CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Xuất xứ cặp ngà voi trong Dinh Độc Lập

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Xuất xứ cặp ngà voi trong Dinh Độc Lập Empty
Bài gửiTiêu đề: Xuất xứ cặp ngà voi trong Dinh Độc Lập   Xuất xứ cặp ngà voi trong Dinh Độc Lập I_icon_minitimeThu Sep 30, 2010 2:25 pm

Theo lời kể của một cựu sĩ quan quân đội Sài Gòn: Trung úy Bùi Quang Vinh, Trưởng Ban Tham mưu hành quân của Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 54, Sư đoàn 1 bộ binh, đóng tại Thừa Thiên - Huế năm 1970, để đoạt hai chiếc ngà voi, có ít nhất 20 người dân vô tội đã bị sát hại trong rừng sâu Hạ Lào. Cặp ngà voi sau đó được đem về Huế, gửi vào Dinh Độc Lập...

Sang đầu năm 1971, tiểu đoàn đột ngột nhận lệnh tập kết tại Khe Sanh, qua vùng Lao Bảo và tiến sang đất Lào. Mấy ngày đầu, trung đội trinh sát do trung úy Minh chỉ huy tiến lên trước, gặp một nhóm dân tộc thiểu số đi ngược chiều, chừng hơn 20 người gồm toàn phụ nữ, cụ già và trẻ em, theo sau họ có con voi to lớn (trên lưng chở một cái bành, mà sau này khi hạ voi, đã tìm thấy pho tượng nữ thần bằng đồng để trong bành ấy). Voi có cặp ngà cong vút, láng lẫy, dài non sải tay. Trung úy trinh sát (Minh) điện về ban chỉ huy tiểu đoàn gặp trung úy tham mưu (Vinh) xin nói chuyện trực tiếp với "đại bàng" (mật danh của thiếu tá Thọ, tiểu đoàn trưởng, là bà con bên vợ Tổng thống Thiệu). "Đại bàng" hỏi: "Lấy ngà dễ chứ?". Minh đáp: "Khó. Người Thượng không chịu bán voi hoặc đổi chác gì cả. Họ tỏ ra sùng kính, bảo vệ con voi lắm". "Đại bàng" thúc: Vậy thì... bắn bỏ hết!". Tuân lệnh, Minh cho trung đội xả súng vào đoàn người vô tội, bắn chết không chừa một ai.

Giết người, giết voi, chặt ngà xong, trung đội trinh sát của Minh tiếp tục di chuyển và hai ngày sau bất ngờ lọt vào vòng vây giăng sẵn của bộ đội chính quy cách mạng, bị cắt đứt đội hình với tiểu đoàn và bị chênh vênh, cô lập trên đồi cao...

Lúc này Minh đang giữ cặp ngà voi còn dính máu, đã lập cập điện về bộ chỉ huy xin liên lạc hậu cứ tiếp ứng máy bay giải vây. Nhưng "đại bàng" sợ cặp ngà quý bị bom thả nát, nên chỉ lặng lẽ tung bộ binh mở đường máu lên đỉnh đồi một cách khó khăn, chậm chạp. Và, phải đổi nhiều sinh mạng sau trận đánh kéo dài từ 10 giờ sáng hôm nay đến 10 giờ sáng hôm sau mới lọt vào tử địa, lục tìm cặp ngà mang về. Những ngày sau tiểu đoàn của Thọ tiếp tục bị truy đánh, tan tác, chạy về tới Huế, còn không quá 2 đại đội (trong số 5 đại đội biên chế lúc xuất quân). Ông Vinh kể: "Nhiều người bỏ xác tại chỗ trong đó có trung úy Minh, ngược lại cặp ngà voi thì theo lệnh của ông Thọ phải đưa ra khỏi mặt trận bất cứ giá nào để đem về nhà riêng ông ta trong thành nội Huế".

Đến 1972, thiếu tá Thọ một lần nữa bị vây khốn trên một cứ điểm vùng núi Thừa Thiên, tính mạng nguy ngập. Quyết định thăng chức trung tá cho Thọ được đựng trong chai, rồi dùng máy bay thả xuống căn cứ, xem như Thọ sắp là "người cõi trên" (trên bàn thờ).

Song, nhờ bấy giờ, ông Thiệu hay tin cháu vợ lâm nguy, sốt ruột, điện trực tiếp cho Tư Lệnh quân khu 1, vùng 1 chiến thuật phải bằng mọi cách cứu Thọ. Họ dùng lực lượng đặc biệt xuyên rừng đưa Thọ và một số sĩ quan thân cận may mắn chạy thoát thân khỏi trận địa pháo, số binh sĩ Sài Gòn còn lại bị B52 ném bom rải thảm, chôn vùi.

Thoát chết, Thọ thất thần, muốn rời khỏi vùng hỏa tuyến. Và muốn xa cặp ngà voi mà Thọ cho là từ ngày có chúng trong nhà đã xảy ra nhiều xui xẻo. Năm sau, 1973, Thọ bấy giờ lên trung tá, được Dinh Độc Lập chiếu cố dàn xếp để rời vùng 1 chiến thuật, về làm tiểu khu phó Định Tường, thuộc địa bàn của quê vợ ông Thiệu. Ngày ra đi, Thọ đóng cặp ngà voi vào thùng, chuẩn bị tặng Tổng thống Thiệu, để vừa đền ơn (cứu mạng), vừa muốn xa "món quà" dính dấp tới quá nhiều cái chết. Áp tải thùng ngà voi lên chiếc máy bay C130 (cùng một số vật sản của gia đình trung tá Thọ) tại phi trường Phú Bài là trung úy Vinh, người kể chuyện này. Đáp xuống Tân Sơn Nhất, ông Vinh đưa ngà voi vào Dinh Độc Lập theo cổng đường Nguyễn Du. Năm ấy ông 22 tuổi, thuộc hàng sĩ quan trẻ nhất, xuất thân từ trường thiếu sinh quân của Sài Gòn. Sau năm 1975, ông đi học tập cải tạo hơn 6 năm. Nay ông đã 52 tuổi, đến tòa soạn và nhắc chuyện cũ: Đọc bài báo viết về di tích Dinh Độc Lập tôi không ngủ được, suốt đêm trằn trọc nghĩ tới những người bị giết oan, tới một số bạn bè mất xác vì cặp ngà voi. Sau 32 năm dường như chả ai để ý về gốc gác dính máu của chúng chăng? Song dù thế nào đi nữa, ông Vinh nói, nó vẫn thuộc "loại tài vật đặc biệt do chính tay tôi đưa vào dinh với một lai lịch đầy những oan hồn".
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Xuất xứ cặp ngà voi trong Dinh Độc Lập
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Dinh Thống Nhất - Sài Gòn
» Tục lệ trong tết Nguyên đán
» Hình tượng con voi trong điêu khắc Chăm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN NAM-
Chuyển đến