CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cà răng, căng tai

Go down 
Tác giảThông điệp
ngochai




Tổng số bài gửi : 22
Join date : 04/10/2010

Cà răng, căng tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Cà răng, căng tai   Cà răng, căng tai I_icon_minitimeTue Oct 05, 2010 8:22 pm

Ba tập tục lạ của người Vân Kiều Người phụ nữ Vân Kiều này đã được Cà răng, căng tai theo lệ tục của dân tộc mình. Ảnh: Tiểu Yến Dân tộc Vân Kiều cư trú tập trung dọc theo vùng núi huyện Minh Hóa và các xã miền núi của huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy thuộc phía Tây tỉnh Quảng Bình. Đồng bào có ba tập tục đặc trưng, đó là tục cà răng, tập tục cưới và tục căng tai. Tập tục căng tai: Người Vân Kiều sau khi sinh con xong thì làm lễ thổi tai, sau đó tiến hành xâu lỗ tai cho trẻ. Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà đồng bào sắm sửa lễ vật nhiều hay ít, nhưng thông thường phải có rượu, gà, heo. Chuẩn bị lễ xong, gia đình mời bà mụ đến làm lễ. Bà mụ vừa bụm miệng, vừa lấy hơi thổi vào tai và cầu khấn mong muốn đứa trẻ lớn lên biết làm nương rẫy, biết bắt cá, gặp may mắn trong cuộc sống... Sau lễ khoảng 5-6 ngày, cha mẹ sẽ tiến hành xỏ lỗ tai cho con. Người Vân Kiều quan niệm: nếu không có lỗ tai thì chết sẽ bị thần linh đuổi đi với loài khỉ. Nếu con đẻ ra ốm yếu, lập tức phải mời bà mụ đến làm lễ thổi tai, xỏ tai cho con mình. Sau khi lỗ xâu tai đã lành thì người mẹ mới treo vòng bạc, đồng to hoặc bằng ngà lủng lẳng.Tập tục cà răng: Để đánh dấu sự trưởng thành của con người, từ tuổi 13, 14, người Vân Kiều thường tổ chức lễ cà/ cắt răng cho các thành viên trong cộng đồng. Việc cà/ cắt răng gây nên đau đớn, nhưng có vượt qua thử thách này, con trai, con gái mới được công nhận trở thành người lớn thực thụ. Lễ cà/ cắt răng được tiến hành vào những tháng nông nhàn. Trong mỗi bản làng thường có một đến hai người thông thạo việc cà/ cắt răng. Người được cà/ cắt răng nằm trên chiếu trải giữa nhà. Giữa hai hàm răng được kẹp bằng một thanh gỗ nhỏ, mềm. Xung quanh có một vài người giúp giữ tay, chân và động viên an ủi. Dụng cụ để cà/ cắt răng là hòn đá mài nhặt bên suối và chiếc liềm để làm cỏ nương rẫy hay dao sắc nhỏ, một ít bông gạo do người cà/ cắt răng chuẩn bị. Cách thức cà từng chiếc răng cửa hàm trên tới sát lợi cho đến khi 4 hoặc 6 chiếc răng bị rời ra. Người thanh niên bị cà/ cắt răng xong được súc bằng nước lã và sau đó bôi một ít nhựa cây cho đen và chắc răng. Sau khi cà/ cắt răng xong, mỗi người được trao một chiếc vòng bằng đồng có khắc ký hiệu bí mật để đi tìm bạn tình. Cà/ cắt răng là những ngày vui của trai gái trong bản làng. Hằng tối, họ tập trung nhau lại để ca hát và đốt nhựa cây Krai để bôi răng. Thiếu nữ xem đây là dịp tỏ tình với bạn trai và chăm sóc lẫn nhau. Tục cà/ cắt răng của người Vân Kiều trước đây thể hiện ý thức làm đẹp cho mình. Nếu ai không cà răng sẽ bị dư luận chê cười, bạn bè coi thường.Tập tục cưới: Cũng như mọi dân tộc khác, do tình trạng phát triển xã hội trước đây chưa cao, nhận thức về vũ trụ, thế giới con người còn thô sơ nên đời sống tâm linh cũng bị chi phối bởi bao điều mê tín, hủ tục lạc hậu. Trước đây, những người đàn ông Vân Kiều muốn cưới vợ thì phải nộp một số lễ vật như trâu, bò, nếp, chiêng, bạc trắng... So với các gia đình khá giả thì không lớn, nhưng với những gia đình nghèo khó thì có khi cả đời lam lũ lao động vẫn không thể có được. Cưới vợ phải nộp một khoản lễ vật lớn như vậy nên nhiều người xem việc cưới vợ giống như là “mua vợ”. Tập tục cưới xin như vậy gọi là “cưới mượn”. Dân tộc Vân Kiều còn có tập tục “nối dây”. Về làm dâu nhà chồng, chẳng may chồng chết thì cô dâu lại trở thành vợ của anh hoặc em chồng. Có gia đình, chị hay em dâu chồng bị chết, cô vợ phải làm vợ cho 3, 4 anh em của một nhà.Để bảo vệ và phát triển giống nòi thì tục “cưới mượn” vẫn tiến bộ hơn tục “nối dây”. Tập tục này đã được xóa bỏ ở nhiều nơi, nhưng tàn dư của nó hiện vẫn còn tồn tại ở một số bản làng heo hút. Theo quan điểm hôn nhân tiến bộ thì rõ ràng tục “cưới mượn” và tục “nối dây” là không thể chấp nhận được.Ngày nay, thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư”, những tập tục lạc hậu như cà răng, nối dây, cưới mượn đang được đồng bào Vân Kiều loại bỏ dần để tiến tới xây dựng bản làng có nếp sống văn minh, tiến bộ.
Về Đầu Trang Go down
 
Cà răng, căng tai
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: VĂN HÓA VIỆT-
Chuyển đến