CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Lịch sử hình thành

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Lịch sử hình thành Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử hình thành   Lịch sử hình thành I_icon_minitimeFri Oct 01, 2010 10:08 pm

1 Lịch sử hình thành

Thời Hùng Vương ở Bắc Bộ có nền văn hoá Đông Sơn với những trống đồng nổi tiếng, thì dọc duyên hải miền Trung có nền văn hoá Sa Huỳnh. Cư dân Sa Huỳnh trước Công nguyên đã đạt đến giai đoạn phát triển sơ kì đồ sắt, với công cụ khí giới sắt, biết làm đồ gốm với bàn xoay, biết dệt vải, biết làm lúa nước. Ở Hội An có Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh, tại đây trưng bày những chum gốm đủ hình dạng, có cái to lớn, cao hơn một mét. Chúng được khai quật từ những di chỉ mộ táng của cư dân Sa Huỳnh. Trong các chum, ngoài tro xương, có cả những đồ trang sức bằng đồng, đá quý, hổ phách …hình thành một phong tục chôn cất riêng.

Từ thế kỉ I và II sau công nguyên, văn hoá Chăm Pa xuất hiện. Một nền văn hoá chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh Ấn Độ. Các di tích Chăm hiện nay còn khá nhiều rải rác đâu đó là những tháp Chàm cổ kính, cổng luôn luôn hướng về phía Đông, hướng của biển cả. Ở Đà Nẵng có một Bảo tàng bạn không thể nào bỏ qua, Viện Bảo tàng Chàm. Nghệ thuật điêu khắc đá Cha Pa rất điêu luyện, và các hiện vật trong Bảo tàng thể hiện một toàn cảnh rất sinh động về vương quốc này.

Từ thế kỉ thứ 10, người Việt tiến dần về phương Nam, đến thế kỉ thứ 17 đến Phan Rang, Phan Rí, lật sang một trang sử mới.

Nếu như ở mảnh đất Nam Bộ chủ nhân cư ngụ lâu đời nhất phải nói đến người Khmer, thì trên mảnh đát miền Trung và Nam Trung Bộ nước ta, người Chăm là một dân tộc thuộc ngữ hệ Mã Lai- Đa Đảo sinh sống lâu đời trên mảnh đất này. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trên vùng đất một số di chỉ của một nền văn hoá cổ, mà sau này đặt tên là văn hoá Sa Huỳnh, tên địa điểm đầu tiên mà tìm ra di tích nền văn hoá này ở Quảng Ngãi vào đầu thế kỉ XX. Cho đến nay các nhà khoa học đã phát hiên được nhiều di chỉ thuộc văn hóa Sa Huỳnh, phân bố trên một không gian khá rộng, từ Trị Thiên đến Đồng Nai, từ ven dãy Trường Sơn ra duyên hải miền Trung. Các di chỉ thuộc văn hoá Sa Huỳnh có niên đại từ 4000 năm đến 2000 năm cách ngày nay. Đó là nền văn hóa cổ thuộc thời đại kim khí, từ đồng thau đến sắt sớm. Chủ nhân của nế văn hoá đó là hai bộ lạc Dừa ( tiếng Sankri là Narikelavamca) và Cau ( Kramukavamca). Đó là tổ tiên của người Chăm hiện nay. Những dấu ấn của hai bộ lạc này còn lưu lại trong các bia kí , truyện dân gian và nghệ thuật tạo hình. Bộ lạc Dừa ở phía Bắc, từ Thừa Thiên đến đèo Cù Mông, còn bộ lạc Cau từ đèo Cù Mông vào Phan Thiết. Từ hai bộ lạc này đã hình thành nên những tiểu quốc đầu tiên, rồi sau đó là vương quốc cổ Chămpa ra đời.

Ở phía Nam tiểu quốc Panran hay Panduranga hình thành từ bộ lạc Cau , từ đầu công nguyên gồm xứ Kauthara ( lưỡi hái) nay là vùng Khánh Hoà, Phú Yên và xứ Panran va vùng Phan Rang, Phan Rí. Trong sách bấy giờ gọi tiểu quốc này là Nam Chăm.

Ở phía Bắc, vào đầu thế kỉ thứ hai, bộ lạc Dừa nắm trong vùng nhà Hán cai trị, gọi là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam. Nhân lúc nhà Hán loạn lạc, dân Tượng Lâm vốn là nơi xa xôi nhất đã liên tục nổi lên và đã giành được thắng lợi. Người lãnh đạo khởi nghĩa là khu Liên ( có thể là phiên âm theo tên gọi thủ lĩnh = Kurung) lên làm vua tiểu quốc phía Bắc của người Chăm mà trong sử sách gọi là Lâm Ap.

Những tiểu quốc đầu tiên va cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Chăm ( thế kỷ I- II).

Không phải ngay từ đầu đã xuất hiện một vương quốc chung cho cả hai bộ lạc, mà trước tiên bộ lạc Cau ở phía Nam đèo Cù Mông đã lập một tiểu quốc riêng của mình vào khoảng đầu công nguyên. Nó tiếp tục phát triển một cách độc lập trong vài thế kỉ, rồi sau đó ngày càng có nhiều quan hệ chặt chẽ với các tiểu quốc lân cận, nhất là tiểu quốc thân tộc ở phía Bắc.

Hiện nay, chúng ta còn biết quá ít về quốc gia sơ kỳ này. Trên địa bàn của nó vào cuối thế kỉ trước, người ta tìm thấy một tấm bia ở làng Võ Cạnh ( nay thuộc xã Vinh Trung, thành phố Nha Traqng). Bia viết bằng chữ Phạn, khắc trên một phiến đá gra- nít, cao 2m50. Căn cứ vào kiểu chữ người ta xác định thời gian tạo dựng nó vào khoảng cuối thế kỉ thứ hai; và như thế đây là tấm bia có niên đại sớm nhất ở vùng Đông Nam Á, thậm chí sớm hơn tất cả những bia khác ở vùng này ít nhất gần hai thế kỉ.

Bia Võ Cạnh nổi tiếng đã cho biết về một triều vua đầu của quốc gia này mà người sáng lập có tôn hiệu là Xrimara. Bia cũng nói lên ảnh hưởng rõ rệt của văn hoá An Độ, vai trò của tăng lữ An Độ đối với sự phát triển tôn giáo và có thể cũng nói lên phần nào cả sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia này.

Tiểu quốc Nam Chăm có thể sớm có một tên gọi riêng mà mãi sau này ta mới thấy có tên chính thức qua bi ký là Panran( Chăm cổ), hay Panrudan( tên chữ Phạn). Tiểu quốc vốn gồm hai xứ: xứ nam, Panran, nay là đất Phan Rang – Phan Thiết, và xứ Bắc, Kauthara ( Lưỡi hái) nay là đất Nha Trang và Phú Yên; tên xứ Nam được lấy làm tên quốc gia.

Dường như Pan-đu- ran- ga đã tồn tại một cách độc lập, và giữ vai trò chuyển tiếp ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ vào bắc Chăm, vì nếu không thì khó mà có thể có việc sử dụng phổ biến chữ Phạn và sự xuất hiện rất sớm chữ Chăm cổ ở bắc Chăm, cùng với sự sáp nhập gọn ghẽ của Nam Chăm vào Bắc Chăm sau này. Tuy nhiên, trong khoảng vài ba thế kỉ trước khi có bia Võ Cạnh, Bắc Chăm vẫn đứng ngoài sự phát triển đó và đang còn chịu ách đô hộ của nhà Hán.

Năm 111 tr.CN., nhà Hán thay thế nhà Triệu, xâm lược và thống trị nước Âu Lạc. Ngoài hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam. Quận Nhật Nam là mảnh đất từ Hoành Sơn đến Quảng Nam, chia làm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh (hay Tỷ Anh, theo Thuỷ Kinh Chú), Lô Dung, và Tượng Lâm. Tượng Lâm là huyện xa nhất về phương Nam trong các đất chiếm đóng của nhà Hán. Huyện Tượng Lâm là Quảng Nam_ Nghĩa Bình ngày nay, tức địa bàn của bộ lạc Dừa đã nói ở trên và cũng là nơi tập trung các di khảo cổ thuộc văn hoá Sa Huỳnh.

Không chịu được sự thống trị và bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân các vùng bị chiếm đóng đã không ngừng nổi dậy chống lại, ở Giao Chỉ, Cửu Chân, cũng như Nhật Nam. Dân Tượng Lâm cũng nằm trong phong trào đó.

Trên địa phận Bình Trị Thiên, thậm chí quá hơn nủa về phía Bắc, nếu như có nhiều di chỉ thuộc văn hoá tiền Sa Huỳnh đã được phát hiện ở vùng ven biển, thì trong nội địa người ta cũng tìm thấy dấu vết văn hoá Đông Sơn tr6en nhiều địa điểm khác, và có thể còn xa hơn nữa về phía Nam, bên cạnh những địa điểm Sa Huỳnh. Điều đó cho phép nghĩ tới dừơng như có sự sống xen kẽ nhau theo chiều dọc của các cư dân Việt cổ và cư dân gốc Mã Lai- Đa Đảo trên giải đất miền Trung, nhất là trên đất Bình Trị Thiên.

Dưới ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân Nhật Nam đã nhiều lần cùng với nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân vùng lên khởi nghĩa. Mùa xuân năm 40 nhân dân Nhật Nam đã từng hưởng ứng mạnh mẽ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, góp phần tạo nên thắng lợi oanh liệt của một cuộc đấu tranh giành độc lập qui mô rộng lớn.

Cuối thế kỉ thứ hai, đời sơ Bình (năm 190 – 193), nhân Trung Quốc loạn lạc, dân Tượng lâm ở nơi xa xôi nhất đã đạt thắng lợi trước tiên. Họ đã nổi dậy giết huyện lệnh, giành lấy quyền tự chủ và lập nước. Cuộc khởi nghĩa tiến hành trong hoàn cảnh thuận lợi: dân Giao Chỉ và Cửu Chân cũng đang đấu tranh chống sự thống trị hà khắc của Trung quốc, đánh phá châu thành, giết thứ sử Chu Phù (năm 190), khiến trong mấy năm không lập nổi quan cai trị. Người lảnh đạo khởi nghĩa có tên là Khu Liên lên làm vua. Khu Liên có thể không phải là tên người mà là sự chuyển âm từ ngôn ngữ cổ Đông Nam Á , Khu Liên – Kurung, có nghĩa là tộc trưởng, vua. Quốc gia mới lập của dân Tượng Lâm, hay bộ lạc Dừa, một thời gian dài được các thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước Lâm Ap. Sách Thuỷ Kinh Chú giải thích rõ: Lâm Ap là huyện Tượng lâm … sau bỏ chữ Tượng chỉ gọi là Lâm Ap. Có tác giả lại cho rằng đó là sự phiên âm theo tên tộc – Krom hay Prum, hoặc Côn Lôn.

Như thế, khoảng hai thế kỷ đầu Công nguyên, nhóm cư dân ven biển miền Trung nước ta đã lần lượt lập lên hai tiểu quốc : tiểu quốc miền Nam, về sau có tên là Pan –đu- ran- ga và tiểu quốc miền bắc mà ta còn tạm gọi bằng cái tên Lâm Ap.

Sự hình thành và phát triển của vương quốc Chăm pa

1. Vương quốc Chămpa ra đời và Vương triều Gangaragia( cuối thế kỉ thứ 2 đầu thế kỉ thứ Cool.

Đây là thời kì hưng thịnh và chiếm ưu thế của Bắc chăm, Khu Liên làm vua được mấy chục năm, rồi cháu là Phạm Hùng thay, sau đó con Phạm Hùng là Phạm Dật - khi Phạm Dật chết tướng Phạm Văn làm vua 12 năm (337- 349). Sau đó con là Phạm Phật lên thay (349- 361). Phạm Phật đạ thống nhất một cách gọn ghẽ giữa Bắc Chăm và Nam Chăm, đặt tên nước là Chăm pa. Có thể đó là tên một loại hoa (mà ta thường gọi là hoa sứ, hoa đại – michelia champacca lênaia), hoặc tên một vùng đất ở Đông Bắc An Độ mà sau này còn ở nhiều địa điểm khác. Phạm Dật có thể là ông vua Bhadravarman được biết đến đầu tiên trong các bia kí để lại. Nhưng sau khi vua này mất, tình hình lại bất ổn nên trong suốt một thế kỷ không có bia ký. Đến đầu thế kỉ thứ 6, vua Gangaragia lên ngôi và từ đó đến khi dời đô vào Nam (năm 731) là thời kì phát triển yên ổn và hưng thịnh của vương quốc Chăm pa. Các nhà sử học thời kì này là vương trều Gangaragia gồm có 9 đời vua. Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng mạnh và rõ rệt của An Độ giáo và văn hoá ấn Độ.

- Kinh Đô lúc đó là Trà Kiệu, mà sử sách gọi là Sinhapura (thành sư tử), bên bờ sông Thu Bồn, nau thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.

- Bên cạnh cố đô Trà Kiệu, thời ấy người Chăm đã xây dựng khu đền thờ hay thường gọi là thánh địa (hoặc thánh đô) Mỹ Sơn. Theo quan niệm ấn Độ giáo, đền thờ trung tâm tín ngưỡng của vương quốc để thờ đấng thiêng liêng tối cao phải là nơi chốn thâm nghiêm, cách biệt với thế giới đời người bởi vậy mà Thánh địa Mỹ Sơn đã được xây dựng giữ một thung lũng bao bọc bởi núi non trùng điệp, cách kinh đô Trà Kiệu khoảng 28 km về phía Tây. Ơ đây còn tồn tại một tổng thể kiến trúc gồm trên 70 công trình với những đền miếu xây bằng gạch tuyệt đẹp.

Vương quyền cũng được tăng cường trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. Miền đất từ Hoành Sơn đến Hải Vân vẫn là nơi giành giật, thì đến cuối nhà Tuỳ, Cham pa đã lấn chiếm hẳn được và nhiều lần tấm công phủ An Nam, bấy giờ còn do nhà Đường chiếm đóng. Nửa đầu thế kỉ thứ VII, vua thứ 5, Kan- đa- pa - đơ - hác- ma (Kandarpadharma) lập đền và dựng bia ở địa điểm gần Huế. Đây là bia Chàm thuộc loại cổ nhất mà ta được biết cho đến nay ở Bắc Hải Vân. Còn vua thứ 8 Vikranta varman I vừa có bia ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu, lại vừa có cả ở Lai Cầm (Nha Trang).

Tuy lãnh thổ thống nhất và mở rộng, vương quyền được tăng cường, nhưng ưu thế nghiêng về miền Bắc: kinh đô đặt ở phía Bắc, các vua triều Gan- ga- ra- gia chắc cũng thuộc bộ phận Bắc Chăm. Bắc Chăm pa phát triển sau nhưng có ưu thế hơn có thể vì địa bàn của nó rộng, trù phú, dân đông hơn nên có điều kiện phát triển nhanh và đã thu hút được Nam Cham pa. Nhưng sau Vi- cơ- ran – ta- vác- man II, tình hình có sự thay đổi, ưu thế lại chuyển về miền Nam. Lý do của việc này hiện nay ta chưa ro, nhưng chắc chắn là đã được thường xuyên có sự đấu tranh giữa hai bộ phận quý tộc Nam và Bắc Cham pa để giành ưu thế chính trị của mình, tuy rằng sự thống nhất lãnh thổ là nhu cầu tự nhiên của cả hai bộ phận, cư dân có quan hệ thân tộc này.

2. Vương triều Pan- đu – ran- ga ( giữa thế kỷ VIII – giữa thế kỷ IX):

Vào giữa thế kỉ 8, ở Bắc Cham pa có nhiều biến động, nên trung tâm Cham pa chuyển vào Nam, xây dựng lên vương triều Paduranga ở vùng Khánh Hoà và Phan Rang. Theo sử liệu, vương triều này có 6 đời vua kéo dài trong một khoảng một thế kỉ. Trung tâm của Cham pa lúc này là vùng tháp Pônagar, mà người ta thường gọi là Tháp Bà ở Nha Trang. Thực tế Ponagar không phải là cung vua mà là nơi thờ thần, giống như Mỹ Sơn của thời kỳ trước.

3. Vương triều Đồng Dương( In-đra- pu- ra, giữa thế kỉ IX- cuối thế kỉ X):

Từ giữa thế kỉ thứ 9, trung tâm Cham pa lại chuyển ra miền Bắc. Kinh đô được xây dựng tại làng Đồng Dương nằm trên bờ sông Ly Ly- một nhánh sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu khoảng 15 km về phía Đông Nam. Kinh đô này được mang tên là “Thành phố Indrapura- thành phố chiếu đầy hào quang”. Khác với các vương triều trước đây, trong thời ký vương triều Đồng Dương, Phật Giáo đã phát triển khá mạnh, nhiều nhà sử học gọi vương triều này là một “ vương triều Phật Giáo”, dù An Độ giáo lúc này vẫn không bị bài xích. Nhịều di tích Phật giáo trong đó có cả tượng phật bằng đồng, nổi tiếng đã tìm thấy ở Đồng Dương. Trên bia ký Đồng Dương đã thấy nói nhiều tới: ” nỗi đau của con người và sự luân hồi”, “ cõi niết bàn tuyệt diệu và công xã tăng ni”v.v…

Đồng Dương là nơi tập hợp cả cung điện và đền chùa, chứ không tách ra như Trà Kiệu và MỸ Sơn trước đây. Trong số gần 30 công trình hiện nay đã tìm thấy ở Đồng Dương có cả các đền chùa, phật giáo và các tháp An Độ giáo.

Vương triều Đồng Dương hay triều đại Indrapura có 9 đời vua, kéo dài gần 2 thế kỷ. Trong thư tịch Trung Quốc, từ thời ký này gọi Chăm Pa là Chiêm Thành (phiên âm từ chữ Phạn Champapuru).

4. Vương triều Vijaya:

Vào cuối thế kỷ thứ 10, kinh đô Đồng Dương bị tiến công nhiều lần, nên khi vua Yangpuku Vijaya lên ngôi (999) quyết định dời đô về Vijaya vào năm 1000. thành Vijaya mà sử sách gọi là thành Đồ Bàn với trung tâm điểm được đánh dấu bằng một ngọn tháp gọi là “ tháp Cánh Tiên”. Thành Đồ Bàn được xây dựng trên gó đá ong (thuộc huyện An Nhơn, Bình Định), nằm giữa một cánh đồng mà ba mặt Bắc, Tây, Nam, đều có núi ản ngữ thông ra biển bằng cửa Thị Nại.

Vương triều này kéo dài trong vòng 5 thế kỷ với nhiều biến động và thực tế đã có nhiều lần dời đô về phương Nam. Trong thời ký này, lãnh thổ Chăm Pa đã bắt đầu bị thu hẹp dần.

5. Triều đại Paduranga II ( giữa thế kỷ 15 cuối thế kỷ 17)

Sau khi thành Đồ Bàn thất thủ, vương quốc Chăm Pa bước vào giai đoạn cuối cùng của nó – Biên giới phía Bắc Cham pa lùi vào đến tận đèo Cù Mong. Lúc đầu đóng đô ở kauthara (Khánh Hoà), đến giữa thế kỷ 17 chuyển về vùng Phan Rang. Tuy có nhiều biến động, nhưng trong thời kỳ này kinh tế xã hội Chăm pa có lúc vẫn phát triển, nhất vùng Phan Rang vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Đến cuối thế kỷ 17, khi Nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều Chăm Pa đã mất hẳn độc lập chỉ tồn tại như một thế lực bán tự chủ. Đầu thế kỷ 19, nhất là từ thời vua Minh Mạng Chăm pa đã trở thành một phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc của Việt Nam.

Như vậy, dải đất miền Trung nước ta là nơi cư trú lâu đời nhất của dân tộc Chăm. Người Việt chỉ xuất hiện đông từ năm 1376 (năm Bính Thìn) khi vua Trần Nhuệ Tông cử 12 vạn quân vừa Thuỷ vừa bộ đánh vào Đồ Bàn. Chế Bồng Nga làm cừ sắt ngoài thành, bày kế dụ địch, giết được vua nhà Trần và đánh tan rã cả quân thuỷ bộ.

Năm Quý Mùi (1403) , Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân có chiến cụ đầy đủ vào nỗ lực vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng, nhưng rốt cuộc bị người Chiêm phản công. Nhưng đến năm Canh Thìn (1470) Vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem quân ra đánh phá Hoá Châu. Vua Lên Thánh Tông phải cầm quân đi đánh dẹp. Trà Toàn đại bại phải rút quân về giữ Đồ Bàn, vua Lê Thánh Tông thừa thắng đuổi đánh. Quân Chiêm chống không nổi, Trà Toàn bị bắt và đất Đồ Bàn bị quân ta chiếm.

Vua Lê Thánh Tông sáp nhập phần đất Chiêm Thành mới lấy được vào đạo Quảng Nam, và đổi làm phủ Hoài Nhơn lĩnh ba huyện là Bồng Sơn, Phù Lý và Tuy Viễn. Phủ Lý đóng tại thành Đồ Bàn.

Đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, năm Ất Tị (1605) Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên Hoài Nhơn làm Quy Nhơn, đặt quan tuần vũ cai trị, nhưng vẫn thuộc đạo Quảng Nam như dười thời Lê.

Một vài niên biểu thời Trịnh – Nguyễn , Tây Sơn:

- 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, mở ra dòng chúa Nguyễn. Quân Nam và Bắc Triều sau đó đã bảy lần đánh nhau lớn mà bất phân thắng bại.
- 1611 chúa Nghuyễn lấy đất Phú Yên.
- 1653 lấy đất Khánh Hoà.
- 1687 chúa Nguyễn Phúc Tần chọn làng Phú Xuân làm kinh đô, bắt đầu thành phố Huế.
- 1658 – 1759 lấy sáu tỉnh miền Nam.
- 1771 ba anh em Tây Sơn khởi nghiệp. 1771- 1773 khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và nhanh chóng giành được nhiều thắng lợi to lớn. Tây Sơn đã giải phóng được một vùng đất rộng lớn, đại thể tương ứng với các tỉnh miền Quảng Nam, Quảng Ngãi , Bình Định, Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên ngày nay.
- 1755 họ Trịnh đánh chiếm Phú Xuân.
- 1786 Nguyễn Huệ lấy Phú Xuân rồi ra Bắc diệt Trịnh.
- 1799 Nguyễn Anh lấy thành Quy Nhơn.
- 1801 Nguyễn Ánh lấy Phú Xuân lên ngôi Hoàng đế.
- 1858 tàu chiến Pháp bùng nổ vào Đà Nẵng.
- 1859 người Pháp đành Gia Định.
- 1873 Pháp đánh Hà Noi.
1885 Pháp chiếm kinh đô Huế, vua Hàm Nghi bỏ kinh thành ra kháng chiến.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Lịch sử hình thành
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lịch sử hình thành
» Du lịch mùa thu
» Độc đáo du lịch biển đảo Nha Trang
» Lên kế hoạch cho một chuyến du lịch bụi
» *^*kinh nghiệm bỏ túi khi đi du lịch nha trang\":"//

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN-
Chuyển đến