lánh đó làm cho họ chán ngán buồn phiền cả thể xác lẫn tinh thần và như vậy sẽ không giúp ích gì cho đời sống tri thức và tâm linh của họ. Theo như ngài Xá Lợi Phất, một trong số các đại đệ tử của Ðức Phật thì sự ẩn dật chân chính không có nghĩa là thân xác phải xa lánh thế gian, vì vậy ngài dạy: Một người có thể sống trong rừng miệt mài với những luyện tập khổ hạnh, nhưng không kiểm soát tư tưởng, để cho tâm tư đầy dẫy những xấu xa bất tịnh, thì còn tệ hại hơn là những người sống trong làng mạc hay thành thị, không thực hành kỷ luật ép xác nào, nhưng người ấy có thể kiểm soát được tư tưởng, tâm người ấy trong sạch không cấu bẩn. Quan niệm rút lui khỏi thế giới hiện thực nầy rất sai lạc do sự thiếu hiểu biết về giáo lý của Ðức Phật. Từ sự thiếu hiểu biết, người ta thường đi đến một kết luận sai lầm và vội vã, sau khi tình cờ nghe hay đọc một cái gì đó về Phật Giáo do những tác giả hoặc số người nào đó, vì đã không hiểu thấu vấn đề trong mọi khía cạnh, hoặc cố tình bóp méo sự thật, để đưa ra những quan niệm thiên lệch về Phật Giáo. Xin xác định, giáo lý của đức phật không phải chỉ dành cho những tăng lữ trong chùa, trong viện mà là cho tất cả những nam nữ Phật Tử cư sĩ sống ở thế gian, trong gia đình họ. Năm giới cấm, Bát Chánh Ðạo..v..v.. một lối sống theo Phật là để cho tất cả, không phân biệt màu da chủng tộc, già trẻ, giàu nghèo. Như chúng ta biết, trên thế gian nầy chỉ có một số nào đó có đầy đủ nhân duyên từ bỏ cuộc sống gia đình xuất gia học đạo, còn đại đa số mọi người trên thế giới không thể đi tu hoặc sống ẩn dật trong hang động núi rừng. Ðạo Phật dù cao cả thuần khiết đến đâu cũng sẽ trở thành vô dụng đối với nhân loại nếu họ không thể áp dụng được trong đời sống hằng ngày. Hiểu đạo Phật là nguồn giáo lý nhân bản chân chính, đồng thời chúng ta cố gắng thực hành nó trong đời sống hằng ngày của một người thế tục hoặc trong các tự viện của những vị xuất thế, tùy theo điều kiện sẳn có của mình, thì chắc chắn sẽ mang lại nhiều an lạc. Như trong các kinh điển của Phật có vô số những chỗ nói đến những người có đủ duyên tu hạnh xuất thế đạt thành đạo quả. Cũng có chư thiện nam, tín nữ sống đời sống gia đình bình thường mà vẫn thực hành được giáo pháp của Phật một các rất tích cực. Hiệu quả là gia đình hạnh phúc, anh em hoà thuận, chồng vợ thương yêu...như một phật tử tên Sigàla khi cha hấp hối có căn dặn là phải lạy sáu phương. Anh không biết gì và vì sao phải lạy sáu phương, nhưng theo lời di chúc của cha anh cứ lạy. Một hôm anh gặp Ðức Phật và ngài mới dạy cho anh rõ:
Lạy phuơng Ðông là lạy cha mẹ
Lạy phương Tây là lạy vợ con
Lạy phương Nam là lạy thầy bạn
Lạy phương Bắc là lạy quyến thuộc, láng giềng
Lạy phương Dưới là lạy tôi tớ, người làm công, thợ thuyền
Lạy phương Trên là lạy thầy dạy đạo.
Sở dĩ có được phước lợi như vậy mà chính Sigàla không biết là vì anh không hiểu ý nghĩa. Phải biết, mọi người chúng ta chỉ lễ bái những cái gì thiêng liêng, đáng sùng kính tôn trọng, chứ không phải vì mê tín thần quyền nhảm nhí. Một trong những khía cạnh nhỏ như vậy cũng đủ chỉ cho chúng ta thấy được đời sống trong thế gian, với những liên hệ gia đình, xã hội, tất cả đều được bao gồm trong kỷ luật cao cả, và đều nằm trong khung theo lối sống của phật giáo như Ðức Phật đã quan niệm.
Kết Luận:
Nhìn chung chúng ta thấy đạo Phật là con đường sống, và điều cốt yếu là mọi người phải thật hành Bát Chánh Ðạo. Trong truyền thống Phật Giáo có những lễ tục rất đẹp và đơn giản như những ngày Ðức Phật Ðản Sanh, và tất cả những ngày lễ khác, chư Phật Tử thường về chùa lễ Phật, nơi khuôn viên lễ đài những bảo tháp có tượng Phật...Tất cả ở những nơi đó thường có Phật Tử lễ bái, dâng hoa thắp đèn, và đốt hương. Ðiều nầy không nên xem tương tự với sự cầu nguyện trong các tôn giáo hữu thần. Mà phải coi đây là cách chiêm ngưỡng, tưởng nhớ lại vị đạo sư đã chỉ con đường chân chánh giác ngộ giải thoát cho nhân loại. Những sự lễ bái cổ truyền nầy, có đôi khi không cần thiết, nhưng vẫn có một giá trị ở chỗ thỏa mãn những cảm xúc và nhu cầu tôn giáo nơi những ai mới phát tâm vào con đường chân chánh về phương diện tinh thần và tâm linh, từ đó mới có thể giúp họ bước chân theo chánh đạo.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:53 pm


TẠI SAO ĐỨC PHẬT THÍCH CA CÓ TÓC?

Theo lịch sử Đức Phật Thích Ca, sau khi vượt thành Ca-tì-la-vệ, Ngài đã xuống tóc xuất gia. Đến khi đắc đạo, hóa độ đệ tử, thành lập Tăng đoàn, Thế Tôn và các Tỷ kheo, Tỷ kheo ni đều mang hình tướng “đầu tròn, áo vuông”. Tuy nhiên, Đức Phật có tướng tốt nhục kế và tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải nên khi tạc tượng hay vẽ tranh ảnh Ngài, tướng nhục kế và tóc xoăn (hình trôn ốc) được khắc họa nổi bật khiến chúng ta thấy như chỉ có các Tỷ kheo và Tỷ kheo ni mới cạo tóc, còn Phật thì không.

Nhục kế, theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập IV, tr.3384), Phạn ngữ Usnisa, Hán dịch Phật đảnh, Đảnh nhục kế tướng, Đảnh phát nhục cốt thành tướng… là thịt xương (có sách nói búi thịt-nhục) trên đảnh của Phật nổi cao lên như búi tóc (kế), 1 trong 32 tướng Đại trượng phu của chư Phật.

Theo Phật Bản Hạnh Tập Kinh (q.9), nhục kế trên đảnh Phật cao rộng, bằng phẳng tốt đẹp. Kinh Tam Thập Nhị Tướng (Trung A Hàm) ghi, trên đảnh của bậc Đại nhân có tướng nhục kế tròn đầy. Kinh Quán Vô Lượng Thọ (q.thượng) mô tả nhục kế trên đảnh Phật như hoa Bát-đầu-ma, trên nhục kế có một bình báu đựng các thứ ánh sáng, hiện tất cả Phật sự. Kinh Brahmayu (Trung Bộ kinh), kinh Tướng (Trường Bộ kinh) đều ghi nhận tướng tốt nhục kế nhô lên trên đỉnh đầu của Phật.

Chư Phật và Bồ tát đều có tướng nhục kế, nhưng tướng nhục kế của chư Phật thù thắng hơn chư Bồ tát rất nhiều lần. Tướng nhục kế hình thành nhờ công đức tu hành trong vô lượng đời kiếp ở quá khứ. Kinh Bảo Nữ Sở Vấn (q.4) ghi, chư Phật có tướng nhục kế nhờ các đời quá khứ biết kính thờ hiền Thánh và các bậc tôn trưởng. Kinh Vô Thượng y (q.hạ) ghi, ngoài việc tu thập thiện, Bồ tát còn hóa độ dẫn dắt chúng sanh tu hành, thấy người tu hành liền hoan hỷ khen ngợi, lại dùng bốn tâm vô lượng từ bi hỷ xả mà phát tâm hoằng hóa, nhiếp dẫn chúng sanh trở về Chánh pháp. Nhờ những nghiệp nhân này mà thành tựu tướng tốt nhục kế nổi cao lên tự nhiên thành búi tóc. Ngoài ra, một số kinh luận khác nói nhờ các nhân duyên như bố thí, trì giới, thiền định… mà thành tựu tướng hảo này.

Trong tướng nhục kế, có cái đỉnh điểm mà tất cả trời người đều không thể thấy được nên gọi là vô kiến đảnh tướng. Quán Phật Kinh (q.3) ghi, búi tóc thịt trên đỉnh đầu Đức Phật sinh ra vạn ức ánh sáng, lớp lớp ánh sáng lần lượt chiếu rọi tới vô lượng thế giới. Các trời người và thập địa Bồ tát cũng không thể thấy. Vô kiến đảnh tướng cũng là một trong 80 vẻ đẹp của Thế Tôn. Kinh Ưu Bà Tắc Giới (q.1) cho biết, vô kiến đảnh tướng có được nhờ công đức trong vô lượng đời kiếp đều lễ bái tất cả Thánh hiền, sư trưởng, cha mẹ, tôn trọng khen ngợi, cung kính cúng dường.

Nhục kế và vô kiến đảnh tướng là tướng hảo biểu thị trí tuệ của chư Phật. Cùng với tướng nhục kế (búi thịt nhô cao) và vô kiến đảnh tướng là một tướng tốt khác, tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải. Vì thế, khi tạo hình tượng Phật thì những nghệ nhân phải thể hiện được các tướng tốt này (nhục kế nhô cao, tóc xoăn), cùng các tướng tốt khác. Do đó, nhìn vào tranh tượng Phật, ta thấy Ngài có tóc, còn các vị đệ tử xuất gia thì chỉ thuần túy “đầu tròn, áo vuông”.

Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:58 pm

SỰ TÍCH LỄ VU LAN (RẰM THÁNG 7)

Ngày rằm tháng 7,người Bắc vẫn quen gọi là ngày "Xá Tội Vong Nhân" cúng các chúng sinh không nhà không cửa. Các chùa lớn vào ngày này thường mở khoá lễ phá ngục cho chúng sinh và tổ chức đại lễ Vu Lan. Ở miền Nam , rằm tháng 7 thường gọi là "Vu Lan Thắng Hội" , ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Sự tích của ngày cúng rằm tháng 7 cũng bắt nguồn từ Phật giáo. Theo đó, Mục Kiền Liên không phải tên thật mà chỉ là hiệu. Tên thật của Mục Kiền Liên là La Bộc.

Chuyện xưa kể rằng... La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên Liên. Khi đã giàu có, La Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi, lại sai người giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa miếu vũ rồi. Chẳng bao lâu bà mẹ chết.

Chịu tang mẹ 3 năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, La Bộc xin ở lại tu luyện. Phật thương tình ưng thuận, sai thầy Kha Na cắt tóc ông và đặt tên là Đại Mục Kiền Liên và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua ngôi chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên chỉ nhận ra người cha là Phổ Tướng còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết là Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ. Nơi đây bà mẹ Mục Kiền Liên phải chịu trăm ngàn cực hình, thấy con tới bà khóc lóc nhờ con tìm cách cứu. Mục Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem cơm dâng mẹ. Mẹ ngài được cơm nhưng chưa vào miệng cơm đã hoá ra than lửa đỏ hồng.

Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm, về bạch Đức Phật. Phật dạy phải nhờ tới uy lực mười phương Chúng Tăng, cách cứu độ để những bà mẹ hiện đang đau khổ đều được giải thoát. Ngày rằm tháng 7 là ngày tự tứ của mười phương Tăng, tất thảy đều từ bi, ứng thọ. Ai được cúng dường Thánh Tăng thì tất cả đều vượt ác đạo, ứng niệm giải thoát. Cũng thế chiếc chậu Vu Lan đựng những tu lực chứng tâm hậu nhất của những đệ tử Đức Phật có thể chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành của con người. Mục Liên làm đúng lời Phật dạy, quả nhiên mẹ ông được giải thoát. Mục Liên theo mẹ bay lên trời cầu xin Đức Phật xoá tội cho bảy đời họ hàng nhà mình.

Cũng xuất phát từ tư tưởng “Nhân- Hiếu- Trung- Tín” của Nho giáo và Đạo giáo bên Trung Quốc, ngày rằm tháng 7 còn gọi là "Tết Trung Nguyên" có tục tế lễ tổ tiên. Đạo giáo còn cho rằng Trung Nguyên một trong ba "Nhật Kỳ" của tam cung thần cai quản họa phúc của con người chính là ngày Địa cung xá tội. Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày này ở âm phủ khảo chiếu sổ sách để đại xá cho các linh hồn ma quỷ cô đơn ngoài đồng nội. Vì vậy ngày này cùng với cúng tổ tiên nhân dân còn nấu cháo hoa, bỏng ngô, tiền giấy cúng chúng sinh mong họ siêu thoát cũng để tích công đức cho bản thân.

Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính làm lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm vong nhân xá tội cho những người quá cố. Noi gương hiếu thuận của Mục Liên, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày tết Vu Lan, con cái báo ân cha mẹ.

Những ngày rằm tháng 7 ở Hà Nội có cái gì rất khó quên. Không như ở miền Nam ngày rằm mà trời cứ nắng chói chang, không giống ngày Vu Lan ở Huế, mưa rơi tí tách hoà với tiếng hát réo rắt trên dòng Hương Giang, có lẽ đặc trưng rằm tháng 7 ở Hà Nội là hình ảnh những người phụ nữ đảm đang sắm sửa lễ lạt. Trong tiết trời ảm đạm, lất phất mưa, nhìn các chị đi chợ, sắm lễ, khéo léo chọn lựa, bày biện mâm cúng và xuýt xoa vái lạy thành kính chẳng ai có thể không tin vào chuyện ngày này các cô hồn vất vưởng sẽ được ăn, nhận áo quần. Cúng hết ở đền chùa, gốc cây, ụ đất, họ về làm cơm cúng tổ tiên, cha mẹ, rồi lại kể sự tích ngày Vu Lan cho chồng con. Chính những người phụ nữ đảm đang đã duy trì và làm đẹp thêm một phong tục thờ cúng mang đậm chất nhân văn của dân tộc.

Ngày rằm tháng 7 năm nào cũng vậy, dường như chẳng có gì thay đổi, trời đổ mưa, những mâm cúng chúng sinh vẫn những đồ ăn thức uống ấy, vẫn những câu chuyện kể sự tích năm xưa nhưng thắp hương xong, cả nhà tôi bỗng lặng yên. Năm nay, bà tôi đã không còn để cùng mẹ con tôi cúng rằm tháng 7!
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 11:04 pm

Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA TƯ THẾ NGỒI THIỀN CỬA ĐỨC PHẬT


Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh. Điều cơ bản nhất của quá trình hành thiền là luôn tỉnh giác, quan sát, để biết được điều gì đang xảy ra nơi thân và tâm. Tuy nhiên, do nghiệp lực thôi thúc hoặc do áp lực của cuộc sống hiện đại, việc gìn giữ chánh niệm trong cả bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, thường không dễ dàng. Do đó, bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp thích hợp, thì việc dành ra những thời khắc nhất định trong ngày để thực hành tọa thiền với tư thế kiết già (hoa sen) cũng là một trợ duyên có nhiều ý nghĩa.

Về mặt khoa học, những thí nghiệm về yoga cho thấy chỉ cần ngồi vào tư thế kiết già, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng vẫn có một sự thay đổi sóng não từ nhịp beta khoảng 20 chu kỳ/giây xuống nhịp alpha khoảng 8 chu kỳ/giây. Nhịp alpha là sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn, tâm lý ổn định. Điều này có ý nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh, một yếu tố quan trọng dể dẫn dắt người tập dễ đi đến tình trạng thư giãn, nhập tĩnh.
Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận và thực tế lâm sàng của y học châm cứu cổ truyền về huyệt tam âm giao, khi biết rằng ở tư thế kiết già xương mác của một chân đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí của huyệt tam âm giao của chân còn lại. Điều này có ý nghĩa là trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt tam âm giao liên tục được kích hoạt. Ở những người thường ngồi tư thế này, sức ép tạo ra một dấu ấn trên mặt da tại vùng huyệt trông giống như một vết thương cũ đã lành. Huyệt tam âm giao ở chỗ lõm bờ sau xương chày.
Đối với người có tầm vóc trung bình, huyệt ở trên mắt cá chân khoảng 6 đến 6,5cm. Được gọi là tam âm giao vì huyệt là giao điểm giao hội của ba đường kinh âm: túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận và túc quyết âm can. Theo quan niệm chỉnh thể của y học phương đông, một tạng hoặc một phủ khi phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện trên đường tuần hành của đường kinh đi qua nó. Ngược lại ta cũng có thể thông qua những huyệt vị trên đường kinh để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý của các tạng phủ bên trong. Ở đây là can thận chủ hạ tiêu, tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tác động vào huyệt tam âm giao ta có thể điều chỉnh toàn bộ quá trình chuyển hóa, hấp thu và bài tiết ở khu vực này. Đặc biệt là tác dụng “dưỡng âm kiện tỳ” và “sơ tiết can khí” của huyệt. tác dụng này giúp tái lập cân bằng nội tiết, nội tạng và điều hòa thần kinh giao cảm. Chính điều này giúp an định cả thân và tâm trong quá trình hành thiền.

Việc kính hoạt vào huyệt tam âm giao của tư thế kiết già còn làm sáng tỏ thêm một nghi vấn khác. Đó là ở tư thế này chân hữu chồng lên chân tả hay ngược lại, chân tả phải chồng lên chân hữu? Trên thực tế, hệ thống kinh lạc ở hai bên thân thể, bên phải và bên trái có tính tương đồng và đối xứng nhau. Do đó, thì ngồi cách nào thì một trong hai huyệt, hoặc tam âm giao phải hoặc tam âm giao trái sẽ được tác động. Hơn nữa, tam âm giao là một trong số ít các huyệt vị có tính tự điều chỉnh rất cao. Dù kích thích vào huyệt theo cách nào, lâu hay mau, bên phải hay bên trái, thì hiệu ứng mang lại vẫn là cải thiện, là điều chỉnh để tiến tới hòa hợp và cân bằng. Do đó, tùy theo sở thích hoặc thói quen của mỗi người, cả hai cách ngồi trên đều mang lại kết quả tốt cho việc hành thiền.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
ngochai




Tổng số bài gửi : 22
Join date : 04/10/2010

PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 11:11 pm

HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA


Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ; Ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ Thụ-dụng trí-tuệ Phật ở cõi cực lạc; ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra sác thân ở trần thế. Từ lớp thứ tư trở xuống bày những cảnh quan hệ đến lúc sơ sinh của đức Thích Ca Mầu Ni Phật và những tượng các vị thần khác.
Vậy cách bài trí các tượng ở chánh điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:

A)-Tượng Tam Thế Phật.- Lớp trên cùng tột ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dẫy, hình dáng giống nhau, tức là tượng "Thường trụ tam thế diệu pháp thân", người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật, nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.

B)-Tượng Di-Đà tam tôn.- Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức A-Di-Đà Phật, tức là Thụ-dụng Trí-tuệ thân, Pho tượng đứng bên tả là tượng đức Quan-Thế-Âm Bồ Tát, pho tượng đứng bên hữu là tượng đức Đại Thế-Chí Bồ-Tát. Đức Phật và hai Bồ Tát ấy ở Tây-phương Cực-lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cõi Sa-bà qua cõi Cực lạc.

C)-Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh.-Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni Phật, tức là Ứng- thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng, pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên toà sen , hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng Đức Văn-Thù Bồ-Tát; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi tráng là tượng Đức Phổ-Hiền Bồ-Tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.
Ở lớp thứ ba ấy có nhiều chùa làm tượng đức Thích Ca Mầu-Ni ngồi cầm hoa-sen, như khi ngài thuyết pháp ở Linh-Thứu-Sơn; bên tả là tượng Ca-Diếp Tôn-Giả, vẻ mặt già, bên hữu là tượng A-Nan-Đà tôn giả, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-Ca khi ngài còn ở thế-gian. Tượng hai vị tôn giả ấy đều tạc đứng, hình dáng hai người tỳ khưu.

D)-Tượng Cửu Long.- Lớp thứ tư có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả" Bởi vậy tượng Cửu-long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giưã có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sanh. (Ý nghĩa ngày Đản Sinh, tôi đã viết và phổ biến trong cuốn sách "Tôn Giáo và Dân Tộc", cũng có trên Internet và một số báo). Bên tả tượng Cửu Long có tượng Đế Thích ngôi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng Đại Phạm Thiên cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ-tế ở cõi sa-bà thế-giới và lúc nào cũng hộ trì Đức Thích - Ca khi ngài chưa thành Phật.
Những chùa thường, ở trong điện thờ Phật, chỉ bầy có thế mà thôi. còn những chùa rộng lớn thì bầy thêm hai lớp tượng nữa là:

E)- Tượng Tứ Thiên-Vương.- Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng Tứ-Thiên-Vương mạc áo Vương-phục, bày làm hai dẫy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế.

F)-Tượng tứ Bồ Tát.- Có chùa bỏ tượng Tư-Thiên-Vương mà bày tượng bốn vị Bồ-Tát, tạc hình Thiên-thần gọi là Ái-Bồ-Tát, tay cầm cái tên; Sách Bồ-Tát, tay cầm cái cây; Ngũ Bồ-Tát, tay cầm cái lưỡi; Quyền Bồ-Tát tay nắm lại và để vào ngực.

G)- Tượng Bát-Bộ Kim-Cương.- Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim-Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát-bộ Kim-Cương gồm có :
1)-Thanh Trừ Tài Kim-Cương.

2)-Tích-Độc-Thần Kim-Cương.

3)-Hoàng-Tuỳ-Cầu Kim-Cương.

4)-Bạch-Tĩnh-Thủy Kim-Cương.

5)-Xích-Thanh-Hoả Kim-Cương.

6)-Định-Trừ-Tai Kim-Cương.

7)-Tử-Hiền Kim-Cương.

Cool-Đại-Thần-Lực Kim-Cương.

Bốn vị Bồ-Tát và Tám vị Kim-Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thi có nhiều thuyết khác nhau, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ-Đề Tâm, đem thần lực mà hộ-trì Phật Pháp.

SƠ QUA VỀ CÁC VỊ BỒ TÁT

Định nghĩa Bồ Tát: BỒ TÁT (Bodhisattva), Tên đầy đủ là Bồ-đề-tát-đoá, còn gọi là Bồ-đề- tác-đóa, Ma- ha- đế- tác- đóa. Cũ dịch là Đại đạo tâm chúng sinh, Đạo chúng sinh.v..v. mới dịch là đại Giác hữu tình, Giác hữu tình....nghĩa là người có đại tâm cầu đạo. Các vị đại Bồ Tát đối với trên thì cầu được đạo Phật, đối với dưới thì cầu giáo hoá chúng sinh. Chư Bồ Tát khi mới phát tâm, ai nấy đều phát nguyện bốn đều thề lớn său đây, sau này gọi là tứ hoằng-thệ:
1)-Chúng sanh vô biên, thề nguyện độ. Thề xin độ hết thẩy chúng sanh vô biên. Ấy là lấy Khổ- đế làm duyên mà phát thệ.
2)-Phiền não vô số thề nguyện đoạn. Thề xin dứt hết phiền não vô số. Ấy là lấy Tập- đế làm duyên mà phát thệ.
3)-Pháp môn vô tận, thề nguyện học. Thề xin học hết pháp môn vô tận. Ấy là lấy Đạo- đế làm duyên mà phát thệ.
4)-Phật-đạo vô-thượng thề-nguyện thành. Thề xin thành đạo Phật vô thượng. Ấy là lấy Diệt-đế làm duyên mà phát thệ.
Đối với tâm thân mình, chư Bồ Tát phát bốn điều nguyện lớn sau đây:
1)-Tâm như đại đại. Nguyện cái tâm mình như đất lớn, để nuôi lớn chúng sinh cho được thành chánh quả.
2)-Tâm như kiều thuyền. Nguyện cái tâm mình như cái cầu, cái thuyền để đưa chúng sinh sang bến bên kia.
3)-Tâm như đại hải. Nguyện cái tâm mình như bể lớn, để nuôi chứa chúng sinh trong chỗ chân nguyên (mối đầu chân thật phát sinh ra vạn vật).
4)-Thân như hư không. Nguyện cái thân mình như hư không bao hàm hết thẩy vạn vật, cùng với chúng sinh bình đảng vô nhi.
Đối với chúng sinh, chư Bồ Tát phát bốn điều thệ nguyện lớn như sau:
1)-Vị độ giả, linh độ. Ai chưa được độ, thì khiến được độ.
2)-Vị giải giã, linh giải. Ai chưa hiểu, thì khiến được hiểu.
3)-Vị an giả, linh an. Ai chưa được an, thì khiến được an.
4)-Vị Niết-bàn giả, linh niết bàn. Ai chưa được niết-bàn thì khiến được niết bàn.
Trên đây tôi chỉ dẫn giải một số hạnh nguyện chính của các vị Bồ-Tát, tôi không đi sâu vào Hạnh nguyện của từng vị, mỗi vị có một hạnh nguyện khác nhau như:
Di Lạc Bồ Tát: Di-Lạc Bồ Tát tiếng Phạn gọi là Maitreya Bodhisattva phiên dịch ra, theo nghĩa thì gọi là A-Dật-Da (Adjita), căn cứ theo lời Thích Ca Mầu Ni nói ra khi ngài thuyết pháp, thì hiện nay Đức Di-Lạc Bồ-Tát còn ở trên tầng trời Đầu-Suất, đợi đến ngày giáng ainh làm người ở trần gian để tu thành Phật, tức là một vị Phật tương lai nối sau đức Thích-Ca Mầu-Ni Vậy.

Đức Di-Lạc Bồ-Tát tuy lúc chưa thành Phật vẫn lấy lòng từ bi mà phổ độ chúng sinh cho nên người ta thờ Ngài cũng như thờ một vị dã thành Phật. Thường ở chùa người ta thờ Đức Di-Lạc ngồi giữa, bên tả có Đức Pháp-Hoa-Lâm Bồ Tát, bên hữu có đức Đại Diệu Tướng Bồ Tát, gọi chung là Di-Lạc tam tôn.
Có sách chép đức Di-Lạc Bồ-Tát ở trên tầng trời Đầu Suất xuống giảng thuyết: "Phi không phi hữu, trung đạo diệu lý" làm ra sách Du-già-sư-địa-luận, truyền cho Vô-Trước Bồ-Tát (Asangha) ở đất Ấn Độ. Sách ấy là sách cốt yếu của phái Du-Già, tức là một phái chuyên bàn về cái tông chỉ Duy-Thức. Những kinh nói về đức Di-Lạc Bồ-Tát, có bộ Di-Lạc bản kinh, Di-Lạc thượng-sinh kinh nói: Ngài sinh lên cõi trời; Di-Lạc hạ sinh kinh nói Ngài sẽ sinh xuống trần thế; Di-Lạc đại thành Phật kinh; nói lúc Ngài sẽ thành Phật.

Quán-Thế-Âm Bồ-Tát: Kinh Pháp Hoa nói : Khổ-não chúng sinh, nhất tâm xưng danh, Bồ Tát tức thị quan kỳ âm thanh, giai đác giải thoát. Dĩ thị danh Quán-Thế -Âm, những chúng sinh bị khổ não mà nhất tâm đọc đến Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, tức thì ngài nghe âm thanh của chúng sinh mà độ cho được giải thoát. Bởi thế gọi tên ngài là Quán-Thế-Âm.
Đức Quán-Thế-Âm mà có cái danh hiệu ấy là do một đức Phật đã thụ-ký cho Ngài, cho nên chính Ngài đã nói trong Kinh-Lăng-Nghiêm: "Về vô số kiếp đời xưa có Đức Phật ra đời hiệu là Quán-Thế-Âm Như Lai. Ta đến trước Phật mà phát Bồ-Đề tâm. Phật dậy ta theo ba phép: Văn, Tư, Tu, nghĩa là nghe lời giảng dậy, suy nghĩ về đạo lý, và tu hành mà vào tam-ma-đề (Samadhi). Phật khen ta chóng được viên-thông pháp-môn và tức thì ở ngay chỗ đại hội thụ-ký cho ta cái hiệu là Quán-Thế-Âm". Như thế Ngài được lấy cái danh hiệu của Bản-Sư làm danh hiệu của Ngài.
Đại-Thế-Chí Bồ-Tát: Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tiếng Phạn là (Mahasthanaprâta Bodhisattva), cùng với Quán-Thế-Âm cùng phụ giúp Đức Phật A-Di-Đà để tế độ chúng sinh. Trong kinh Lăng-Nghiêm có nói: "Về vô số kiếp đời xưa, có Đức Phật hiệu là Siêu-Nhật-Nguyệt Quang-Như-Lai ra đời, dậy ngài tu phép niệm Phật tam muôi, thu cả lục căn là: nhãn, nhỉ, tỵ, thiệt, thân, ý, định tâm chuyên nhất về việc niệm Phật, bởi thế tâm khai, ngộ đạo viên-thông được danh hiệu là Đại Thế Chí".
Trong Kinh Quán Vô-Lượng-Thọ, tán thán công đức của đức Đại-Thế-Chí Bồ-Tát rằng: "Ngài đem ánh sáng trí-tuệ soi khắp hết thẩy, khiến chúng sinh đều thoát khỏi ba nơi ác-đạo, mà cái sức mạnh vô thượng". Bởi cái công đức của Đại-Thế-Chí to lớn như thế, cho nên Vân-Thế thiền sư làm bài Tán -Định Tây- Phương Nguyện-Văn "Đức Phật A-Di-Đà với Đức Phật Quan-Thế-Âm và đức Đại-Thế-Chí cùng các đấng hiền thánh, phóng hào quang ra mà tiếp dẫn chúng sinh giắt tay đề huề, chỉ trong một khắc là người mệnh chung được về cõi cực lạc". Vì thế ở các chùa người ta trưng bầy Tượng đức Đại-Thế-Chí và Đức Quan-Thế-Âm đứng hai bên tả hữu đức A-Di-Đà gọi là hai vị Nhiếp-Sĩ.

Hiện nay ở Bắc Việt, chùa Tây Phương, thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây có pho tượng Tuyết sơn, tạc rất khéo, và chùa Bút Tháp thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bác Ninh có pho tượng Tuyết Sơn cũng rất mỹ thuật. hai pho tượng ấy thật rất đáng chiêm ngưỡng. Trong dịp tôi đến vãng cảnh chùa Đậu thuộc Quận Thường Tín, tỉnh Hà Đông, cách Hà-Nội có 25 cây số về phía nam, có hai pho tượng đặc biệt đó là hai vị: Vũ Khắc Minh và Vũ khắc Trường hai chú cháu đều tu đắc đạo cách đây trên 300 năm, hiện toàn thân xá lợi đang thờ tại chuà Đậu, mà du khách trong nước cũng như quốc tế đều tìm đến chiêm ngưỡng, Cũng tại chùa Đậu tôi còn thấy thờ ở nhà hành lang có 18 vị A-La-Hán ở hai bên dẫy nhà Hành lang.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM   PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
PHẬT GIÁO - TÔN GIÁO CHÍNH Ở VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ
» Giao thông
» Giao thông
» CHINH PHỤC ĐỈNH BẠCH MÃ (23/10 - 25/10)
» Tục lì xì ở Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO-
Chuyển đến