CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ Empty
Bài gửiTiêu đề: CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ   CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 9:53 pm

CỘNG ĐỒNG VATICAN


TƯ DUY MỚI CỦA CÔNG GIÁO : CÔNG ĐỒNG VATICAN II
- Công đồng là hội nghị tòan thể giám mục trên thế giới. Cuộc hội nghị này cũng được gọi là công đồng chung, để phân biệt với Công đồng riâng của mỗi vùng. Nhưng thường khi nói đến công đồng người ta thường hiểu là Công đồng chung tức là hội nghị của toàn thể giám mục trên thế giới.
- Trong lịch sử Giáo hội Công giáo cho tới nay đã có tất cả 21 Công đồng chung, nhưng quan trọng nhất vẫn là Công đồng Vatican II. Bởi vì tất cả các Công đồng trước kể cả công đồng Vatican I (1869-1870) tất cả các giám mục tham dự đều là người châu Âu mặc dù có sự hiện diện của các giám mục đến từ châu Á, châu Mỹ, châu Phi nhưng họ cũng là người châu Âu. Công đồng Vaticn II có tất cả 2904 nghị phụ được mời và 2629 nghị phụ tham dự, trong số đó chỉ có 1060 nghị phụ người châu Âu.
- Dĩ nhiên trong Công đồng Vatican II, các nghị phụ châu Âu vẫn đóng vai trò chủ chốt và tiếng nói của các ngài vẫn là những tiếng nói có trọng lượng.
- Tuy nhiên trong Công đồng Vatican II những vấn đề của các Giáo hội ngoài châu Âu cũng như những vấn đề của thế giới hiện đại là những mối bận tâm của các nghị phụ. Thực vậy, tiếng Latinh-một ngôn ngữ không còn phổ thông nhưng không hòan tòan xa lạ với người châu Âu-không còn là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong phụng tự nữa, mà các ngơn ngữ của các địa phương đều được sử dụng kể cả trong kinh nguyện Thánh Thể là một điều mà trước Công đồng Vatican không ai dám nghĩ tới.
- Công đồng Vatican vì thế lµ một bước ngoặt trong lịch sử Công giáo : nhiều vấn đề được đặt lại. Từ sau Công đồng Vatican II muốn đề cập tới một vấn đề nào đều phải quy chiếu vào các văn kiện của Công đồng này.
- Công đồng lần thứ 21 khai mạc tại đền thờ Saint Peter (Vatican) ngày 11.10.1962 và bế mạc ngày 8.12.1965. Công đồng Vatican II đã có bốn kỳ họp, mỗi kỳ từ 3 đến 4 tháng. Công đồng đã thông qua 16 văn kiện : 4 hiến chế, 9 sắc lệnh và 3 tuyên ngôn.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ   CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 9:55 pm

A.KITÔ GIÁO : NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO

- Từ khởi đầu,chỉ có Đức Giêsu Kitô với 12 môn đệ (tông đồ) của Người.
- Sau khi Đức Giêsu Kitô hoàn thành sứ mệnh lịch sử của người ở trần gian, các tông đồ chia tay nhau đi truyền đạo, từ Giuđa – Galilê (Tây Á) sang vùng Địa Trung Hải (Tây Âu) rồi toàn bộ châu Âu…
- Lúc đầu những kẻ theo đạo đều đựoc gọi là Kitô hữu (nghĩa là những người thuộc về Đức Kitô).
- Từ thế kỷ V trở đi,do sự tranh chấp và kèm cựa giữa hai trung tâm của đế chế là thành Roma và thành Constantinople, sự rạn nứt càng ngày càng lớn dần cho tới phân chia thành hai Giáo hội : Giáo hội Chính Thống (Eglises Oxthodoxe) ở Constantinople và Giáo hội Công giáo (Eglises Catholique) ở Roma.
- Thế kỷ XVI, do mâu thuẫn nội bộ trong Giáo hội Công giáo ở Roma, đã xuất hiện một phong trào Cải Cách Tôn giáo, đem đến kết quả là các Giáo hội Tin Lành (Eglises Evangéligues) hay còn gọi là Giáo hội Thệ phản (Eglises Protestantes) cũng như Giáo hội Anh giáo (Eglise Anglicane) được hình thành, ly khai khỏi Giáo hội Công giáo Roma.
Từ các Giáo hội ly khai nói trên đã phát sinh nhiều cộng đồng Kitô giáo khác.


I.GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
1. Nguồn gốc tên gọi
- Công giáo là dịch nghĩa một từ gốc Hy Lạp (Katholicos, Catholique) có nghĩa là phổ quát (universel) để chỉ rằng Giáo hội Kitô là một tôn giáo phổ quát cho tất cả mọi người, mọi dân tộc.
- Lúc đầu “công giáo” là một tính từ để chỉ một đức tính của Kitô giáo là đạo phổ quát.Trong kinh Tin Kính được sọan thảo ở Công đồng Nicéa I (năm 351) mà ngày nay Giáo hội Chính Thống cũng như Giáo hội Công giáo đều tuyên xưng : “Tôi tin Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.
- Nhưng ngày nay từ “công giáo” (catholique) được dùng để phân biệt Giáo hội Roma với các Giáo hội khác.
- Công giáo được truyền sang Việt Nam đầu thế kỷ XVII.Các vua quan thời nhà Lê gọi Công giáo là “Hoa Lang đạo” (tức đạo của người Bồ Đào Nha, Đạo của người châu Âu).Dưới thời nhà Nguyễn, Công giáo được gọi là đạo Datô (phiên âm Hán Việt của từ Giêsu),có khi cũng được gọi là đạo Cơ Đốc (phiên âm Hán Việt của từ Kitô).
Trong hòa ước ký kết giữa Pháp và triều đình vua Tự Đức ngày 15.3.1874, lần đầu tiên cụm từ “Thiên Chúa giáo” được sử dụng.
- Thiên Chúa giáo là tôn giáo tôn thờ “Chúa Trời”,tức Đấng Tạo dựng, Đấng Tối cao.Người Do Thái cũng thờ Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng, người Hồi giáo cũng thờ Đấng Alla là Đấng Tối cao.
- Vậy nếu gọi một thành phần của đạo Kitô là Công giáo (Giáo hội Công giáo Roma) thì cũng chỉ để nói rằng Công giáo là đạo của mọi người, mọi dân tộc,chứ không riêng gì cho một chủng tộc hay một quốc gia nào.Nhưng Công giáo không hề có nghĩa là đạo công như trường công hoặc là đạo được chính thức nhìn nhận như một quốc đạo.
2. Số lượng tín hữu Kitô giáo và Công giáo
- Công giáo hiện có mặt trên hầu hết các quốc gia trên thế giới,nhưng chỉ chiếm đa số ở một số nước châu Âu và châu Mỹ Latinh…
II.GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG
- Giáo hội Chính Thống (Eglises Orthodoxes) tách ra khỏi Giáo hội Công Giáo năm 1054.Đây là năm hai Giáo hội khai trừ lẫn nhau và lên án lẫn nhau.Chín trăm năm sau, năm 1964,phía Công giáo là Giáo hoàng Paul VI và phía Chính Thống là Thượng phụ Athénagoras I đã cùng giải vạ tuyệt thông cho nhau và bắt tay thân ái cùng sống chung trong phong trào Đại kết Kitô giáo. Viễn tượng hợp nhất giữa hai Giáo hội rất có nhiều triển vọng,vì về mặt tín lý cũng như phụng vụ, bí tích, hai bên không có những điểm khác nhau cơ bản.Hai bên chỉ lấn cấn về quyền huynh trưởng (Primauté) của Đức Giáo chủ Roma
- Số tín hữu Chính Thống giáo tập trung nhiều nhất ở Liên bang Nga,Hy Lạp và các nước Đông Âu.
III.CÁC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG
- Đây là các Giáo hội theo nghi lễ Đông phương gần giống như các Giáo hội Chính Thống ở Cận Đông, ở Đông Âu và vùng Nam Ấn Độ,từ thế kỷ XVI đã thông hảo với Tòa Thánh Vatican. Mặc dầu số tín hữu ít ỏi (chỉ hơn chục triệu) nhưng sự hiện diện của các Giáo hội này rất quý, vì nó chứng tỏ rằng nền văn hóa Đông và Tây tuy khác nhau nhưng vẫn có thể hòa hợp.
IV.CÁC GIÁO HỘI NHẤT THỂ GIÁO
- Gọi là các Giáo hội Nhất Thể giáo (Eglises Monophysites) vì các Giáo pháo này chỉ tin nhận những tín điều có trước Công đồng Canxêđôni (năm 451) nên cũng gọi là các Giáo hội tiền Canxêđôni.
V.CÁC GIÁO HỘI TIN LÀNH
- Gồm chủ yếu là hai môn phái Luther và Calvin, thường gọi là Tin Lành lịch sử vì hai môn phái này gắn với cuộc Cải cách về tôn giáo của hai nhân vật Martin Luther người Đức (1483-1546) và Jean Calvin người Pháp (1509-1564).Giáo hội Luther (Eglises Luthérienes) hay cũng gọi là Giáo hội Tin Lành (Eglises Evangéliques) và Giáo hội Calvin (Eglises Calvinistes) hay còn gọi là Giáo hội Cải cách (Eglises Réformées). Đây là hai môn phái rất gần nhau về mặt giáo lý.Họ chỉ công nhận quyền tối thượng của Kinh Thánh (Sola Scriptura) và tín hữu được cứu độ chỉ do ân sủng của Chúa (Sola gratia). - -- Hai môn phái này không công nhận việc thờ kính Đức Mẹ Maria và các thánh, lễ Misa và quyền huynh trưởng cúa Đức Giáo chủ Roma.
VI.ANH GIÁO
- Năm 1534, vua Henry VIII tự khẳng định mình là lãnh tụ tối cao của Nhà nước và Giáo hội Anh. Đến năm 1558 dưới triều hoàng hậu Elizabeth I, quyền tối thượng của nhà vua được pháp luật hóa. Giáo hội Anh giáo gồm có nhà vua, hàng giáo phẩm với nền phụng vụ giống Công giáo và nền tín lý như môn phái Tin Lành Calvin. Anh giáo đọc cùng một kinh Tin kính như Công giáo và Chính Thống giáo. Phụng vụ đuợc thể hiện qua cuốn Sách Kinh (Prayer book) của thủ tướng Cromwell (xuất bản năm 1662). Giáo hội Anh giáo được mệnh danh là Giáo hội Bắc cầu (Bridge Church) thong cảm giữa Công giáo và Tin Lành. Anh giáo phong chức thánh (giám mục,linh mục) cho phụ nữ còn Công giáo thì không.
VII.CÁC GIÁO HỘI KHÁC
1. Môn phái Menonit
- Danh xưng Menonit lần đầu tiên xuất hiện năm 1544, được lấy tên ông Meno Simons (1496-1561) một linh mục Công giáo nhưng lại đi theo những người chủ trương không làm phép Rửa cho trẻ em và xã hội không có quyền can thiệp vào lòng tin của con người. - Phái này từ chối nghĩa vụ công dân, cấm chỉ việc mang vũ khí. Linh mục Meno theo phái ôn hòa, ông chủ trương sống theo những giáo huấn của Đức Giêsu trong bài giảng trên núi của Ngài. Sau nhiều cuộc bách hại và thăng trầm của lịch sử, số tín hữu phái Menonit hiện nay còn rất ít và chủ yếu tập trung ở Hoa Kỳ và Hà Lan.
2. Môn phái Baptít
- Khai sinh từ cuộc cải cách thế kỷ XVI, hoạt động tại Zurich (Thụy Sĩ) và tại Luân Đôn. Số tín đồ rất ít tại châu Âu nhưng đông đảo tại Hoa Kỳ. Họ đấu tranh bảo vệ tự do tôn giáo, tranh đấu bên vực giáo quyền và chính quyền.
3. Môn phái Mêtốt
- Phát sinh từ Anh giáo và thành lập tại Anh quốc thế kỷ XVIII do John Wesley (1703-1791), với mục đích thức tỉnh mọi người. John hoạch định một phương pháp, một quy luật đời sống tu đức và đạo đức rất khắc khe.
4. Môn phái Hiện xuống (Pentecotistes)
- Bắt nguồn từ truyền thống Tin Lành, môn phái này xuất hiện tại California (Hoa Kỳ) năm 1906,nhân cơ hội “phong trào tỉnh ngộ” đang lên cao. Năm 1907,được mục sư thuộc phái Mêtốt tên là Barrat đem sang châu Âu, tổ chức đặt tại Oslo (Norway).
5. Môn phái Quakers
- Do ông Georges Fox thành lập giữa thế lỷ XVII, phong trào Quakers là một phong trào đòi hòa bình rất kiên trì và hoạt động mạnh ở Hoa Kỳ.\
6. Môn phái Phục Lâm (Adventiste)
- Giáo thuyết của môn phái nảy cũng giống như các môn phái Tin Lành khác nhưng đặc biệt tin và chờ ngày Phục Lâm sắp tới của Đức Kitô.
7. Môn phái chứng nhân của Giêhova (Témoins de Jéhovah)
- Các tín hữu của môn pháo này tin ở Thiên Chúa (Jehovah) và Kinh Thánh ( sách Khải Huyền) là sách mặc khải về ngảy tận thế.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ   CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 10:01 pm

TIỂU SỬ CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ



- Họ và tên: J.hoschua (tiếng Do Thái) hoặc Jesua hay Jesu (tiếng Aramê), Giêsu (tiếng Việt)
- Danh hiệu: "Messiah" có nghĩa là "Đấng được xức dầu"
- Quốc tịch: Do thái, thuộc hoàng tộc David.
- Năm sinh: năm 7 trước Công Nguyên (trước khi vua Herôđê băng hà ít lâu: 4 năm trước CN)
- Nơi sinh: chuồng chiên, tại Belem.
- Nơi thường trú: Nazareth.
- Ngôn ngữ: tiếng Aramê của miền Galilêa.
- Cha mẹ trần thế: Giuse và Maria.
- Cha thiên quốc: Chúa Cha
- Ngày chịu phép cắt bì: 8 ngày sau khi sanh
- Ngày tiến dâng cho Thiên Chúa: năm 12 tuổi
- Nghề nghiệp: thợ mộc (teknos), nghề của cha Giuse.
- Gia tài: Không có gì, ngoài chiếc giường duy nhất là cây thánh giá.
- Học vấn: tại gia, trường Giuse-Maria
- Tình trạng: độc thân.
- Hoạt động công khai: năm 30 tuổi.
- Địa bàn hoạt động: giảng dạy khắp nơi, nhưng phần lớn chung quanh hồ Galilêa, mà trọng tâm là thành phố ngư phủ Capharnaum. Thời gian hoạt động chừng 2 năm rưỡi.
- Đề tài rao giảng: Hãy ăn năn sám hối vì Nước Trời đã gần đến.
- Bài giảng đầu tiên: Bài giảng trên núi về Tám Mối Phúc Thật
- Các Môn đệ: dù không phải là Rabbi, nhưng Ngài đã chọn ra 12 Tông đồ là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê và ông Gio-an, em của ông; ông Phi-líp-phê và ông Ba-tô-lô-mê-ô; ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế; ông Gia-cô-bê con ông An-phê và ông Ta-đê-ô; ông Si-môn thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, là chính kẻ nộp Chúa Giêsu cho các thượng tế.
- Các phép lạ: nước hóa thành rượu, năm chiếc bánh và hai con cá nuôi năm ngàn người ăn, chữa lành các bệnh tật, trừ quỷ, cho người chết sống lại...
- Bữa tiệc sau cùng: Bữa Tiệc Ly
- Tội phạm: Giới thẩm quyền Do thái đã tố cáo Ngài phạm thượng.
- Bản án: Chính quyền Roma, đại diện là Pontio Philatô, đã lên án Ngài và cho đóng đinh vào thập giá.
- Hành quyết: bị đóng đinh sau trưa ngày lễ Vượt Qua, tại một nơi nằm ngoài vòng đai thủ đô Giêrusalem.
- Mai táng: trong mồ đá, tại một chỗ không xa nơi hành quyết.
- Nơi chết: Trên đồi Golgôtha
- Các biến cố lịch sử trong đời: Giáng sinh tại Bêlem, chịu phép rửa trên sông Giođan, biến hình trên núi Tabo, chịu chết trên đồi Gôlgotha, sống lại từ cõi chết, và lên trời.
- Bảy lời sau cùng: "Lạy Cha, xin tha thứ cho họ" (Luke 23:32-34), "Ngày Hôm Nay Con Sẽ Ðược Ở Với Ta Trên Nước Thiên Ðàng" (Luke 23:35-43), "Này Bà, đây là con Bà!" (Gioan 19:16-27), "Lạy Chúa tôi, Lạy Chúa tôi, sao Chúa lại bỏ tôi" (Mathêu 27:45-47 Maccô 15:33-36), "Ta Khát" (Gioan 19: 28-29), "Mọi Sự Ðã Hoàn Tất" (Gioan 19:30-37), "Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha." (Luke 23:44-56)
- Tấm gương kỳ cục nhất: Rửa chân cho các môn đệ
- Lời sau cùng trước khi về trời: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.
- Dấu tích đặc biệt: Năm dấu thánh
- Tác phẩm để đời: Lời, Mình và Máu Thánh mang lại sự sống đời đời cho nhân loại.
- Biến cố vĩ đại sắp làm: Lại đến lần thứ hai trong vinh quang.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Sponsored content





CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ   CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
CÁC BẠN VIẾT VỀ THIÊN CHÚA GIÁO Ở ĐÂY NHÉ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO-
Chuyển đến