CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Địa hình vùng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Địa hình vùng Empty
Bài gửiTiêu đề: Địa hình vùng   Địa hình vùng I_icon_minitimeFri Oct 01, 2010 10:06 pm

3. Địa Hình:

Gồm có 3 khu vực cơ bản: Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ

Đây là một chuỗi đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp, được chia cắt bởi các dãy núi, các đèo lớn thường là ranh giới giữa các tỉnh, các đèo nhỏ thường là ranh giới giữa các huyện.

Ví dụ: Đèo Cả, Cù Mông…

Đường bờ biển rất khúc khuỷu với những vũng, vịnh và các đảo ven bờ. Nơi đây có ưu thế về tài nguyên biển, biển thì cát trắng gần như các hạt thạch anh nguyên chất. Là nguồn khoáng sản có giá trị trong cát có các loại cát đen có khoáng kim loại ti tan dùng làm bittông, vỏ máy bay, vỏ tàu thủy. Đặc biệt nước biển rất trong, sâu có màu xanh, ví vậy cảnh quan biển rất đa dạng nó thể hiện tất cả những giai đoạn trong chuỗi phát triển địa hình nơi đây.

Cụ thể một số vùng đặc trưng như sau:

Phan Thiết là cồn cát di động nhiều mầu, vàng, vàng cam, trắng,…

Nha Trang đặc trưng là vịnh, ngoài ra có vũng, am như ở Cam Ranh, Nha Phu, Vân Phong.

I. Địa hình Vung Bắc Trung Bộ:

Có 2 khu vực:

Địa hình dãy Trường Sơn Bắc là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào. Bắt đầu từ phía nam sông Cả, kéo dài cuối núi Bạch Mã, bao gồm nhiều dãy núi và khối núi.
Dãy PuLaiLeng cao 2711 mét, cao nhất Bắc Trung Bộ rất hiểm trở, không có đèo thấp để vượt qua, ngoại trừ đèo Keo Nưa 760 mét.

Khối núi đá vôi Kẻ Bàng Khe Ngang có diện tích 10000 km, gồm cả Việt Nam và Lào. Địa hình rất hiểm trở đó là những khối núi độ chia cắt sâu, không có nước mặt. Tại bến đò Xuân Sơn km cuối cùng là Lùng Phùng, chiều dài của đường phẳng 120 km, trên đường có điểm tham quan Hang Tam Cô cách Xuân sơn 18 km.

Vùng núi phía Tây Quảng trị và Thừa Thiên Huế là vùng núi thấp có 2 bậc địa hình 1000 mét và bậc 300 – 400 mét, để vượt qua vùng núi phải qua đèo Lao Bảo.

Thung lũng A Lưới: đây là nơi điển hình nhiễm chất độc màu da, từ năm 1965 đến năm 1970 đã có 224 phi vụ phun xịt chất độc màu da cam trong tổng số 606 phi vụ tại Thừa Thiên Huế.

Đây là chuỗi đồng bằng duyên hải ngăn cách nhau bởi các nhánh núi đâm ngang từ dãy Trường Sơn Bắc gồm đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng Nghệ An, đồng bằng Hà Tĩnh, đồng bằng Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên.

Đường bờ biển rất thẳng chứng tỏ nằm ở giai đoạn phát triển hình thành các chuông, trảng, cồn cát và lịch sử hình thành phát triển trong giai đoạn gần đây. Ngoại trừ khu vực phía Nam của dãy đồng bằng đó là khu vực bờ biển củaThừa Thiên Huế – phá Tam Giang diện tích 220 Km2 hiện nay là 1 đầm phá điển hình.

Địa hình Vung Tay Nguyen:

Địa hình miền núi, dãy Trường Sơn Nam gồm hai dãy núi: Phía Bắc là núi Ngọc Lĩnh 2598 mét, phía Nam là dãy núi Chư Yang Sin 2405 mét. Tạo ra cảnh quan hùng vĩ cho cao nguyên. Hệ thống cao nguyên xếp tầng có độ cao 500 – 1500 mét, ví dụ bề mặt 500 mét có Đắk Ri, Buôn Ma Thuột, Kon Tum, An Khê.

Ví dụ bề mặt cao 1500 ở Đà Lạt, độ cao 3500 – 4000 mét là ở Kong Plong.

Tóm lại địa hình nơi đây vừa tạo cảnh quan vừa lãng mạng hùng vĩ cho du khách, nhờ địa hình nên có sự thay đổi về khí hậu
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Địa hình vùng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Địa hình vùng
» Khí hậu của vùng
» Các điểm tham quan du lịch của vùng
» Các Điểm Tham Quan Du Lịch Của Vùng
» Một số điểm tham quan du lịch của vùng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN-
Chuyển đến