CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Dân tộc Cơ tu đón tết như thế nào?

Go down 
Tác giảThông điệp
ngochai




Tổng số bài gửi : 22
Join date : 04/10/2010

Dân tộc Cơ tu đón tết như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Dân tộc Cơ tu đón tết như thế nào?   Dân tộc Cơ tu đón tết như thế nào? I_icon_minitimeTue Oct 05, 2010 8:23 pm

Người Cơ-tu ở Quảng Nam có dân số khoảng 42.636 người (năm 2005), sinh sống tập trung ở 197 buôn, làng thuộc 3 huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang thuộc phía Nam của dãy núi Trường Sơn. Một trong những nét đẹp văn hóa của đồng bào Cơ-tu là tục thăm viếng họ hàng vào dịp Tết đến xuân về. Sau khi làm lễ Ăn mừng lúa mới (Cha ha roo tơmêê) và thực hiện nghi lễ Phuôih zơvây ha roo để tạ ơn Thần Lúa (zơrích tơ pa)- kết thúc mùa rẫy, đồng bào Cơ-tu có thời gian rảnh rỗi để chăm sóc con heo, con gà; xuống sông, suối đánh bắt cá, ếch hoặc lên rừng hái rau, măng, đào củ... nhằm chuẩn bị lương thực để mang tặng anh em, họ hàng, thông gia...Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Cơ-tu lấy lúa nếp mới trên nhà kho (Crrăng) xuống, đem giã để nấu xôi rồi xới ra trong những cái rổ. Sau đó cho xôi vào trong những tấm lá chuối vuông gói thành những cái bánh hình tam giác mà đồng bào quen gọi là bánh cuốt (avị cuốt). Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình và số lượng anh em, họ hàng đông hay ít mà các gia đình làm bánh, nấu xôi hoặc chuẩn bị thực phẩm nhiều hay ít. Sau khi đồ xôi và làm bánh xong, đồng bào bỏ xôi, bánh vào trong gùi, mỗi gùi có khoảng 20-30 gói xôi, 40- 50 cái bánh cuốt và những gói cá, ếch, thịt heo... rồi mới bắt đầu cuộc hành trình đi thăm viếng anh em, họ hàng ở các thôn, xã bên cạnh hoặc sang tận nước Lào. Người Cơ-tu còn có tập tục tặng thịt hoặc những con vật sống dưới nước cho những người đặc biệt thân thiết với gia đình mình. Đối với con gái và con rể thường được ba mẹ tặng cho cá và thịt thú rừng gói trong lá. Phía nhà chồng thường tặng cho cha mẹ cô dâu thịt thú rừng bốn chân. Ngoài ra, cũng có thể tặng gia súc hoặc các loài thủy sản (lớn hoặc nhỏ) cho cha mẹ, phụ nữ hoặc anh em họ hàng... Cũng có thể tặng gà sống, ếch, nhộng, ong... cho họ hàng. Con gái và con rể thường tặng cho cha mẹ (bên vợ hoặc bên chồng) các bình đựng rượu, tấm choàng, khố, váy hoặc áo Adoót... bằng thổ cẩm do chính tay mình dệt. Thỉnh thoảng cũng có chàng rể tặng cha mẹ vợ hai loại vật quý là cồng và chiêng. Có trường hợp chàng rể tặng vòng cổ bằng hạt cườm trắng và cả trang sức bằng hạt mã não, nanh heo rừng... cho mẹ vợ. Có trường hợp còn mang tặng thóc chưa giã, bắp chưa nấu cho gia đình mình yêu quý. Theo tục lệ, đồng bào Cơ-tu thường không mang những vật tặng vào làng... bởi đó là điều kiêng cữ. Đồng bào sợ thần linh sẽ không bằng lòng mà quở trách. Vì vậy, theo tục lệ truyền thống, khi đến làng của họ hàng, bà con, người đi thăm thường để những tặng vật ấy ở ngoài bìa làng, đợi cho đến khi trời vừa chập tối rồi mới nhờ những người trong làng ra mang những tặng vật vào làng.Cha mẹ thường nhớ nhung, thương con gái phải chăm lo vất vả bên nhà chồng nên họ thường để dành lương thực, các vật nuôi cho con gái và con rể. Người Cơ-tu vùng núi Quảng Nam làm nhiều lúa nước và lúa rẫy nên dự trữ được khá nhiều thóc. Ngoài thóc, bắp, sắn cũng được bà con dự trữ để tặng họ hàng. Và họ cảm thấy rất hạnh phúc khi được làm công việc đầy ý nghĩa này... Ngoài tục thăm viếng họ hàng vào dịp Tết Nguyên đán, trong cuộc sống thường ngày, khi thu hoạch bắp và dưa leo, đồng bào Cơ-tu cũng thường chia cho những nhà chung quanh mỗi nhà một ít để cùng ăn. Làng nào bị đói thì đến làng có thóc, có sắn yêu cầu được hỗ trợ cứu đói. Sau đó, họ sẽ lại mang trả lại. Nếu các làng ở xa nhau thì một năm họ đi thăm nhau một lần. Nếu gần, một năm họ có thể đi thăm nhau hai hay ba lần. Người Cơ-tu có câu nói: “Nếu ánh sáng mà chúng tôi thấy không rõ, nó trở nên mờ. Đường không có ai đi, cỏ sẽ mọc đầy”. Câu nói ngụ ý nhắc nhở phong tục truyền thống nếu không giữ gìn, chúng sẽ mất đi. Người Cơ-tu rất muốn duy trì tập tục thăm viếng họ hàng để nếu lỡ có chuyện xấu xảy ra, hai bên sẽ dễ dàng sửa chữa, bỏ qua cho nhau. Thường trong những khi có chuyện không hay như vậy, đồng bào làm phép bằng cách vảy nước bằng tay phải. Bên nhà này sang vảy nước sang nhà bên kia. Hội đồng già làng của làng này qua nhà Gươl của làng kia cùng thực hiện nghi thức vảy nước để đuổi điều xấu đi và cầu mong cho 2 gia đình, 2 buôn, làng sẽ đoàn kết, ấm no, khỏe mạnh... và giúp đỡ nhau phát triển giống nòi.
Về Đầu Trang Go down
 
Dân tộc Cơ tu đón tết như thế nào?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: VĂN HÓA VIỆT-
Chuyển đến