CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Văn hóa Sa Huỳnh

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Văn hóa Sa Huỳnh Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn hóa Sa Huỳnh   Văn hóa Sa Huỳnh I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 9:41 pm

Văn hóa Sa Huỳnh phát triển từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, từ khoảng 3.500 năm đến những thế kỷ trước sau Công nguyên. Giai đoạn phát triển cực thịnh của nền văn hóa này vào khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay. Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh là những người Tiền Mã Lai - Đa đảo, vốn có liên hệ với người "Tiền Môn - Khmer".


Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh có nền kinh tế đa thành phần, gồm trồng trọt trên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, phát triển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh là hình thức mộ chum, vò. Các khu mộ phân bố tập trung ở những cồn cát ven biển, lan dần ra các đảo ven bờ, đến cả vùng đồng bằng và miền núi phía tây. Loại hình chum, vò chủ yếu hình trụ, hình trứng, hình cầu đáy bằng có nắp đậy hình nón cụt hay hình lồng bàn...

Phân bố trên dải đất miền Trung Việt Nam nhưng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh là khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi, còn khu vực Nam Trung Bộ, từ Phú Yên đến Bình Thuận những di tích và di vật thời tiền - sơ sử chỉ được phát hiện và nghiên cứu từ sau năm 1975. Ở Quảng Nam có Bàu Trám, Quảng Ngãi có Long Thạnh..., còn Bình Định có Bàu Đỏ, Phú Yên có Gò Ốc, Gò Bộng Dầu, Khánh Hòa có Xóm Cồn, Bích Đầm, Hòn Tre, Ninh Thuận có Hòn Đỏ, Bình Thuận có Bàu Hòe, đảo Phú Quý... Ngoài ra, với văn hóa Biển Hồ (Gia Lai), Lung Leng (Kon Tum), những di tích ở Đăk Lắk, Đăk Nông... đã góp phần thể hiện những sắc thái văn hóa rất đa dạng từ biển, hải đảo đến núi và rừng, vừa độc lập với nhau vừa có mối giao lưu hoặc quan hệ tộc thuộc với nhau và cùng tham góp vào quá trình đưa văn hóa Sa Huỳnh phát triển lên đỉnh cao trong thời đại sơ kỳ Đồ Sắt.

Như vậy, nam và cực nam Trung Bộ Việt Nam là nơi tụ hội của nhiều tộc người và ngữ hệ từ sau thời kỳ đá mới. Phân bố trên dải đất này văn hóa Sa Huỳnh mang đậm dấu ấn văn hóa biển của những người thuộc ngữ hệ Malayo - Polynesien và những người thuộc ngữ hệ Nam Á - Môn Khmer cư trú trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên. Chính quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa các tộc người này đã tạo nên sắc thái đặc trưng cho nền văn hóa Sa Huỳnh.

Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Văn hóa Sa Huỳnh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN BẮC-
Chuyển đến