CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Nguồn nước

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Nguồn nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguồn nước   Nguồn nước I_icon_minitimeFri Oct 01, 2010 10:04 pm

Sông; Hồ; Suối

5.1. Sông Thạch Hãn

• Sông Thạch Hãn trên bản đồThạch Hãn là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị.

• Sông Thạch Hãn có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130 m³/giây. Sông có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.600 km².

• Sông có chiều dài 155 km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, hợp thành bởi 2 con sông chính là sông Quảng Trị và sông Cam Lộ rồi đổ ra biển qua Cửa Việt. Sông Thạch Hãn chảy qua phía Tây Nam thị xã Quảng Trị (thị xã được hình thành từ làng Thạch Hãn), đoạn rẽ nhánh của dòng Thạch Hãn là sông Vĩnh Định chảy qua phía Bắc thị xã, tại đây, sông bị chặn bởi đập An Tiêm nên lượng nước không lớn. Đoạn qua thị xã Quảng Trị sông rộng 150-200 m, là đường thuỷ nối liền Quảng Trị lên Ba Lòng, về biển Đông (Cửa Việt). Từ khi công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn hoàn thành (cuối thập niên 1970) thì dòng sông Thạch Hãn mùa hè cạn trơ đáy, có thể lội bộ qua sông đoạn thị xã Quảng Trị và nhiều đoạn khác; mùa lũ thì nước dâng cao ngập toàn thị xã do bờ kênh thủy lợi đồng thời là con đập chắn lũ làm ngập chỉ một phía bắc bờ kênh.

5.2. Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua huyện Tuyên Hoá, thị trấn Ba Đồn, đổ ra Biển Đông ở Cửa Gianh. Sông dài khoảng 90 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, sông Gianh là ranh giới Trịnh-Nguyễn phân tranh. Phần thượng lưu có tên là Rào Nậy. Cửa sông có cảng biển gọi là Cảng Gianh.

5.3. Sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Sông có chiều dài 85 km. Có hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trung Quán). Nơi cửa sông đổ ra biển thuộc thành phố Đồng Hới. Đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1 qua sông Nhật Lệ bằng cầu Long Đại và cầu Quán Hầu, nơi đây là những trọng điểm đánh phá ác liệt của không lực Hoa Kỳ trong chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam.

5.4. Sông Dinh là một con sông thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.

Nó bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, hợp lưu ở khu vực trấn Việt Trung, thuộc huyện Bố Trạch. Sông chạy dài khoảng 15km thì bị ngăn lại bởi đập Đá Mài. Đây là đập thủy lợi dẫn nước tưới tiêu cho vùng lúa phía nam huyện Bố Trạch và phía bắc thành phố Đồng Hới. Khúc sông rộng nhất khoảng 200m, hẹp nhất khoảng 150m.

Về mùa lũ, nước sông đục ngầu và dữ dội. Tuy nhiên, hầu như quanh năm nước trong, hiền hòa và khá đẹp. Tốc độ dòng chảy chậm do bị ngăn đập, dòng sông lững thững uốn quanh những rừng cao su xanh ngắt. Rễ cây cao su trong vùng được cho là có thể làm ô nhiễm nguồn nước sông, tuy nhiên chưa có số liệu cụ thể về nguy cơ này. Sự xói mòn đất cát từ những cánh rừng bị khai thác quá tải đã được cho là làm giảm lưu lượng của sông.

5.5. Sông Bến Hải là một con sông tại Việt Nam. Nó bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17° Bắc từ tây sang đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Bến Hải là một địa danh ở thượng lưu sông, nên tên sông Bến Hải lấy từ địa danh này. Sông Bến Hải chảy được trên dưới 80 km thì gặp sông Sa Lung từ hướng tây bắc đổ vào. Hai con sông hợp lưu chảy tiếp ra biển Đông, qua một làng ở bờ bắc có tên là Minh Lương nên được gọi là sông Minh Lương.

Thời Minh Mạng, do phải kiêng huý vua nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương. Cây cầu nằm không xa ngã ba sông cũng mang tên Hiền Lương. Con sông trên vĩ tuyến 17 có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. Hiệp định Genève quy định giới tuyến quân sự tạm thời ở đây.

5.6. Sông Hương hay Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.

Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng Tả Trạch chảy từ dãy Trường Sơn Đông về phía tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, sau đó chảy chậm qua ngã ba sông Bằng Lãng. Hữu Trạch ngắn hơn và là nhánh phụ, chảy qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng nơi dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 30km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.

Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm và mang theo hương thơm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua những làng mạc xanh tươi và râm mát như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh và hoà lẫn vào với hương thơm của hoa cỏ Huế... Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.

Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông thậm chí còn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dòng Sông Hương.

Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng sơn) cao 105 mét có hình dáng cân xứng và ấn tượng. Ở hai bên Bằng Sơn là hai ngọn núi nhỏ tên là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong, nhà Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành. Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi đó làm án thờ phía trước của của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên nó là Ngự Bình.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một món quà vô giá thứ hai thiên nhiên dành cho Huế. Sông núi bổ sung cho nhau tạo nên một cảnh quan sông núi tuyệt đẹp cho Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế, và mọi người cũng thường gọi Huế là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.

5.7. Sông Ba còn gọi là sông Đà Rằng, theo tiếng Chăm cổ có nghĩa là con sông lau sậy. Sông bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 2.000 mét, chảy qua Gia Lai và Phú Yên rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn, tổng chiều dài 300 km. Sông Ba nằm ở ranh giới giữa hai cao nguyên là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Đắc Lắc, có lưu vực rộng 13.000 km² và là một trong hai sông lớn nhất Tây Nguyên. Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, với diện tích hơn 20.000 ha, vựa lúa lớn nhất miền Trung Việt Nam.

Dọc theo sông Ba có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Cầu Đà Rằng qua sông này tại Tuy Hòa dài 1.512 m là cầu dài nhất miền Trung Việt Nam

5.8. Sông Hàn là một con sông chảy qua Đà Nẵng. Có 6 cây cầu qua sông Hàn tại nội thành Đà Nẵng, trong đó nổi bật nhất là cầu Tuyên Phước, cầu Sông Hàn. Hai bên bờ sông Hàn có hai tuyến đường Bạch Đằng Đông và Bạch Đằng Tây được xem là hai tuyến phố đẹp nhất thành phố này. Cửa sông Hàn là nơi có cảng Tiên Sa.

5.9. Sông Trà Khúc là một con sông ở tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Nó phát nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn với đỉnh cao 2.350 m do hợp nước của 4 con sông lớn là sông Rhe, sông Xà Lò, sông Rinh, sông Tang, chảy xuống hướng đông qua ranh giới các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy ( Chiêm lũy lịch môn). Tổng cộng chiều dài là 120 km.
Đây là con sông có độ dốc lớn. Đầu nguồn của sông có công trình thủy lợi Thạch Nham nên khi chảy về hạ lưu ở địa bàn thành phố Quảng Ngãi, huyện Tư Nghĩa và huyện Sơn Tịnh nguồn nước trở nên cạn kiệt. Mùa mưa, sông thường gây lũ lớn.

Bờ xe nước của sông đã từng là hình ảnh đi vào thi ca. Sông từng tưới tiêu cho các đồng ruộng mía xứ Quảng; nhưng bây giờ bờ xe nước đã đi vào ký ức. Dự án khôi phục bờ xe nước đã được triển khai.

Tên "Trà Khúc" mang giọng Chiêm vì "Trà" có gốc từ jaya trong tiếng Phạn, và là một trong bốn họ chính thống của các vua Chiêm: On, Ma, Trà, Chế.
Cặp Núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi.

Hồ:

Còn ở khu vực miền Trung chỉ có, phần lớn các hồ nhân tạo. Bởi địa hình của khu vực nhỏ hẹp, diện tích đồng bằng ít, dốc theo sườn núi hứơng ra biển phần lớn các hồ là được xây dựng để giữ nước cung cấp cho nộng nghiệp .Ví dụ như hồ Kẻ Gỗ.

5.10. Hồ Xuân Hương (Đà Lạt):

Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến thăm quan thành phố Đà Lạt.

5.11. Hồ Than Thở:

Hồ Than Thở là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và cũng là một địa điểm du lịch của thành phố này.

Trước đây vùng hồ Than Thở có một cái ao gọi là Tơnô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập xây dựng hồ chứa nước cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt.

Người Pháp đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa thứ nhất: hồ Than Thở.
Vào lúc bình minh, sương mù bao phủ mặt hồ, tạo nên một bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp, nên sau năm 1975 hồ Than Thở còn mang tên hồ Sương Mai.

5.12. Hồ Lắk:

Hồ Lắk là hồ nước tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk.

Hồ Lắk nằm trên tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía nam theo quốc lộ 27, qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km đến thị trấn Lạc Thiện rẽ tay phải vài trăm mét đã thấy ngôi nghà nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại ngày xưa. Đây là nơi ông thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên thành phố Buôn Ma Thuột. Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao nhìn ra mặt nước của hồ Lắk.

Hồ Lắk dài uốn bao quanh thị trấn Lạc Thiện. Hồ rộng trên 5 km2, được thông với con sông KRông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm in bóng rừng thông trên các ngọn đồi ven hồ. Xung quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú.

5.13. Hồ Ayun Hạ:

Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo thuộc tỉnh Gia Lai.

Hồ hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai - huyện Ayun Pa, cách Thành phố Pleiku 70km về phía Tây. Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã HBông huyện Chư Sê.

Mặt nước hồ có diện tích 37 km2, chiều dài 25 km nơi rộng nhất 5 km.
Ngoài ra còn các hồ khác cũng có qui mô và điền kiên tốt để phát triển du lịch.Là nơi lí tướng để du khách nghỉ ngơi giải trí sau những ngày làm viêc mệt nhọc
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Nguồn nước
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nguồn nước : Sông hồ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN-
Chuyển đến