CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ngochai




Tổng số bài gửi : 22
Join date : 04/10/2010

ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT   ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:09 pm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ LÀ GÌ?


Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ tức là Phổ Ðộ nền Ðại Ðạo lần thứ ba. Nói đến Phổ Ðộ lần thứ ba tức là đã có Phổ Ðộ lấn thứ nhất và lần thứ hai.
* Nhất Kỳ Phổ Ðộ, vào thời Ðức Phục Hy bên Trung Hoa, các vị Thánh Nhân sau đây giáng phàm cứu thế:
.....Nhân đạo và Thần Ðạo: Ðức Phục Hy,
.....Thánh Ðạo: Moses ở Âu Châu,
.....Tiên Ðạo: Ðức Thái Thượng Ðạo Quân.
.....Phật Ðạo: Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật.
* Nhị Kỳ Phổ Ðộ, trong thời kỳ này các vị Thánh Nhân sau đây giáng phàm:
.....Nhân Ðạo: Ðức Khổng Tử ở Trung Hoa,
.....Thần Ðạo: Ðức Khương Thái Công ở Trung Hoa.
.....Thánh Ðạo: Jesus Christ và Mohammed ở Âu Châu,
.....Tiên Ðạo: Ðức Lão Tử ờ Trung Hoa.
.....Phật Ðạo: Ðức Thích Ca Mâu Ni hay là Sakya Muni ở Ấn Ðộ.
* Tam Kỳ Phổ Ðộ, kỳ nầy Ðức Thượng Ðế dùng cơ bút lập đạo gom ngũ chi Ðại Ðạo làm một và không giao quyền giáo chủ cho người phàm nửa. Tại sao? Vì trước kia, năm châu bốn biển thiếu phương tiện giao thông, nhân loại sống lẻ loi, riêng biệt, Ðức Thượng Ðế phái những vị giáo chủ giáng phàm tại mỗi nơi khác nhau, tuỳ theo phong tục mở đạo độ đời. Ngày nay, thề giới đại đồng, trình độ văm minh của loài người đã đến chỗ siêu việt, và loài người lại sanh ngịch lẫn nhau vì nhiều mối đạo khác nhau. Vì vậy, chúng sanh cần phải có một tôn giáo duy nhất để thích hợp với hoàn cảnh hiện tại và để cho chúng sanh thấy rằng Mọi tôn giáo đều có cùng một nguyên lý và không còn kỳ thị lẫn nhau, mà phải thương yêu nhau như anh em cùng một cha.
Về Đầu Trang Go down
ngochai




Tổng số bài gửi : 22
Join date : 04/10/2010

ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT   ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:15 pm

LỄ NGHI VÀ LUẬT LỆ ĐẠO CAO ĐÀI


Đạo Cao Đài đặt ra nhiều qui định về luật lệ, lễ nghi để hướng dẫn người theo đạo tu tập và xử thế. Luật đạo có nhiều nhưng có một số nội dung quan trọng là "ngũ giới cấm", "tứ đại điều qui". Ngũ giới cấm (tức 5 điều cấm kỵ) gồm : bất sát sinh, bất du đạo, bất tửu nhục, bất tà dâm, bất vọng ngữ. Còn Tứ đại điều quy là 4 điều trau dồi đức hạnh gồm: Tuân lời dạy bề trên, lấy lẽ hoà người (ôn hoà), Chớ khoe tài kiêu ngạo, giúp người nên Đạo (cung kính), Đừng vay mượn không trả (khiêm tốn), Đừng kính trước, khinh sau, Ăn chay từ 6 ngày (lục trai) đến 10 ngày (thập trai).



Đạo Cao Đài còn những quy định về việc nhập môn cầu đạo, xây dựng thánh thất, tổ chức quan, hôn, tang, tế... đạo Cao Đài rất chú trọng giáo dục các tín đồ về đạo đức theo tiêu chuẩn đạo đức Tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Linh tượng thờ chủ yếu của đạo Cao Đài là hình con mắt, gọi là Thiên Nhãn.

Các lễ của đạo Cao Đài :

-Hàng ngày có 4 khóa lễ vào các giờ: sáng sớm, giữa trưa, chập tối và đêm khuya.

-Hàng tháng có 2 ngày lễ vào ngày rằm và mồng một, âm lịch.

-Hàng năm có các ngày lễ chính (theo âm lịch) là ngày 9 tháng Giêng, 15 tháng hai, 8 tháng tư, 15 tháng bảy, 15 tháng tám, 15 tháng mười và ngày 15 tháng Chạp.



Lễ nghi của đạo Cao Đài khá rườm rà và cầu kỳ. Đạo Cao Đài giải thích rằng lễ nghi sinh hoạt tôn giáo cũng thể hiện tinh thần tổng hợp tôn giáo. Đạo phục chung là màu trắng. Riêng các chức sắc dùng màu theo ngành: Thái - thuộc Phật - màu vàng; Thượng - thuộc Lão - màu xanh; Ngọc - thuộc Nho - màu đỏ.



Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT   ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:19 pm

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA THỜ THIÊN NHÃN


I . NGUỒN GỐC :

Biểu tượng thờ phượng trong Đạo Cao Đài là hình Thiên Nhãn . Nguồn gốc thờ phượng này là do ngài Ngô Văn Chiêu mặc khải vào năm 1921 trong thời kỳ làm quan trấn nhậm tại Phú Quốc , một hòn đảo ở cực Nam nước Việt Nam .

Nguyên vì Ngài là vị môn đồ đầu tiên của Đức Chí Tôn , học đạo bằng Cơ bút , Đức chí Tôn là danh xưng Đức Cao Đài dạy Ngài phải tìm một dấu hiệu gì đó để làm biểu tượng thờ phượng .Ý nghĩa đầu tiên của Ngài muốn chọn hình chữ Thập . Đức Cao Đài Tiên Ông khuyên ngài nên chọn một dấu hiệu khác vì chữ Thập là dấu hiệu riêng của một nền Đạo đã có rồi . Ngài suy nghĩ tiếp và cuối cùng đựợc Đức Chí Tôn trợ thần cho Ngài thấy được huyền diệu Thiên Nhãn , là hình con mắt trái , hiện ra sáng lòa trong cái thấy của Chơn Thần Ngài , lúc ấy Ngài đang ngồi trên võng , phía sau dinh quận ở Phú Quốc .Sau hai lần chứng nghiệm huyền diệu này , Ngài đã hiểu được Thánh Ý của Đức Chí Tôn và tạo ra hình Thiên Nhãn để thờ . Biểu tượng thợ phượng đầu tiên gồm :

Một hình Thiên Nhãn phía trên.

Một hình Chữ Thập phía dưới và những chữ viết

Thiên Nhãn là hình tượng mặc khải có nguồn gốc thiêng liêng , dấu chữ Thập là ý nghĩa ban đầu Ngài Ngô Văn Chiêu định chọn , có nguồn gốc từ con người ,bởi vậy trong biểu tượng thờ phượng đầu tiên nầy có ý nghĩa hai nguồn gốc Trời và người hiệp nhất .

Đến năm 1926 Đức Chí Tôn chánh thức khai Đạo qua khỏi thời kỳ phôi thai của Đạo Cao Đài là thời kỳ mà Đức Chí Tôn dùng nhiều hiện tượng huyền linh để thâu phục đức tin cùa vị môn đồ đầu tiên là quan phủ Ngô Văn Chiêu , một người đang co xu hướng tu tiên , Đức Chí Tôn giáng cơ dạy về cách thờ phượng , biểu tượng vẫn là hình Thiên Nhãn vẽ trên bề mặt của một quả cầu gọi là quả càn khôn cùng với 3072 ngôi sao . Dưới quả càn khôn là long vị của Lão Tử , Thích Ca , Khổng Tử , Quan Âm , Thái Bạch , Quan Thánh , Jesus Christ , Khương Thái Công . Không có hình chữ Thập theo kiểu mẫu Ngài Ngô Văn Chiêu đã thờ nhưng vị trí sắp bày các long vị cũng theo hai nét , môt ngang , môt dọc . Hàng ngang tượng trưng tam giáo .Hàng dọc tượng trưng ngũ chi .

II. Ý NGHĨA :

1.Con mắt trái thuộc dương :

Mặc dù hình tượng mặc khải là hình một con mắt chói sáng như mặt trời có tính cách thiêng liêng là một hình ảnh xuất hiện trước mặt Ngài Ngô Văn Chiêu chừng 2 mét tây nhưng khi vẽ lại con mắt ấy để thờ thì giấy mực màu sắc chỉ là vật chất không sao tả được trọn vẹn sức sống lung linh huyền diệu của nó , gọi là Thần nên phải mượn hình ảnh con mắt thường của con người tượng trưng . Mắt người có hai trái và phải .Quan niệm truyền thống của Đông Phương cho rằng trong thân người trái thuộc dương , phải thuộc âm . Trong vũ trụ dương là Trời , âm là Đất nên chọn con mắt trái để thờ , ý nghĩa là thờ Trời .Vắn tắt là như vậy .

2. Nhãn thị chủ tâm :

Năm 1926 Đức Chí Tôn giáng cơ chỉ dạy về ý nghĩa biểu tượng thờ phượng vắn tắt như sau :

Nhãn thị chủ tâm

Lưỡng quang chủ tể

Thần thị Thiên

Thiên giã ngã giã

Tạm dịch :

Mắt là chủ của lương tâm

Hai yến sáng là chính

Yến sáng là Thần

Thần là Trời

Trời là Ta vậy

Diễn giảng :

Trong vũ trụ có một sự sống tột cùng , biết sáng tạo ra hình thể của muôn loài vạn vật gọi là khối Đại Linh Quang còn gọi là Trời . Còn con người là tiểu vũ trụ , trong con người có một sự sống đồng thể với Đại Linh Quang hay linh hồn , chơn linh , ta còn gọi là tâm hay lương tâm.

Tâm con người không hình ảnh nhưng trạng thái của nó thế nào đều hiện ra trong ánh mắt không thể che dấu được .Ngạn ngữ Phương Tây có nói “ Con mắt là cửa sổ tâm hồn “ cũng đồng nghĩa ấy hay nói cách khác nội tâm con người biểu lộ bên ngoài chủ yếu ở con mắt . Cái thấy của hai con mắt mới là chính , thấy được hiểu biết sáng suốt Sự hiểu biết sáng là Thần , nơi con người Thần là Trời Trời là Ta vậy ( Ta là Đức Chí Tôn nói với người hầu đàn ) Vì vậy thờ Thiên Nhãn là thờ tâm linh , mà tâm linh con người là Trời ( Tiểu thiên địa )

3. Thần cư tại nhãn :

Con mắt thường của người là nhục nhãn chỉ thấy được ánh sáng hay màu sắc vật chất như ánh sáng mặt trời , ánh đèn , ánh trăng , các màu sắc đỏ ,vàng , đen , xanh , tím ……..Người tu đọat pháp tinh khí thần hiệp nhất được có thêm con mắt thứ ba gọi là thần nhãn hay huệ nhãn . Đó là lọai năng khiếu tâm linh thấy được màu sắc ánh sáng trong thế giới gọi là vô hình mà đối với con mắt thường không thể thấy được

4. Ấn chứng huyền linh Thiên Nhãn trong các bí tích :

Một số các phép bí tích như : giải oan , tắm thánh ,độ thăng , hôn phối có phần bí nhiệm là ấn chứng huyền linh Thiên Nhãn ứng hiện như một hình ảnh trong chơn thần của người chức sắc hành pháp . Khi người chức pháp hành pháp hội đủ ba điều kiện cơ bản :


Người thọ nhãn xứng đáng được hưởng ân huệ của Đức Chí Tôn ban cho .

Chức sắc có thọ truyền bửu pháp và thi hành đúng phần thể pháp .

Trạng thái Tinh , Khí , Thần của người thi hành pháp phải cường lực , thanh bai , an tịnh .

5. Ấn chứng huyền linh Thiên Nhãn là ký hiệu tâm linh và có ý nghĩa :

Con mắt trái là hình thể hữu vi thuộc về vật chất . Thiên Nhãn là cái lý nhiệm mầu huyền bí thuộc lãnh vực siêu hình . Đạo Cao Đài mượn hình con mắt trái để thờ lý nhiệm và huyền lực vô hình sâu kín ẩn tàng bên trong mọi hình thể vạn loài trong Càn Khôn vũ trụ mà người đời gọi một tiếng quen thuộc là Trời vậy .

Nguyên văn lời Thánh giáo Đức Chí Tôn giáng cơ chỉ dạy cách thờ phượng , Ngài dùng tiếng “ con mắt Thầy “ để chỉ hình ảnh Thiên Nhãn

Trên vì sao Bắc Đẩu vẽ con mắt Thầy hiểu chăng ?

Sao Bắc Đẩu giúp xác định phương hướng cho người đi trong đêm , Thiên Nhãn trên chòm sao Bắc Đẩu có nghĩa là ánh sáng dẫn đường cho chúng sanh tức là Đạo vậy

Vì vậy thờ Thiên Nhãn có ý nghĩa là sống tuân theo bí quyết siêu phàm nhập thánh của Đức Chí Tôn chỉ dạỵ .
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Sponsored content





ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT   ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠO THỜ MỘT MẮT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO-
Chuyển đến