CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Phố cổ Hà Nội

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Phố cổ Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: Phố cổ Hà Nội   Phố cổ Hà Nội I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 6:24 pm

1. Vị trí, giới hạn

Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30/3/1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định:

- Phía Bắc: Phố Hàng Đậu

- Phía Tây: Phố Phùng Hưng

- Phía Nam: Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng.

- Phía Đông: Các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.

toàn bộ khu vực trên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường, tổng diện tích quy hoạch khu phố cổ khoảng 100ha.

Mười phường có phạm vi thuộc khu Phố cổ Hà nội là:

Phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Phạm vị nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc trưng như sau:

- Khu bảo vệ, tôn tạo cấp I: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện tích khoảng 19 ha).

- Khu bảo vệ , tôn tạo cấp II: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu Phố Cổ.

Phố cổ Hà nội có diện tích khoảng 100ha, với số dân trên 10 vạn người (1000người/ha), đây là khu vực có mật độ dân số rất cao nằm ở trung tâm thành phố

2. Quá trình hình thành và phát triển khu Phố Cổ Hà Nội

Thăng Long Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ 16 Thăng Long - Đông Đô. Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy. “Kẻ Chợ” tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa có Thành, có thị, có bến có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ô ven đô có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản.

Dân tài tứ xứ kéo về Thăng Long - Hà Nội, họ cọ xát, đua trí, đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội, ở đất Hà Nội, đó là cách sành mặc sành chơi sành ăn sành làm.

Qua tư liệu cũ để lại khu vực sầm uất đông vui nhất của Hà Nội xưa là huyện Thọ Xương (tức quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay) mà người ta quen gọi là khu phố cổ. Nơi đây là cửa hàng cửa hiệu buôn bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố, mỗi phố abns một mặt hàng hay hành một nghề rieng biệt và người ta lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố. Điều này đã thể hiệ rõ trong ca dao với đầy đủ tên 36 phố Hà Nội.

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay

Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy

Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn

Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang

Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng

Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông

Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè

Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre

Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà

Qua đi đến phố Hàng Da

Trải xem phường phố thật là cũng xinh

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.

Thương nhân và thợ thủ công sống rải rác trong tất cả các phố phường, phố giàu có như Mã Mây tập trung khá nhiều nhà buôn lớn, nhất là thương nhân Hoa Kiều. Đường xã ở đây được lát sạch sẽ, giữa hơi nhô lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nước mưa hoặc nước cống rãnh thải ra các .

Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cánh nghiêm ngặt. Trong mỗi phố là những dãy nhà san sát làm theo kiểu chồng diêm mà nay ta còn thấy ở các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào...Nó vừa là nhà ở lại vừa là cửa hiệu.

Phố cổ Hà nội sở dĩ chiếm được vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô, trở thành niềm tự hào và say mê và quan tâm sâu sắc trong lòng mọi người của cả nước như ngày hôm nay, bởi vì trong Phố cổ Hà nội đã và đang chứa đựng được một hệ thống giá trị di sản lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc...to lớn.

Thủa xa xưa, dọc theo hai bờ sông Hồng đã hình thành những khu vực dân cư sinh sống, quần tụ thành những làng nhỏ. Vào thế kỷ thứ V (454 - 456), thuộc thời kỳ Bắc thuộc, một trong những điểm dân cư này phát triển thành một quận nhỏ có tên là Tống Bình. Trải qua hàng ngàn năm, từ một đô thị sơ khai của người Việt với quy mô nhỏ bé, Tống Bình đã trở thành một thành phố trên ba triệu dân và là một trung tâm đầu não về chính trị, quốc phòng, văn hoá, kinh tế quan trọng của đất nước Việt Nam. Từ Tống Bình tới Hà Nội ngày nay là cả một quá trình đô thị hoá phức tạp diễn ra trong một không gian rộng với quy mô lớn.

Trong thời kỳ phong kiến, Hà Nội sớm trở thành trung tâm chính trị của đất nước khi viên đô hộ Cao Biền cho mở rộng Đại La Thành vào năm 866 và đặt tại đây đại bản doanh của chính quyền đô hộ trung Hoa. Nhưng Hà Nội chỉ trở thành thủ đô của nước Đại Việt vào năm 1010, khi Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ vị vua đầu tiên của triều đại Lý quyết định cho dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Khu Phố cổ Hà nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt. Khu Phố cổ Hà nội có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị: sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu Phố Cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Nói về lịch sử hình thành của khu Phố cổ Hà nội, yếu tố này được biểu hiện như là một thành tố quan trọng của sinh thái nhân văn, sinh thái xã hội. Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Dưới thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay. Vậy, cùng với những yếu tố nổi trội về lịch sử khác, khu Phố Cổ cũng xứng đáng được xem như là một không gian, mà tại đó một thời đã thể hiện một dấu ấn không thể phai mờ về một cuộc sống đô thị khá toàn diện về kinh tế, xã hội, tập quán, truyền thống.

Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ búa và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán. Rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX thành phố đã thiết lập một mạng lưới chợ. Phía đông là khu dân cư, kinh thành, nơi tập trung các phường nghề.

Trong lịch sử phát triển Hà Nội đã đón chào các du khách và thương gia nước ngoài như người Hà Lan và người Anh vào thế kỷ XVII. Trong số đông người nước ngoài đó phần lớn là các thương gia Trung Quốc.

Khu Phố cổ Hà nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn, khoảng cuối thế kỷ XIX khu Kinh Thành đã đạt tới các giới hạn tự nhiên của nó, sau đó việc mở rộng được tập trung theo hướng vào trong lõi của khu phố, các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để xây dựng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi: Khu Phố Cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được lát trải nhựa và có hệ thống chiếu sáng. Nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói với các gờ đấu, bờ nóc dật tam cấp xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu âu.

Khu Phố cổ Hà nội từ 1954 - 1985, trong buổi quá độ dân cư ở khu Phố Cổ có sự thay đổi. Nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu Phố Cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ; rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam tứ đại đồng đường v.v...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân; chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ phục vụ v.v...) Toàn bộ khu Phố Cổ nơi buôn bán sầm uất đây đã trở thành khu đơn thuần để ở (1960 - 1983) dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố v.v... mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa đi và cửa sổ - phố xá yên tĩnh hơn; sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo gìơ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối; sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da,...)

Dân cư ở khu Phố Cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà; các gác xép chất đầy trong không gian nhà; một số đình chùa bị biến thành nơi ở, nơi làm việc. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một; văn hoá lễ hội tâm linh bị lắng xuống.

Khu Phố Cổ từ 1986 đến nay với đường lối chính sách mới từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường; mở rộng sự giao lưu kinh tế và quan hệ với quốc tế; mở rộng các thành phần kinh tế trong nước, kích lệ mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế văn hoá xã hội, buôn bán ở khu Phố Cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Các mặt tiền nhà được cải tạo đổi mới - nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng đã được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình đền chùa được tu sửa, không khí tâm linh đã trở lại với khu Phố Cổ.

Góp phần vào không khí hoạt động của khu Phố Cổ trong gần thập kỷ nay là sự qua lại tấp nập của dòng người du lịch phát triển là nhân tố tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, văn hoá. Do vậy một số nhà ở trong khu Phố Cổ được cải tạo thành khách sạn mi ni; thành các quán ăn đặc sản; các cửa hàng ở tầng 1 được trang trí nội thất khang trang hấp dẫn.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Phố cổ Hà Nội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN BẮC-
Chuyển đến