CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ)

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) Empty
Bài gửiTiêu đề: GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ)   GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) I_icon_minitimeTue Oct 05, 2010 7:17 pm

LỊCH SỬ

Câu 1: Từ trước đến nay Đà Nẵng có bao nhiêu tên gọi, giải thích ý nghĩa của tên gọi qua các thời kỳ?
Gợi ý trả lời:
+ Đà Nẵng: Có nhiều cách giải thích nhưng tựu trung theo ngôn ngữ Chăm thì Đà nẵng có nghĩa là “ sông lớn” hay “cửa sông Cái”. Trong tập Đà Nẵng bước vào thế kỷ 21(NXB Văn Nghệ TPHCM – 2000), nhà nghiên cứu Nguyễn Sinh Duy khi viết về vùng đất này đã lập luận rằng: “Đây là ngã tư quốc tế của vùng cực Đông đồng thời là trọng điểm giao lưu văn hóa giữa 2 luồng văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, trong đó hệ thống địa danh là dấu ấn lâu đời giúp soi sáng quá trình hình thành một xứ sở về mặt ngôn ngữ, địa lý, cơ cấu xã hội … qua các thời kỳ lịch sử. Địa danh Đà Nẵng hình thành cũng không ngoài quy luật giao thoa các ngôn ngữ Ấn – Hoa, trong đó từ nguyên, ngữ nghĩa Phạn – Hán không thể không xét đến. Dải đất nằm bên tả ngạn sông Hàn đối diện với bán đảo Sơn Trà ngày nay, trong thời thịnh vượng của người Chăm ngự trị châu Amaravâti, có tên là Hãng Danak. Hãng có nghĩa là dải đất do biển rút cạn để lộ ra; Danak có nghĩa là cửa sông tiếp giáp biển
+ Hàn: nguyên là âm Hán Việt của Chăm ngữ “ Hãng” có nghĩa là dải đất do biển rút để lộ ra.
ự giải thích này trở nên hữu lý khi ta nhớ rằng, mãi đế`những những năm cuối 80 của thế kỷ 19 , khâm sứ Pháp Baille đã mô tả: Đà nẵng cát là cát vẫn còn đó… và người ta đi qua đấy bị chôn lún xuống cát đến nửa giờ, suốt chiều dài của đụn cát đấy, nung nấu dưới ánh mặt trời, thành phố nhỏ bắt đầu khai sinh.
+ Cửa Hàn: Trong tập lịch sử thành phố Đà Nẵng ( Nhà xuất bản Đà Nẵng-2001) có cho biết :
ịa danh Cửa Hàn không những được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đồng thời cũng được người châu Âu nhắc đến từ rất sơm. Cố đạo Buzomi đến Đàng Trong vào năm 1615 và dịp lễ Pâques năm ấy ông lập một nhà thờ tại một nơi được ghi là Kean, địa danh này cũng được ghi lại trên tấm bản đồ nổi tiếng của cố Alexandre de Rhodes vẽ năm 1666, nằm ở vị trí chân đèo hải Vân.
+ Kean: tên gọi này bắt nguồn từ cách gọi khá phổ biến đương thời (theo lối ở Đàng Ngoài),
hững nơi tập trung dân cư gọi là Kẻ (kẻ CChợ); Kean có nghĩa là Kẻ Hàn. Như vậy Kean là hình thức diễn âm theo nghĩa của người ở đất Hàn.
+ Tourance: Như chúng ta đã biết, Đà Nẵng nằm trên tả ngạn sông Hàn kề bên cửa biển hiểm yếu, vì vậy chức quan giữ cửa biển được gọi là Thủ – Hàn ta có thể hiểulà giám thủ cửa sông Hàn. Từ thế kỷ 16 khi người châu Âu sang đây họ gọi Thủ Hàn là Touron và dần dần gọi trại thành Tourane(?). Nhưng cũng có thuyết cho rằng, do khi sang đây thấy một cái tháp (tour) trên cửa Hàn nên họ gọi Tourane(?) ; hoặc giả thuyết khác lại nói Tourane là do viết nhầm từ tên làng Thạc Gián mà ra vì 2 chữ Tu và Thạc viết giống nhau, nên từ Tu Gián mà biến thành Tourane(?); lại có người lập luận người miền Nam Trung Hoa đã phát âm Đà Nẵng là Tu Ran, Turam, Tourane … (?) Trên tạp chí phổ thông số 87 (phát hành tại miền Nam trước năm 1975), ông Japa Panrang khi bàn về “Việt mang âm hưởng Chàm” ngoài việc đồng ý cụm từ Hang DaNak là nguồn gốc của địa danh Đà Nẵng, thì ông còn cho biết DaNak cũng có một cách viết khác là Durak (có nghĩa là biển là chợ) và lập luận rằng: “ Danh xưng Hàn do tiếng Hang của Chàm, Đà nẵng do tiếng Đanak và Tourane do tiếng Darak hay Durak mà ra. Nhìn chung tất cả các sự giải thích trên vẫn chưa có sự thống nhất .

Câu 2: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ? Nó còn có những tên gọi nào? Năm nào được coi là mốc chính thức khai sinh con đường này?
Gợi ý trả lời: Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội Nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.
Ở Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên của dãy Trường Sơn –
dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua. Về sau, hệ thống này có thêm tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh, tên gọi này (Ho Chi Minh trail) có nguồn gốc từ Mỹ. Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. Một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được sử dụng để giúp hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường.
Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã thành vùng bỏ hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Năm 2000, Đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau Quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến đông Trường Sơn.
Một số phần của Đường Trường Sơn vốn đã tồn tại từ hàng thế kỷ dưới hình thức các con đường mòn sơ khai dành cho việc giao thông buôn bán trong vùng. Khu vực mà hệ thống đi qua đã là một trong những vùng đất địa hình hiểm trở nhất Đông Nam Á: núi cao, ít dân, rừng rậm nhiệt đới. Trong những năm đầu của Chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đã sử dụng hệ thống đường mòn này làm đường nối liền Bắc Nam, một trong các tuyến đường đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự truy quét của quân Pháp. Tháng 5 năm 1958, các lực lượng thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Pathet Lào đã chiếm giữ các nút giao thông tại Sê-pôn (Tchepone), trên đường 9 thuộc địa phận Lào.
Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra đời, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, đã phủ nhận Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954, chia cắt đất nước. Để tiếp tục chi viện cho những người Cộng sản miền Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định xây dựng những con đường chiến lược. Trên cơ sở đó đã có 2 tuyến đường được xem xét là tuyến đường bộ qua dãy Trường Sơn và tuyến đường biển trên biển Đông.
Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính phủ Ngô Đình Diệm, chính phủ Hà Nội gửi Đoàn 559 mới được thành lập vào tháng 9 vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một tiểu đoàn giao liên D301 với 440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá (sau là Thiếu tướng) Võ Bẩm. Đoàn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” để đảm bảo bí mật tối đa, toàn bộ vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ từ thời Pháp, thậm chí đoàn còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng.
Sau đó, đoàn 559 chuyển các tuyến giao thông của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn. Một năm sau, đoàn 559 đã đạt được quân số 6.000 người với hai trung đoàn 70 và 71. Con số này không bao gồm các lực lượng chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ hay dân công Việt và Lào. Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, đường Trường Sơn chỉ được dùng để chuyển quân, do khi đó việc vận chuyển súng đạn vào Nam qua đường biển có hiệu quả cao hơn. Sau các cố gắng của hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn hoạt động này trên vùng biển ven bờ Chiến dịch Market Time, đường Trường Sơn phải làm cả hai nhiệm vụ. Hàng chuyển vào từ miền Bắc được lưu trong các kho tàng dọc theo biên giới mà sau được gọi là các “Khu căn cứ”, những nơi này đến lượt nó lại trở thành các thánh địa cho các lực lượng Quân giải phóng và Quân đội Nhân dân Việt Nam dưỡng quân và tái trang bị sau khi thực hiện các hoạt động quân sự bên trong lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.
Có 5 khu căn cứ lớn trong vùng cán xoong của Lào. Căn cứ 604 là trung tâm hậu cần chính; từ đó, quân và quân nhu được điều phối vào Vùng 1 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa và các căn cứ khác xa hơn ở phía Nam. Căn cứ 611 hỗ trợ vận tải từ căn cứ 604 tới căn cứ 609; cung cấp xăng dầu và đạn dược cho căn cứ 607 và tới tận thung lũng A Sầu ở Thừa Thiên. Căn cứ 612 được dành để hỗ trợ Mặt trận B3 tại Tây Nguyên. Căn cứ 614 nằm giữa Chavane (Lào) và Khâm Đức (Nam Việt Nam) vận chuyển quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật và Mặt trận B3. Căn cứ 609 giữ vai trò quan trọng, do mạng lưới đường ở đây có thể dùng để vận chuyển quân nhu trong mùa mưa. Ban đầu, hàng hóa được vận chuyển bằng xe đạp thồ, xe bò. Đến tháng 12 năm 1961, Đoàn vận tải 3 của Cục Hậu cần đã trở thành đơn vị vận tải cơ giới đầu tiên của QĐNDVN phục vụ trên đường Trường Sơn. Từ đây, vận tải cơ giới tăng lên nhanh chóng.
Các khu căn cứ trên lãnh thổ Lào
Có hai loại đơn vị thuộc Đoàn 559, các binh trạm và các đơn vị giao liên. Một binh trạm tương đương với một trung tâm hậu cần cấp trung đoàn, có trách nhiệm bảo vệ một đoạn đường. Trong khi các đơn vị độc lập chịu trách nhiệm an ninh, công binh, và các chức năng đánh tín hiệu, binh trạm cung cấp các nhu yếu phẩm hậu cần. Các trạm giao liên thường đóng cách nhau một ngày đường đi bộ, có trách nhiệm cung cấp lương thực, chỗ trú, y tế, và dẫn đường tới trạm tiếp theo. Đến tháng 4 năm 1965, chỉ huy Đoàn 559 là Tướng Phan Trọng Tuệ, quân số gồm 24.000 người trong 6 tiểu đoàn vận tải bằng xe tải, 2 tiểu đoàn vận tải xe đạp thồ, một tiểu đoàn vận tải đường thủy, 8 tiểu đoàn công binh, và 45 trạm giao liên. Khẩu hiệu của Đoàn 559 khi đó là “Đánh địch mà tiến, mở đường mà đi.”
Hệ thống đường Trường Sơn phát triển thành một mạng lưới phức tạp của các con đường đất (một số nơi rải đá hoặc lót ván gỗ) rộng khoảng 5,5 m, đường cho người đi bộ và xe đạp thồ, bãi đỗ xe tải. Còn có kho chứa, bãi chứa hàng, doanh trại, bệnh viện, và các cơ sở vật chất khác. Tất cả được che dấu khỏi quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo không ngừng được mở rộng và củng cố.
Thời tiết ở vùng Đông Nam Lào đóng vai trò quan trọng cả trong nỗ lực hậu cần và cả trong cố gắng của Mỹ/Việt Nam Cộng hòa nhằm phá đường. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, trong thời gian này, trời luôn nhiều mây, mưa nhiều, nhiệt độ cao. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3, khí hậu tương đối khô hơn và nhiệt độ thấp hơn. Do mạng lưới đường chủ yếu là đường đất, khối lượng vận chuyển chủ yếu (và các hoạt động quân sự mà nó hỗ trợ) được thực hiện vào mùa khô. Về sau, hệ thống đường được bổ sung bởi vận tải đường sông, kiểu vận tải này cho phép chuyển các khối lượng lớn quân nhu ngay cả trong mùa mưa.
Tổng kết:
Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km “đường kín” cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm.
Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay, đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn ba vạn người bị thương, khoảng 14.500 xe – máy các loại, hơn 700 khẩu súng pháo bị hư hỏng; hơn 90.000 tấn hàng hoá bị đánh cháy…
Trong 16 năm, hệ thống hậu cần đường Trường Sơn đã chuyển được hơn một triệu tấn hàng, vũ khí vào cho các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào chiến trường.

Câu 3: Hãy giới thiệu hoàn cảnh ra đời và vai trò lịch sử của những bản tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Việt Nam.
Gợi ý trả lời: Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập:
1. Bài thơ Nam quốc sơn hà: tương truyền Lý Thường Kiệt ra lệnh cho quân sĩ giấu mình trong đền thờ bên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu), ngâm thơ vang vọng như lời sấm truyền của thần linh, nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống.
2. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc. Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).
3. Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
"Hỡi đồng bào cả nước , Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng . Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy , có quyền được sống , quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc ." Lời nói bất hủ ấy trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ . Suy rộng ra , câu ấy có ý nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng , dân tộc nào cũng có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do . Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Kách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi . Đó là lẽ phải không ai chối cãi được.... Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy ."
Câu 4: Hãy trình bày khái quát những mốc thời gian và sự kiện đáng nhớ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975.
Gợi ý trả lời:
+ Hiệp định Giơnevơ(21/07/1954) bao gồm các văn bản : hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia; bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị và các phụ bản khác.
+ Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957).
+ Cải tạo quan hệ sản xuất bước đầu phát triển kinh tế- xã hội (1958-1960).
+ Đấu tranh chống chế độ Mỹ – Diệm, gìn giữ và phát triển lực lượng CM (1954-1959)
+ Phong trào Đồng Khởi (1959-1960).
+ Đại hội đại biểu tòan quốc lần 3 của Đảng (tháng 9 -1960).
+ Miền Bắc thực hiện hế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965).
+ Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1961-1965).
+ Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968).
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
+ Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất chống chiến tranh phá hoại (1965-1968).
+ Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh, Đông Dương hóa chiến tranh của Mỹ” (1969-1971).
+ Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
+ Đấu tranh đòi Mỹ xuống thang chiến tranhvà thương lương ở hội nghị Paris (1965-1969).
+ Ký hiệp định Paris 1973.
+ Cuộc tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975.

Câu 5: Triều đại nhà Hồ kéo dài bao lâu? Theo bạn điều gì là đáng ghi nhận nhất trong khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của Vương triều này?
Gợi ý trả lời: Nhà Hồ là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi vua Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400.
Công cuộc cải cách của nhà Hồ thực hiện chỉ được trong thời gian quá ngắn ngủi. Cũng như nhiều cuộc cải cách khác trong lịch sử, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vấp phải sự phản đối trong nước, nhưng không phải vì vậy mà nhìn nhận cuộc cải cách hoàn toàn tiêu cực. Như trường hợp “Biến pháp Thương Ưởng” đời Chiến quốc ở nước Tần trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ đầu cũng gây sốc mạnh trong xã hội nước Tần, nhưng sau đó vẫn được duy trì và nhờ vậy mà nước Tần trở thành một nước hùng mạnh, tạo tiền đề cho sự thống nhất toàn quốc. Sự phản ứng của dân chúng nước Tần cũng lắng dần theo thời gian. Vấn đề của cuộc cải cách nhà Hồ là nó chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng các chính sách cải cách đó chủ yếu phục vụ cho lợi ích chiến tranh; hơn thế nữa cuộc cải cách được thực hiện dồn dập trong thời gian ngắn: dùng chữ Nôm để đề cao ý thức dân tộc, dùng tiền giấy tuy tiết kiệm nhưng dân chúng chưa thích nghi thói quen tiêu dùng mới, hạn điền và hạn nô làm giảm lợi ích của địa chủ, quý tộc cũ… Cuộc cải cách gây xáo trộn lớn trong tâm lý mọi người và sự bất bình, chia rẽ sâu sắc trong xã hội. Sự bất bình còn chưa kịp lắng xuống thì đã có bàn tay lớn thò vào cùng tiếng hô hào “lật đổ” khiến số đông người trong nước Đại Ngu đồng tình.
Tiền giấy được phát hành lần đầu tiên năm 1396 dưới thời vua Trần Thuận Tông, tuy nhiên người quyết định khi đó có lẽ là Hồ Quý Ly. Sau này, trong thời đại của mình, nhà Hồ đã có một số cải cách về hành chính, kinh tế, xã hội như: làm sổ hộ tịch, hạn chế gia nô, lập kho dự trữ thóc gạo, định lại quan chế và hình luật, thuế và tô ruộng, di dân khẩn hoang, lập cơ quan chăm sóc y tế v.v Tuy nhiên, các cải cách của nhà Hồ hầu như không giành được thành công, do những thủ đoạn mà Hồ Quý Ly đã làm để lên ngôi khiến dân chúng xa lánh nhà Hồ.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ)   GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) I_icon_minitimeTue Oct 05, 2010 7:21 pm

Câu 6: Bạn hãy giới thiệu ba vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam theo chủ quan của bạn. Hãy giải thích sự lựa chọn của mình.
Gợi ý trả lời:
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn , là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230, hay 1232
Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên – Mông ra khỏi nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ khoảng 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
+ Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã chỉ huy quân đội thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Ông được xem như một người có tài khi dẫn dắt một quân đội nhỏ đánh bại một cường quốc. Chiến thắng của quân Việt Minh tại Điện Biên Phủ đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân, đập tan huyền thoại bất khả chiến bại của phương Tây và thúc giục tinh thần của các lực lượng chống thực dân trên toàn thế giới.Ở Việt Nam, ông được gọi là người anh cả của Quân đội nhân dân
Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân). Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.
Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. ông đã lãnh đạo quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Times Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các “Anh hùng châu Á”, gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,…
Ông là một nhà vận dụng tài giỏi chiến thuật chiến tranh du kích. Ông cũng là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ và thắng Pháp năm 1954.
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là tư lệnh chiến dịch, Bí Thư Đảng Ủy trong kháng chiến chống Pháp:
• Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
• Chiến dịch Biên giới (tháng 9-10 năm 1950)
• Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
• Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
• Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
• Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 ăm 1951)
• Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
• Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
• Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3-5 năm 1954)
Chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp Định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
+ Các bạn tự tìm hiểu thêm 1 vị tướng nữa nhé
Câu 7: Du khách hỏi bạn: Tại sao lịch sử Việt Nam lại gắn liền với những cuộc chiến tranh? Người Việt có hiếu chiến quá không? Bạn hãy giải thích và chứng minh một sự thật ngược lại.
Gợi ý trả lời: Lịch sử loài người là lịch sử của các cuộc chiến tranh, và lịch sử Việt Nam cũng không ngoại lệ. Con người trong quá trình phát triển đều muốn đem lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng, song điều đó lại xâm phạm đến lợi ích của một cộng đồng khác; Con người với những ý thức hệ khác nhau sẽ dẫn đến mâu thuẫn và để giải quyết triệt để mâu thuẫn là làm những cuộc chiến tranh.
Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản, rừng vàng biển bạc nên các cường quốc trên thế giới luôn “dòm ngó” muốn chiếm được để mở rộng ảnh hưởng. Quả vậy thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ, Nga và Trung Quốc đều coi Việt Nam là nơi khẳng định vị trí của mình ở Đông Nam Á nói riêng và ở Châu Á nói chung.
Người Việt Nam hoàn toàn không phải là một dân tộc hiếu chiến mà vì lý do lịch sử như trên đã trình bày nên bắt buộc người Việt phải chiến đấu bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc. Đó là chiến tranh vệ quốc, chiến tranh chính nghĩa chiến đấu vì chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do” như Bác Hồ vô vàn kính yêu đã từng nói.
Câu 8: Hệ thống phòng thủ có vẻ đơn sơ này thật ra đã góp phần vào việc ngăn chặn bước tiến của Liên quân Pháp – Tây Ban Nha từ năm 1858 đến 1859 tại Đà Nẵng. Anh/ Chị cho biết đoạn văn trên nói đến hệ thống phòng thủ nào?
Gợi ý trả lời: thành Điện Hải
Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 – 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện Hải.
Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải.
Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông.
Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.
Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 – 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.
Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16.11.1988, được gắn bia di tích ngày 25.8.1998.

Câu 9:Một số thành tựu của các học trò đất Quảng được gắn liền với danh xưng tôn quý do nhân dân tỉnh nhà vinh danh trong tinh thần khuyến học. Đó là các danh xưng: Ngũ Phụng Tề Phi, Tứ Hùng, Tứ Kiệt, Tứ Hổ, Tứ Tuyệt. Anh/Chị cho biết họ và tên của những học trò dược vinh danh Ngũ Phụng Tề Phi
Gợi ý trả lời:
+ Ngũ phụng tề phi: có nghĩa là năm con phượng cùng bay lên là danh hiệu do vua Tự Đức phong tặng cho năm vị đại khoa cùng đỗ trong một khoa thi năm 1898, và cùng thuộc tỉnh Quảng Nam, đó là một điều hiếm có trong một tỉnh. Năm vị ấy là:
• Tiến sĩ Phạm Liệu (Trường Giang, huyện Điện Bàn)
• Tiến sĩ Phan Quang (Phúc Sơn, huyện Quế Sơn)
• Tiến sĩ Phạm Tuấn (Xuân Đài, huyện Điện Bàn)
• Phó bảng Ngô Lý còn gọi là Ngô Chuân (Cẩm Sa, huyện Điện Bàn)
• Phó bảng Dương Hiển Tiến (Cẩm Lậu, huyện Điện Bàn)
Thật ra, đất Quảng Nam xưa còn có Thập Ngũ Phụng Tề Phi trong một khoa thi hương năm 1900 (Canh Tý) có 32 thí sinh đỗ cử nhân trong đó, người Quảng Nam chiếm hết 15 người mà thủ khoa là Huỳnh Thúc Kháng.
+ Tứ Hùng:
+ Tứ Kiệt:
+ Tứ Hổ: Sau thành công của Ngũ Phụng Tề Phi, đến năm thứ 13 đời vua Thành Thái, khoa thi Tân Sửu (1901), Quảng Nam cũng có bốn vị đỗ đạt lớn được mệnh danh là Tứ hổ Trung Kỳ gồm: Nguyễn Đình Hiến, Võ Vỹ, Nguyễn Mậu Hoán và Phan Châu Trinh.
+ Tứ Tuyệt:

Câu 10: Các nguồn này hợp lưu với nhau – Hội thuỷ- để trước khi ra biển cả qua Cửa Đại ( Đại Chiêm Hải Khẩu). Hội An nằm trên con sông hợp lưu – hội thuỷ đó. Anh/Chị cho biết đó là những con sông nào?
Gợi ý trả lời: sông Chợ Củi – Thu Bồn (phía Tây); sông Cổ Cò (phía Bắc); sông Trường Giang – Chợ Được (phía Nam) hội thủy tại Hội An chảy qua Cửa Đại trước khi chảy ra biển Đông.

Sông Thu Bồn là một dòng sông ở tỉnh Quảng Nam Việt Nam: Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh (Nam Quảng Nam-Bắc Kon Tum); phần thượng lưu này được gọi là Đak Di. Sông chảy ngược lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam như Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các sông, suối nhỏ. Đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi qua địa phận Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu được gọi là Thu Bồn. Ở Quế Sơn, sông đổi sang hướng Tây Nam-Đông Bắc. Khi chảy qua ranh giới giữa Duy Xuyên và Đại Lộc, Thu Bồn nhận chi lưu lớn nhất ở tả ngạn, đó là sông Vu Gia. Sông đổ ra biển Đông ở cửa Đại. Cách cửa Đại không xa ngoài khơi là cù lao Chàm. Trước khi ra biển, sông tạo ra một số phân lưu như sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò, sông Hội An.
Bên sông Thu Bồn có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, như thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Trà Kiệu (kinh đô cổ của Chăm Pa), cảng thị cổ Hội An (tả ngạn sông Thu Bồn, cách cửa Đại 4 km).
Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nước, có nhiều cồn, với hai hệ sinh thái là rừng nhiệt đới và cỏ biển. Hiện chính quyền tỉnh Quảng Nam đang làm các thủ tục đề nghị UNESCO công nhận vùng hạ lưu sông Thu Bồn, khu phố cổ Hội An và Khu Bảo tồn biển cù lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển quốc tế.
Lưu vực sông Thu Bồn phần thượng lưu là nơi được cho là có nhiều vàng sa khoáng. Việc khai thác vàng thủ công, khai thác sỏi và cát ở đây đã làm ô nhiễm nước sông và gây xói mòn đất. Trên thượng nguồn sông Thu Bồn có hai công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, đó là Sông Tranh 1 và Sông Tranh 2.
Hạ lưu sông Thu Bồn là vùng đất ngập nước rộng lớn, nhất là khu vực xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim và vùng lân cận với hơn 500ha diện tích mặt nước. Các nhánh sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò nối với sông Thu Bồn tạo ra nhiều cồn, gò như Thuận Tình, cồn Tiến, cồn 3 xã, gò Hí, gò Già…, với các hệ sinh thái (HST) điển hình vùng nhiệt đới, như rừng ngập mặn và cỏ biển. Trong đó, đáng chú ý là rừng dừa nước dọc bờ các kênh rạch, quanh năm xanh tốt, tạo cho khu vực đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất đặc biệt cho miền Trung – Hội An mà ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể tìm gặp ở miền Tây Nam Bộ. Trên các cồn gò và các vực nước chung quanh các dãy dừa nước từ vùng triều thấp trở xuống còn có hệ sinh thái cỏ biển (seagrass ecosystem)- hệ sinh thái đặc thù trong vùng đất ngập nước, chỉ có ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Chúng là những loài thực vật bậc cao, sống chìm trong môi trường nước, tồn tại và phát triển quanh năm, thích nghi trong môi trường luôn có dòng chảy,
sóng gió nhờ hệ thống thân ngầm vùi sâu trong trầm tích.
Theo nhiều người dân địa phương, trước thập niên 1980, diện tích dừa nước ở vùng Cửa Đại lên đến hàng trăm héc ta, trong đó có rừng dừa Bảy Mẫu trải rộng trên địa bàn các thôn 1, 2, 3 và 8 của xã Cẩm Thanh, gắn liền với các sự kiện lịch sử hào hùng của quân và dân Hội An trong những năm kháng chiến cứu nước. Đáng tiếc là sau này, diện tích rừng dừa nước bị thu hẹp dần, nay chỉ còn gần 70ha.
Dọc triền sông phía ngoài dừa nước, trên các cồn gò ở gần khu vực Cửa Đại, chúng ta còn gặp hệ sinh thái cỏ biển với sự ưu thế tuyệt đối của loài cỏ lươn (Zostera japonica) có lá khá dài đến 40-50cm, phân bố trên 30ha, bao phủ gần hết các vùng triều thấp ven triền sông của xã Cẩm Thanh, làm thành tấm thảm màu xanh khi triều xuống. Một loài cỏ xoan khác là Halophila beccarii làm thành các thảm mịn ven bờ và phát triển lên đến vùng nước lợ dọc các kênh rạch. Ở vài nơi, hai loại cỏ này đan xen vào nhau rất lý thú, như ở thôn 2, Cẩm Thanh.
Về phương diện sinh vật, các hệ sinh thái nêu trên có sự đa dạng sinh học rất cao, là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật biển có giá trị, nhất là các loài tôm, cua, ghẹ và động vật thân mềm. Các thảm cỏ biển là nơi sinh sống và bắt mồi, ẩn nấp của ấu thể nhiều loài hải sản.
Vùng biển cù lao Chàm và lưu vực Thu Bồn – Cửa Đại có mối giao lưu thủy vực trực tiếp thường xuyên qua chế độ thủy triều, sóng gió và dòng chảy; đồng thời cù lao Chàm chịu tác động rất mạnh của nước và phù sa sông Thu Bồn trong mùa mưa lũ. Vì vậy, về phương diện sinh vật và môi trường, có thể nói lưu vực sông Thu Bồn – Cửa Đại và cù lao Chàm có mối liên quan mật thiết với nhau. Trước hết, các hệ sinh thái ngập mặn đóng vai trò như một máy lọc sinh học, nó tích tụ và phân hủy chất thải, lắng đọng trầm tích, làm trong sạch nguồn nước trước khi về với biển. Nhờ vậy, các rạn san hô và đa dạng sinh học cù lao Chàm được bảo vệ, tránh sự xâm nhập của trầm tích lắng đọng gây chết, giảm độ phủ của trầm tích bùn nhuyễn và các tác động có hại từ nguồn nước sông Thu Bồn. Cạnh đó, trứng và con non các loài thủy sinh vật có giá trị kinh tế cao từ Khu Bảo tồn biển cù lao Chàm, theo các quy luật sinh thái tự nhiên, chúng tiếp cận ngay vào hệ sinh thái ngập mặn để bổ sung cho đa dạng sinh học vùng hạ lưu Thu Bồn – Cửa Đại, kể cả các loài di cư xa như cá chình, cá mòi lên tận thượng nguồn Vu Gia – Thu Bồn. Ngược lại, hệ sinh thái dừa nước, đặc biệt là các thảm cỏ biển với độ bao phủ thường xuyên từ 50 – 100% (kết quả khảo sát tháng 7, 8-2007) là nơi cư trú sinh vật có tính đa dạng sinh học cao, nơi nuôi dưỡng ấu thể, nguồn giống các loài sinh vật biển có giá trị.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ)   GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) I_icon_minitimeTue Oct 05, 2010 7:24 pm

Câu 11:
Tháng bảy có chiếu Vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hung
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang
Câu ca dao này xuất hiện vào thời vua nào? Nêu lý do lịch sử của vấn đề này.
Gợi ý trả lời: Bài ca dao nầy có liên quan đến một sắc chỉ của vua Minh Mạng triều nhà Nguyễn
về việc cải cách y phục cho nhất thống từ Bắc chí Nam. Ngoại trừ một vài khác biệt không đáng kể về một số chữ không quan trọng trong bài, điểm khác biệt quan trọng trong các bài được sưu tập, đó là thời gian xuất hiện của “Chiếu vua” : Tháng Ba? Tháng Sáu? Tháng Tám? Tháng Chín? Hay tháng Chạp?

Như ta đã biết, vua Minh Mạng đã 2 lần hạ chiếu cải dịch y phục :

* Lần thứ nhất là vào tháng Mười năm Mậu Tý (1828), Minh Mạng thứ 9.
* Lần thứ hai là vào tháng Chín năm Đinh Dậu (1837), Minh Mạng thứ 18. Lần nầy, như trong Đại Nam Thực Lục đã ghi, ta thấy lệnh có vẻ gay gắt hơn nhiều và bắt buộc các quan đầu tỉnh từ Tổng Đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát phải theo dõi việc thực hiện.

Cái váy của người đàn bà đất Bắc không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng đến khi nhà Minh xâm lăng Việt Nam vào năm 1414, thì ngay sau đó “bọn Hoàng Phúc muốn bắt dân ta đồng hóa với người Tàu, cấm con trai con gái không được cắt tóc, đàn bà con gái phải mặc áo ngắn quần dài theo kiểu người Tàu, nghĩa là không được mặc váy như trước . . .”
Váy đúng như người bình dân của ta đã mô tả trong một câu đố như sau:
Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,
Bên ta thì có, bên Tàu thì không.

Đến năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tông (1663-1671), nhà vua lại ra sắc dụ cấm đàn bà con gái mặc quần theo kiểu Tàu mà trở lại mặc váy theo y phục truyền thống của dân tộc.
Vậy là, sau 250 năm, người đàn bà xứ Bắc lại mặc váy như trước thời kỳ bị quân Minh xâm lược bắt phải đồng hóa theo kiểu ăn mặc của đàn bà Tàu. Đó là tình trạng ở đất Bắc tức từ Thanh Hóa trở ra. Tình trạng ở phía nam đèo Ngang tức từ Quảng Bình trở vào lại khác.
Số là, vào năm 1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa rồi sau đó cho kiêm nhiệm trấn thủ đất Quảng Nam. Nguyễn Hoàng lúc đầu còn phải ra vào đất Bắc để phục vụ cho vua Lê, nhưng đến năm 1559 cuối đời vua Lê Thế Tông (1573-1599), Trịnh Tùng xưng vương hiệu là Bình An Vương lập nên phủ Chúa và vua Lê chỉ còn hư vị thì ngay năm sau (1600), Nguyễn Hoàng cũng lo củng cố và xây dựng đất Thuận Hóa rồi sau đó là đất Quảng Nam để đối đầu với chúa Trịnh ở đất Bắc. Đến khi Nguyễn Hoàng mất (1613), con là Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) lên thay, Nguyễn Phúc Nguyên tự bổ nhiệm quan lại để cai trị đất Đàng Trong, không còn nhận quan lại của vua Lê và chúa Trịnh gởi vào nữa. Tuy nhiên, đến đời chúaNguyễn Phúc Trú (1725-1738) các chúa Nguyễn vẫn chỉ xưng quận công hay quốc công và vẫn tuân theo một số luật lệ và phong tục của đất Bắc. Đến đời Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Khoát mới xưng vương gọi là Võ Vương (1744) đúc ấn quốc vương, định triều nghi và đưa ra một số cải cách để chứng tỏ sự tách biệt hoàn toàn với đất Đường Ngoài, chẳng hạn:
“Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương Nam bắt dân gian cải cách y phục. Theo giáo sĩ Koffler thì chúa bắt bỏ lối quần áo thô bỉ của người đường ngoài, mà châm chước theo lối quần áo của người Tàu. Có lẽ từ bấy giờ, người đàn bà đường trong bắt đầu mặc áo gài khuy và mặc quần, mà không mặc áo thắt vạt và mặc váy như người đường ngoài nữa.”
Vậy có thể nói, từ đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát trở về sau, cách ăn mặc của người Đàng Trong lại giống như cách ăn mặc của người Đàng Ngoài thời kỳ trước khi vua Lê Huyền Tông ra lệnh bỏ lối phục sức theo kiểu nhà Minh, hay nói một cách khác, trong lúc phụ nữ Đàng Trong dưới quyền chúa Nguyễn mặc quần dài 2 ống thì người phụ nữ Đàng Ngoài dưới quyền vua Lê chúa Trịnh lại mặc váy.
Đến khi nhà Nguyễn dựng đế nghiệp (1802), để thống nhất việc ăn mặc cho cả nước, vua Minh Mạng (1820-1840) đã hai lần ra sắc dụ bắt dân chúng Đàng Ngoài phải thay đổi cách ăn mặc theo người Đàng Trong. Việc cải đổi y phục của vua Minh Mạng đã gặp phải sức kháng cự của người dân Đàng Ngoài bằng hành động bất tuân phục và đặt ra những bài hò vè để chế diễu phản đối.
Trong tác phẩm Đất Lề Quê Thói, tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu đã viết về vấn đề này như sau:
“Người xứ Bắc vốn không qui phục nhà Nguyễn . . . lại gặp phải chính sự hà khắc cấm đoán cả về y phục, trái với lẽ thường, dân mất váy lần này có câu ca rằng:
Tháng chín có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi ra bóc lột quần chồng sao đang.
Có quần ra quán bán hàng,
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan ”
(Đất Lề Quê Thói, tr. 207-208)

Bài ca dao ở trên có nhiều dị bản.

Câu 12: Năm 1883 triều đình Huế ký hoà ước Quý Mùi với thực dân Pháp, công nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Xin bạn cho biết Pháp ký dưới triều vua nào?
Gợi ý trả lời: Ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (1883), Tự Ðức mất, trị vì được 36 năm, thọ 55 tuổi, miếu hiệu là Ðức Tôn Anh Hoàng đế. Triều đình Huế phải ký hoà ước Quý Mùi (1883) rồi hoà ước Patơnốt (1885), đất nước bị chia làm ba kỳ dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp.
Câu 13: Từ năm 939 đến khi kết thúc chế độ phong kiến Việt Nam 1945, có bao nhiêu triều đại? Cho biết tên 2 triều đại đánh dấu sự phát triển rực rỡ của Phật giáo?
Gợi ý trả lời: 10 triều đại. 2 triều đại đánh dấu sự phát triển rực rỡ của Phật giáo: Nhà Lý và nhà Trần
Bước đầu nền độc lập tự chủ – Khúc – Ngô – Đinh – Lê
1. Họ Khúc đặt nền móng tự trị
2. Ngô
3. Đinh
4. Lê
5. Nhà Lý (1010 – 1225)
6. Nhà Trần (1225 – 1400)
7. Nhà Hồ – Giai đoạn thuộc Minh (1400 – 1428)
8. Nhà Hậu Lê (1428 – 1527)
9. Nhà Mạc – Nam Bắc Triều (1527 – 1592)
10. Nhà Tây Sơn (1771 – 1802)
11. Nhà Nguyễn (1802 – 1858)

Câu 14: Kể tên 3 vị vua yêu nước dưới triều Nguyễn ( 1802 – 1945) đã bị thực dân Pháp lưu đày.
Gợi ý trả lời:
• Vua Hàm Nghi sinh năm 1872, mất năm 1943, là cháu gọi vua Tự Đức là chú (có cùng cha với vua Đồng Khánh nhưng vua Đồng Khánh là con nuôi của vua Tự Đức), lên ngôi năm 1884 nhưng bị Pháp truất phế 1 năm sau đó vì mưu lược chống họ, có 1 con trai và 2 con gái. Sau khi bị truất phế vua Hàm Nghi tiếp tục việc chống Pháp nhưng bị bắt vào năm 1888 và bị Pháp đày sang Algérie.
• Vua Thành Thái sinh năm 1879, mất năm 1955, là con trai thứ bảy của vua Dục Đức (người làm vua chỉ trong 3 ngày), lên ngôi năm 1889 nhưng bị Pháp truất phế vào năm 1907 vì chống lại họ, có 16 con trai và nhiều con gái. Vào năm 1916 vua Thành Thái (cùng con là vua Duy Tân) bị Pháp đày sang đảo Réunion, nhưng được đón trở lại Việt Nam vào năm 1947.
• Vua Duy Tân sinh năm 1899, mất năm 1945, là con trai thứ năm của vua Thành Thái, lên ngôi năm 1907 nhưng chỉ lo việc chống Pháp nên bị họ truất phế và đày sang đảo Réunion (cùng với cha là vua Thành Thái) vào năm 1916, có 3 con trai và 1 con gái.
Câu 15: Năm 2008 đánh dấu 150 năm ngày quân và dân Đà Nẵng kháng Pháp (1858-2008), bạn có thể nêu tên một đoạn thành lũy cũ chứng tích của công cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng đó tại thành phố Đà Nẵng.
Gợi ý trả lời: Thành Điện Hải, một di tích lịch sử quan trọng của thành phố Đà Nẵng, đã từng là tiền đồn chống thực dân Pháp ngay từ bước đầu khi chúng đặt chân lên đất nước chúng ta.
Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn, về phía tây, tại vùng Trẹm thuộc phường Thạch Thang, được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long, sau đó xây lại và dời đến địa điểm hiện còn ngày nay.
Vào mùa xuân năm Quí Dậu, niên hiệu Gia Long thứ 12 (1813), vua cho đắp đài Điện Hải và bảo An Hải, đài ở bên tả cửa biển Đà Nẵng, bảo ở bên hữu, sau khi đài xây xong, đến tháng 5/1813 vua Gia Long tuần du Quảng Nam, đến Đà Nẵng xem xét việc bố phòng đài Điện Hải, vua còn ra lệnh cho vét sông Hà Thân (sông Hàn), cử Nguyễn Văn Như làm Án thủ cửa biển Đà Nẵng và sai quân đóng 35 chiếc thuyền tam bản để phòng thủ.
Vua Gia long phải vất vả xa giá vào Đà Nẵng chỉ với mục đích xem thành Điện Hải và tổ chức lực lượng thuỷ quân để phòng thủ, chứng tỏ nhà vua rất quan tâm đến hải cảng này. Sở dĩ như vậy bởi vì trước đây, trong những ngày còn bôn ba dựng nghiệp vua đã thấy được vị trí chiến lược quan trọng của Đà Nẵng, chính vua đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Trương điều quân chiếm Quảng Nam, Đà Nẵng làm bàn đạp để tiến chiếm Phú Xuân. Tháng 4 năm Tân Dậu (1801) khi thuyền vua vừa mới đến Cù lao Chàm, Gia Long lập tức chỉ dụ cho Nguyễn Văn Trương đem quân đến Đà Nẵng chờ lệnh rồi thuyền của vua cũng đến ngay Đà Nẵng để hội quân cùng các tướng lãnh bàn kế hoạch đánh Tây Sơn. Gia Long nắm rất rõ vị trí Đà Nẵng từ Vũng Thùng cho đến phòng tuyến Cu Đê, vì vậy khi lên ngôi, nhà vua chủ trương tăng cường phòng thủ duyên hải đặc biệt là Đà Nẵng, cho đắp đài Điện Hải và bảo An Hải để trấn giữ và chọn một vị tướng tài ba giao nhiệm vụ quan trọng này, người đó là Nguyễn Văn Thành.
Ba năm đánh Đà Nẵng từ 1858-1860 với tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta, thực dân Pháp chẳng những đã không thực hiện được kế sách “đánh nhanh thắng nhanh” chiếm Đà Nẵng nhằm mở đường ra Huế mà còn bị hao tổn lực lượng, quân lính phần chết trận, phần chết dịch rất nhiều, cuối cùng phải rút khỏi Đà Nẵng ngày 23/3/1860 để lại trên bán đảo Sơn Trà một nghĩa trang với ngót một nghìn ngôi mộ.
Sau khi quân địch rút khỏi Đà Nẵng, vua Tự Đức đã ra lệnh sửa lại thành Điện Hải và đổi tên là Đồn Điện Hải.
Hơn một trăm năm đã trôi qua, thành Điện Hải vẫn tồn tại với thời gian, vẫn im lìm nằm bên đường Trần Phú như một chứng tích lịch sử thầm nhắc nhở mọi người hãy nhớ về những năm tháng đau thương nhưng anh dũng của nhân dân thành phố Đà Nẵng trong cuộc chiến chống xâm lược bảo vệ quê hương, đất nước.
Hiện nay, thành Điện Hải đã được công nhận là di tích lịch sử-văn hoá quốc gia và đang được trùng tu phục chế.
(Đọc thêm) Mảnh đất phía đông sông Hàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì – gọi là thành An Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Sau đợt tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 1/09/1858 vào Đà Nẵng, thành An Hải và Điện Hải đã bị hư hại nặng. Đến nay, mặc dù dấu vết thành An Hải hầu như không còn nữa, nhưng dấu ấn của cuộc kháng chiến hào hùng ngày xưa vẫn còn lưu giữ trong lòng người dân bao thế hệ qua câu chuyện truyền khẩu.
Câu 16: Dọc theo tả ngạn sông Hàn thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay, trước thời kỳ Pháp thuộc có 5 xứ. bạn hãy kể tên cụ thể của 5 xứ đó.
Gợi ý trả lời: 5 xứ đó là Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên Tây
Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông
Thấy nước xanh như tàu lá,
Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn
Thấy phố xá nghinh ngang
Kể từ ngày Tây lại đất Hàn,
Ðào sông Cù Nhĩ, tìm vàng Bồng Miêu.
Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu,
Ở nuôi thầy mẹ, sớm chiều cũng có anh
Bến đò Hà Thân xưa thuộc địa phận làng An Hải, nay là phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Ngày trước, qua lại các bến đò có nhiều loại ghe thuyền, dân gian gọi là đò. Đò con có hai mái do một người chèo, lớn hơn một chút do hai người chèo – chèo lái và chèo mũi. Đò trung thì ba mái chèo gồm chèo lái, chèo khoang và chèo mũi. Đò lớn phải đến bốn người chèo, hơn thuyền trung một chèo dốc.
Sông Hàn, tức Hàn Giang, là tên gọi một đoạn sông chảy trong nội thành thành phố Đà Nẵng, từ ngã ba sông giữa huyện Hòa Vang, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc. Có 6 cây cầu qua sông Hàn tại nội thành Đà Nẵng, trong đó nổi bật nhất là cầu Tuyên Phước, cầu Sông Hàn. Hai bên bờ sông Hàn có hai tuyến đường Bạch Đằng Đông và Bạch Đằng Tây được xem là hai tuyến phố đẹp nhất thành phố này. Cửa sông Hàn là nơi có cảng Tiên Sa.
Đoạn từ ngã ba sông nói trên ngược về phía thượng nguồn tới chỗ cầu Đỏ, được gọi là sông Mỹ Lệ. Đoạn tiếp theo về phía thượng nguồn gọi là sông Cầu Đỏ. Sông Cầu Đỏ do hai sông Yên và sông Túy Loan (còn gọi là sông Thủy Loan) hợp lại mà thành ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Sông Yên là một phân lưu của sông Vu Gia chảy từ bên huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam sang. Còn sông Túy Loan bắt nguồn từ phía Tây huyện Hòa Vang, chảy về phía Đông; đến xã Hòa Phong thì nhận hai chi lưu là sông Lỗ Đông ở hữu ngạn từ phía Tây Nam Hòa Vang chảy tới và một sông nhỏ bên tả ngạn.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ)   GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) I_icon_minitimeTue Oct 05, 2010 7:27 pm

Câu 17: Vào triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo được phát triển hưng thịnh nhất?
Gợi ý trả lời: Nhà Lý. Trong suốt chặng đường hai ngàn năm hiện hữu trên đất Việt, đạo Phật đã hoà chung cùng bước thăng trầm lịch sử dân tộc. Tinh thần phóng khoáng, siêu việt giáo lý Phật được các bậc Tổ đức Thiền Sư kết hợp với bản sắc văn hoá cổ truyền yêu cuộc sống quê hương đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong trang sử vàng đó phải kể đến thời kỳ “hoàng kim” Phật giáo thời Lý.
Dưới triều đại Lý, cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075-1077) đã kết thúc thắng lợi. Nho giáo đang có những tác động cố vươn lên chiếm địa vị tư tưởng quần chúng, nhưng uy tín của Phật giáo không vì thế mà kém sút, ngược lại đã phát triển tới đỉnh cao bởi lòng sùng kính của các vị Vua anh minh với sự đóng góp trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước của các Thiền Sư, Quốc Sư.
Các Vua Nhà Lý Sùng Kính Phật Giáo
1. Lý Thái Tổ (974-1028)
Vua tên húy Công Uẩn miếu hiệu Thái Tổ, sinh ngày 12/02 Giáp Tuất (08/03/974) mất ngày 03/03 Mậu Thìn (31/03/1028) thọ 55 tuổi, vốn xuất thân từ chốn Thiền môn, được Quốc Sư Vạn Hạnh giúp đỡ làm quan triều Lê tới chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người thông minh nhân ái, có chí lớn lập được nhiều chiến công, năm 35 tuổi (15/03/1009) được tôn là Vua khai sinh vương triều Lý, đổi niên hiệu Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Ngay khi lên ngôi đã có chính sách rất trọng đãi Phật giáo: ban phẩm phục cho Tăng Ni, xây dựng 8 ngôi Chùa mới: Chùa Hưng Thiên Ngự, Vạn Tuế, Thắng Nghiêm, Thiên Vương Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ, Thiên Quang, Thiên Đức.
Năm 1014, Tăng thống Thẩm Văn Uyển lập giới đàn ở Chùa Vạn Tuế.
Năm 1016, độ một ngàn dân kinh đô Thăng Long xuất gia
Năm 1019, lại một lần nữa độ dân làm Tăng sĩ, cũng năm này sai sứ thần Phạm Hạc và Đạo Thanh qua Trung Quốc thỉnh Đại tạng.
Năm 1024, lập Chùa Chân Giáo.
Năm 1026, Vua sắc lệnh đúc chuông Chùa Hưng Thiên, Đại Giáo, Thắng Nghiêm.
2. Lý Thái Tôn (1000-1054)
Vua húy Phật Mã, còn có tên là Đức Chính, con trưởng Thái Tổ, sinh 26/06 Canh Tý (29/07/1000), mất 01/10 Giáp Ngọ (03/11/1054) thọ 55 tuổi, được đăng quang nối ngôi Thái Tổ từ 1028-1054, làm Vua 27 năm, trị vì trong giai đoạn thịnh trị; là người nhân từ, sùng kính đạo Phật, chú ý đến đời sống nhân dân, coi trọng việc mở mang kinh tế. Khi Thái Tổ lên ngôi, được phong là “Khai Thiên Đại Vương.” Dưới thời Vua soạn bộ “Kinh thư” làm nền tảng pháp luật triều đình, thơ “Truy tán Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi”, bài kệ “Thị chư Thiền Lão tham vấn Thiền Thiền chỉ.”
Tháng 8 Thiên Thành thứ 4 (1031), chiến thắng Chiêm Thành, sắc lập dựng 95 ngôi Chùa để tạ ân, miễn thuế cho dân một năm.
Năm 1034, đổi niên hiệu Thông Thuỵ, dựng thêm tàng Kinh Trùng Hưng, thỉnh Đại Tạng Kinh (lần thứ 3 nước Việt thỉnh Đại tạng ở Trung Hoa)
Năm 1036, chép sao Đại tạng để ở kho Trùng Hưng.
Năm 1049, sắc dựng Chùa Diên Hựu và Nhất Trụ theo thế hoa sen. Vua Thái Tông là đệ tử đắc pháp của Thiền Lão (đời thứ 7 phái Vô Ngôn Thông)
3. Lý Thánh Tông (1023-1072)
Vua húy Nhật Tôn, là con trưởng Thái Tông, sinh ngày 25/02 Quý Hợi (19/03/1023), mất ngày Canh Dần Tháng giêng năm Nhâm Tý (tháng 02/1072), thọ 50 tuổi, làm Vua 18 năm; là Vua thông minh nhân từ, chủ trương khoan giảm luật hình, coi nhẹ nghề nông, mở mang việc học, là người đầu tiên xây dựng văn miếu, mở khoa thi, sùng kính đạo Phật. Bài “Cố Động Thiên công chúa, vị ngục lại” (nhìn công chúa Động Thiên, bảo lính ngục) và bài “gặp tiết đại hàn bảo các quan tả hữu” là những bản chiếu chỉ mang tính nhân đức từ bi của Vua.
Năm 1056, lập Chùa Sùng Khánh, xây “Tư Thiên Báo Thắng Tháp” gọi tắt là Tháp Báo Thiên, 12 tầng (1 trong 4 kỳ quan Phật giáo nhà Lý): Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh.
Năm 1057, tạc tượng Di Đà ở Tiên Du.
Năm 1058, xây Tháp Tường Long ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Năm 1069, tôn vinh Thiền Sư Thảo Đường làm Quốc Sư, lập Thiền phái Thảo Đường ở Việt Nam tại Chùa Khai Quốc (Trấn Quốc). Vua là thế hệ thứ 2 dòng Thiền này.
Năm 1070, lập văn miếu ở Thăng Long, dựng Chùa Nhị Thiên Vương.
Năm 1071, viết chữ “Phật” ở núi Tiên Du cao 1 trượng 6 thước.
4. Lý Nhân Tông (1066-1128)
Vua húy Càn Đức, con trưởng Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan, sinh 25/01 Bính Ngọ (23/02/1066), mất tháng 12 Đinh Mùi (từ 4 đến 31/01/1027), thọ 62 tuổi, tức vị 56 năm (1072-1128). Ông là vị Vua kiệm ước, nhân ái và có tài. Lê Quý Đôn viết về Vua: “xứng đáng là vị anh quân đời Lý”; được các bề tôi giúp đỡ, nhân dân ủng hộ, dẹp tan âm mưu xâm lược của quân Tống, quan tâm đến công việc nhà nông, xuống chiếu cấm giết trâu bò; đối với văn học lập Quốc Tử Giám, mở khoa thi Tam trường. Vua rất sùng kính Phật giáo, là tác giả bài truy tán Thiền Sư Vạn Hạnh; truy tán Thiền Sư Sùng Phạm, tán Giác Hải Thiền Sư, Thông Huyền đạo nhân. Trước lúc băng hà Vua để lại “Lâm chung di chiếu” mang tính nhân từ, kiệm ước, khiêm cung của một hoàng đế Phật tử.
Năm 1081, sai sứ Lương Dụng Luật qua Tống thỉnh Kinh.
Năm 1086, dựng Chùa Lâm Sơn, xây dựng Tháp đá tại Quế Dương (Bắc Ninh)
Năm 1098, sai sứ nguyễn Văn Tính qua Tống thỉnh Kinh.
Năm 1105, dựng 3 Tháp đá ở Chùa Lâm Sơn.
Năm 1112, khánh thành Tháp Sùng Thiện Diên Linh ở Đại Sơn (Hà Nam)
Năm 1114, dựng lầu Thiên Phật.
Năm 1118, Vua Chiêm Thành và Chân Lạp sai sứ mang lễ vật đến triều cống, Vua mở hội lễ Phật lớn.
Ngoài 4 vị tiên đế, các vị Vua sau như Thần Tôn, Anh Tôn, Cao Tôn, Huệ Tôn cũng rất sùng kính Phật. Vua Lý Huệ Tôn năm 1224 truyền ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, xuất gia tại Chùa Chân Giáo với pháp danh Huệ Quang Đại Sư.
Chính Trị, Văn Hoá, Thẩm Mỹ, Chùa Chiền, Kinh Điển, Phật Giáo Thời Lý
Các Thiền Sư Vạn Hạnh, Thiền Sư Tăng Thống Huệ Sinh, Đạo Hạnh, Quốc Sư Minh Không, Chân Không, Viên Thông thuộc phái Tỳ Ni Đà Lưu Chi; Quốc Sư Thông Biện, Mãn Giác, Ngộ Ân, Không Lộ, phái Vô Ngôn Thông là những người tham gia đóng góp vào việc chính trị, cố vấn cho Vua trong việc yên xã tắc, an dân.
Văn Hoá
Các Thiền Sư là những người có Nho học, giỏi Giáo lý, thông suốt Y, Toán, nên đã mở trường dạy học không những đào tạo Tăng tài mà cả dạy cư sĩ và đào tạo nhân tài cho đất nước, như Vạn Hạnh Thiền Sư đào tạo nên Lý Công Uẩn, Trí Thiền Sư đào tạo nên Thái úy Tô Hiến Thành, Ngô Nghĩa Hoà.
Các Thiền Sư sáng tác nhiều thi ca, kệ. Di ý các ngài còn lưu dấu tại nhiều văn bia:
Bia Sùng Nghiêm Diên Thánh ở làng Duy Tĩnh, dựng năm 1110, do Thiền Sư Pháp Bảo (Hải Chiếu) soạn.
Bia Tháp Sùng Thiện Diên Linh, núi Long Đội, dựng năm 1121 do Mai Bật soạn.
Bia Chùa Hương Nghiêm, núi Càn Nê, làng Phủ Lý, dựng năm 1124, không biết ai soạn.
Bia Chùa Linh Xứng, núi Ngưỡng Sơn, làng Thọ Xá, dựng năm 1126, do Thiền Sư Pháp Bảo (Hải Chiếu) soạn.
Bài minh quả chuông Chùa Thiền Phúc trên núi Phật Tích do Thiền Sư Huệ Hưng soạn năm 1109.
Bài minh trên bia Tháp Hội Thánh ở núi Ngạc Già, do Thiền Sư Lê Kim soạn năm 1092.
Bài văn bia Tháp Lăng Già do Thiền Sư Lê Kim soạn năm 1092.
Bài minh quả chuông và bài văn bia của Chùa Viên Quan, do Thiền Sư Dĩnh Đạt soạn năm 1122.
Bài văn bia Chùa Diên Phúc, thôn Cổ Việt, do Nguyễn Diệm soạn năm 1121.
Mỹ Thuật
Phật giáo nhà lý kiến tạo nhiều công trình mỹ thuật, trở thành danh thắng nổi tiếng:
Năm 1049, dựng Chùa Một Cột.
Năm 1056, dựng Chùa Sùng Khánh. Tháp Bảo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm (An Lam Tứ đại khí) 4 kỳ quan của nước Nam.
Năm 1057, dựng Tháp Tường Long (Đồ Sơn, Hải Phòng).
Tăng Sĩ, Tự Viện, Kinh Điển, Ruộng Đất.
Nhà Lý nhiều lần độ dân xuất gia làm Tăng.
Năm 1014, Tăng thống Thẩm Văn Uyển lập giới đàn ở Chùa Vạn Thọ
Năm 1016, có 1000 người ở kinh đô xuất gia.
Năm 1019, lại lập giới đàn.
Năm 1034, độ dân làm Sư Tăng.
Năm 1179, Vua khảo hạch Tăng quan.
Nhà Lý vẫn giữ hệ thống quan chức Phật giáo nhà Đinh Lê: Tăng thống, Tăng lục, nhưng lại chia tả nhai Tăng thống, hữu nhai Tăng thống; tả, hữu nhai Tăng lục.
Triều Lý xây dựng nhiều Chùa, chia 3 loại: đại danh lam, trung và tiểu danh lam.
Kinh điển: Triều Lý lần cho 3 sứ sang Trung Hoa thỉnh đại tạng; 2 lần sao chép Đại tạng (1023 và 1027).
Năm 1020, Nguyễn Đạo Thành, Phạm Hạc qua Trung Hoa thỉnh Kinh Vua sai, Sư Phổ Trí đi đón.
Năm 1081, Vua sai Lương Dụng Luật sang Tống thỉnh Đại tạng.
Năm 1098, lại thỉnh thêm Đại tạng.
Ruộng đất, tài sản: Chùa nhiều ruộng do Vua quan tiến cúng như Chùa Long Đọi (Hà Nam), có hàng ngàn mẫu ruộng ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Trong Chùa có “điền nô” hoặc phát canh thu tô.
Hiệu Đính Hành Trạng Quốc Sư Minh Không Và Thiền Sư Không Lộ
Thiền Sư Không Lộ: Sư họ Dương húy Minh Nghiêm, đạo hiệu Không Lộ, sinh 14/09 Bính Thìn niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (1016) tại Vĩnh Lại, Hải Dương (quê ngoại), mẹ họ Nguyễn; trước theo gia đình làm nghề chài lưới, sau xuất gia kết huynh đệ với Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải. Sư tạo nên “An nam tứ đại khí”, trụ trì Chùa Nghiêm Quang huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, tịch ngày 03/06 Giáp Tuất niên hiệu Hội Phong thứ 3 (1094) triều Lý Nhân Tông, Sư thọ 79 tuổi.
Quốc Sư Minh Không họ Nguyễn húy Chí Thành, đạo hiệu Minh Không, sinh ngày 14/08 Bính Ngọ (1066) niên hiệu Long Chương Thiên Tự thứ nhất (1016) triều Thánh Tông, tại làng Điếm Xá phủ Trường Yên (nay là Điềm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh thuộc đời thứ 12 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Năm 1136, chữa cho Vua khỏi bệnh, thần Tông phong ngài chức Quốc Sư. Ngài tịch 01/08 Tân Dậu niên hiệu Đại Định thứ 2 triều Anh Tông (1141), thọ 76 tuổi. Tháp tại Chùa Diên Phúc, Giao Thủy Nam Định. Sở dĩ nhiều nhà sử học gọi thời kỳ này là “Hoàng kim Phật giáo” vì có các Vua hiền ủng hộ Phật giáo nhiều cao Tăng xuất hiện có học vấn uyên thâm về nội và ngoại điển. Nhiều Thiền Sư học rộng, hiểu nhiều, bài bác những tín ngưỡng và pháp thuật dị đoan, đóng góp lớn lao trong phạm vi học thuật, văn hoá và xã hội.
(Đọc thêm) Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới.
Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Số lượng tín đồ Phật tử xuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
• từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;
• thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh;
• từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
• từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.
Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.
Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy những thời đại hưng thịnh của đất nước như Đinh, Lê, Lý Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Câu 18: Thánh mẫu nào được thờ tại Điện Hòn Chén? Tại sao?
Gợi ý trả lời: Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó có liên quan đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.
Trong quần thể di tích cố đô Huế, có lẽ điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại nhất. Dân gian còn lưu truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”, vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua. Song, trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn, thì ngôi điện vẫn xuất hiện với tên chính thức “Ngọc Trản Sơn Từ” (đền thờ ở núi Ngọc Trản). Đến thời Đồng Khánh (1886-1888), ngôi điện mới được đổi tên là Huệ Nam Điện (ý là mang lại ân huệ cho vua nước Nam) và cũng gắn với nhiều giai thoại khác nữa. Qua bao nhiêu năm tháng gắn với bao truyền thuyết , dân gian vẫn gọi điện là Điện Hòn Chén hay Điện Hoàn Chén đều đúng .
Ðiện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần PoNagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo. Hương mộc và kỳ nam là thứ gỗ tượng trưng cho sự linh hiển của Nữ thần. Bà còn làm tỏa hương gạo ngọt ngào, cổ vũ dân trồng cây bồ đề.
Tiếp nhận từ người Chăm một di tích tôn giáo độc đáo như điện Hòn Chén, người Việt dễ dàng dung hợp được cả một tín ngưỡng thần linh mang sắc thái riêng của người Chăm. Có lẽ vị Nữ thần của dân tộc Chăm xét trên bình diện tâm linh có nét tương đồng với các Nữ thần của người Việt. Đây được xem là sự hòa nhập về tôn giáo hay còn gọi là bản địa hóa . Để ký âm cho danh từ PoNagar bằng Hán văn, các Nho sĩ ngày xưa đã phải tạo ra một âm hưởng hao hao và mang một ý nghĩa tương đương nhất định bằng bốn chữ Hán: Thiên Y A Na. Tên gọi Thiên Y A Na là tên gọi của người Việt hay còn gọi là mẹ Xứ Sở theo tín ngưỡng của các vùng khác như Nha Trang – Khánh Hòa , v..v..
Từ năm 1954, Liễu Hạnh Công Chúa, tức là Vân Hương Thánh Mẫu cũng được đưa vào thờ ở đây. Ngoài ra, tại điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Ðồng Khánh cũng là một trong những đồ đệ ấy. Điện Hòn Chén được vua Minh Mạng cho tu sửa và mở rộng vào tháng 3/1832. Sau đó hai năm, đền lại được trùng tu. Như vậy , xét về mặt tín ngưỡng , điện Hòn Chén bối cục thờ không theo nguyên tắc , mà phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau .
Câu 19: Từ “ Đà Nẵng” trong ngôn ngữ Chăm có nghĩa là gì?
Gợi ý trả lời: Đà Nẵng: Có nhiều cách giải thích nhưng tựu trung theo ngôn ngữ Chăm thì Đà nẵng có nghĩa là “ sông lớn” hay “cửa sông Cái”. Trong tập Đà Nẵng bước vào thế kỷ 21(NXB Văn Nghệ TPHCM – 2000), nhà nghiên cứu Nguyễn Sinh Duy khi viết về vùng đất này đã lập luận rằng: “Đây là ngã tư quốc tế của vùng cực Đông đồng thời là trọng điểm giao lưu văn hóa giữa 2 luồng văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, trong đó hệ thống địa danh là dấu ấn lâu đời giúp soi sáng quá trình hình thành một xứ sở về mặt ngôn ngữ, địa lý, cơ cấu xã hội … qua các thời kỳ lịch sử. Địa danh Đà Nẵng hình thành cũng không ngoài quy luật giao thoa các ngôn ngữ Ấn – Hoa, trong đó từ nguyên, ngữ nghĩa Phạn – Hán không thể không xét đến. Dải đất nằm bên tả ngạn sông Hàn đối diện với bán đảo Sơn Trà ngày nay, trong thời thịnh vượng của người Chăm ngự trị châu Amaravâti, có tên là Hãng Danak. Hãng có nghĩa là dải đất do biển rút cạn để lộ ra; Danak có nghĩa là cửa sông tiếp giáp biển.
Câu 20: Theo Kinh dịch, Vua phải quay về hướng nào để cai trị thiên hạ?Gợi ý trả lời:
Thánh nhân Nam diện
Nhi thính thiên hạ
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1833). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng giữa trưa hay Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo Dịch học là hướng dành cho bậc vua Chúa.

Câu 21: Lễ thoái vị của Vua Bảo Đại diễn ra tại đâu và vào ngày tháng năm nào?
Gợi ý trả lời: Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh buộc Bảo Đại phải thoái vị. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”.
Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam”, ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Truman. Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức “Cố vấn tối cao” trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” và câu “Trẫm lấy làm vui được làm dân một nước độc lập” được Bảo Đại tập đọc và đọc tại buổi lễ thoái vị; và câu “làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” được Bảo Đại viết trong chiếu gửi cho hoàng tộc. Hai chiếu trên Bảo Đại đã nhờ ông Phạm Khắc Hòe soạn hộ và Bảo Đại ký tên, đóng ấn tín vào và ra lệnh dán “chiếu thoái vị” tại Phu Văn Lâu, một chiếu gửi cho hoàng tộc.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
nguoiconxuquang




Tổng số bài gửi : 1
Join date : 07/09/2011

GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ)   GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) I_icon_minitimeWed Sep 07, 2011 11:58 am

Thank Amin..! Minh`moi' vao` dien~dan`co' j` mong tat' ca? ae giup'do~ nha..!
Amin oi..!Sao hok tao muc lam` wen ket' ban the'..!
CO' gan' tao chuyen muc do' de? ae moi' vao` dien~ dan` lam` wen vs giao luu nha..!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ)   GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ) I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG (PHẦN LỊCH SỬ)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TƯ VẤN - HỎI ĐÁP-
Chuyển đến