CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Việt Nam từ 1945 đến thời kỳ hội nhập

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Việt Nam từ 1945 đến thời kỳ hội nhập Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam từ 1945 đến thời kỳ hội nhập   Việt Nam từ 1945 đến thời kỳ hội nhập I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 9:38 pm

Giai Đoạn Việt Nam Từ 1945 Đến Thời Kỳ Hội Nhập


1. Thời Kỳ 1945->1975


Sau cách mạng tháng 8 thành công nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, nhưng đứng trước tình thế đầy hiểm nghèo. Chỉ 10 ngày sau khi tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 thành công. Những đội quân của các nước trong phe Đồng Minh đã lũ lượt kéo vào nước ta. Từ vĩ tuyến 16 trở ra 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ồ ạt vào Hà Nội và khắp các tỉnh và từ vĩ tuyến 10 trở vào Nam quân đội của đế quốc Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. Lợi dụng tình hình trên các lực lượng phản cách mạng ở Miền Nam như Đại Việt, Tơrốtxkít, bọn phản động các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp ra sức chống phá cách mạng. Giữa lúc khó khăn như vậy tiềm lực của nhà nước non trẻ chưa được củng cố, nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá. Hậu quá nạn đói do Nhật – Pháp gây ra suốt 1944 đầu 1945 vẫn chưa được khắc phục. Tiếp đó nạn lụt lớn tháng 8/1945 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ khiến mùa màng thu được rất thấp, rồi hạn hán kéo dài làm 50% ruộng không cày cấy được nạn đói đe doạ nhân dân nghiêm trọng. Ngân sách Trung ương lúc này chỉ còn 1.230.000 đồng trong đó gần nửa là rách nát, không lưu hành được, nhà nước lại chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương các di sản văn hoá lạc hậu của đế độ thực dân, phong kiến để lại hết các nặng nề 90% dân số không biết chữa, các tệ nạn phổ biến. Tình hình trên mặt Việt Nam trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đấy chúng ta củng có những thuận lợi cơ bản nhân dân lao động đã dành được quyền làm chủ và bước đầu được hưởng quyền lợi do cách mạng đem lại. Nhân dân càng phấn khởi và gắn bó với chế độ mới. Phong trào giải phóng dân tộc lan rộng ở nhiều nước. Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ chính phủ.

Chỉ 1 tuần sau khi nước Việt Nam Dân Chủ ra đời chính phủ cách mạng lâm thời công bố lệnh tổng tuyền cử trong cả nước và ngày 20/9 ra sắc lệnh thành lập Uỷ Ban Dự Thảo Hiến Pháp. Ngày 6 tháng 1 năm 1946 với khẩu hiệu “Tất cả đến thùng phiếu” đoàn kết chống xâm lăng. Hơn 90% cử tri trong cả nước lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc nô nức cầm lá phiếu đi bầu những đại biểu chân chính của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. 333 đại biểu khắp Bắc – Trung – Nam đại diện cho khối đoàn kết dân tộc.
Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội và hội đồng nhân dân các cấp là đòn giáng mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai. Thắng lợi đó góp phần nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà trên trường Quốc tế.

Nhưng muốn tiến tới tiêu diệt giặc ngoại xâm, trước mắt phải lo giải quyết nạn đói, nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương người với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” truyền thống đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc lần nhau của đồng bào được khơi dậy mạnh mẽ. Nhiều nơi đồng bào còn tổ chức “Ngày đồng tâm” để giải quyết nạn đói, tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “không một tất đất bỏ hoang”, “tất đất, tất vàng”, “tăng gia sản xuất “. Nhờ vậy sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi nạn đói được đẩy lùi. Xoá nạn mũ chữ và nâng cao dân từ cho nhân dân cũng là việc rất cấp bách được phiên họp đầu tiên 03/09/1945 của hội đồng chính phủ nêu. Ngày 08/09/1945 của hội đồng chính phủ. Ngày 08/09/1945 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ. Để khắc phục tình trạng trống rỗng ngân sách chính phủ kêu gọi và phát động phong trào “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” chỉ thời gian ngắn đã thu được 20 triệu bạc và 370kg vàng. 31/01/1946 chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiến Việt Nam đến 23/11/1946 cho lưu hành tiền Việt Nam.

Trong khi đó nhân dân Nam Bộ ra sức chống thực dân Pháp trở lại xâm lược thì ở phía Bắc nhân dân ta phải đối phó với hơn 20 vạn quân Tưởng. Thực hiện chủ trương tránh một lúc phải tránh 2 kẻ thù nên chúng ta đã thực hiện chính sách tạm hoà hoãn, tránh xung đột với địch. Đó cũng là do ta đã ký hiệp định sơ bộ 06/03 và tạm ước Việt – Pháp (14/09/1946). Sau khi chiếm một số tỉnh Nam Trung Bộ và các đô thị Nam Bộ 3,5 vạn quân Pháp vẫn biết rằng chưa thể tiến ra Bắc được vì chắc chắn sẽ vấp phải lực lượng kháng chiến mạnh gấp bộ của quân và dân Việt Nam, bên cạnh đó còn có sự có mặt của 20 vạn quân Tưởng. Trong khi đó, quân Tưởng và Mĩ thấy cần tập trung lực lượng đối phó với phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng Sản lãnh đạo đang lên cao vì vậy Tưởng – Pháp đã ký bản hiệp ước 28/02/1946. Theo đó Pháp được quyền ra Bắc thay Tưởng giải giáp quân Nhật tình hình đó buộc nhân dân ta đứng trước hai con đường một là cầm vũ khí chống Pháp hoặc tạm hoà hoãn với chúng để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng nhanh chóng về nước. Để có thời gian củng cố lực lượng Đảng ta đã quyết định chọn giải pháp thứ 2 là hoà hoãn 06/03/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và nhân dân cùng đại diện Pháp là Xamhtori ký bản hiệp định sơ bộ. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ. Tranh thủ thời gian tháng 05/1946 theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập, cũng thời gian này Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Đảng Xã Hội Việt Nam ra đời, xây dựng lực lượng vũ trang được nhà nước quan tâm.

Về phía Pháp sau khi ký hiệp định sơ bộ chúng vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, mặt khác cũng thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị do Nguyễn Văn Thịnh cầm đầu âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Trước tình hình trên để có thêm thời gian củng cố lực lượng, ta đã ký với Pháp tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946 tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi.

Sau khi kí hiệp định sơ bộ 06/03 và tạm ước 14/09 phía ta chấp hành nghiêm chỉnh các khoản ước nhưng phía Pháp tăng cường khiêu khích như dành thu thuế ở Hải Phòng rồi bắn đại bác chiếm Hải Phòng, Pháp đã chính thức gây ra cuộc chiến miền Bắc. Trước hành động đó ngày 18 và 19/12/1946 ban thường vụ Trung Ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay đêm 19/12/1946 Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước kháng chiến. Khoảng 20 giờ ngày 19/12 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy cả thành phố mất điện đó là hiệu lệnh chiến đấu, đó cũng là hiệu lệnh toàn quốc. Ngày 22/12/1946 Ban thường vụ Trung Ương Đảng ra khẩu hiệu “Toàn Quốc Kháng Chiến” tiếp đó Trường Trinh viết tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” đã cỗ vũ dẫn dắt quân và dân ta tiến lên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu oanh liệt trong 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng và nhà nước. Các chiến sĩ vệ quốc quân và tự vệ chiến đấu nêu cao tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” chiến đấu dũng cảm, kiên cường giành nhau với địch từng căn nhà góc phố.

Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng, Nhà Nước đi đôi tiêu hao địch trong thành phố, đô thị ta chuyển các cơ quan, kho tàng, tổ chức nhân dân tản cư để chiến đấu lâu dài. Bên cạnh cấp tấp di chuyển máy móc, phá hoại đường sá, tổ chức tản cư nhưng vẫn duy trì sản xuất để xây dựng tiềm lực kinh tế, chính sách giảm tê 25% góp phần giải quyết khó khăn, phong trào bình dân học vụ thanh toán nạn mũ chữ vẫn phát triển.

Sau khi ta rút khỏi các đô thị thì Pháp đánh chiếm được thêm 1 số đô thị, rồi tiếp tục chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc. Nhằm phá cơ quan đầu não của ta rồi thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc và kết thúc chiến tranh. Đánh lên Việt Bắc địch còn khoá chặt biên giới Việt – Trung ngăn chặn liên lạc ta và quốc tế. Ngày 07/10/1947 Pháp huy động 12.000 quân mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. Ngày 15/10/47 thường vụ Trung Ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giắc Pháp” và chúng ta đã tấn công địch khắp mọi phía ở Bắc Cạn ta đã bao vây tập kích địch trên sông Lô ta bắn chìm nhiều tàu chiến, canô, trên mặt trận đường 4 tiêu biểu trận đèo Bông Lau (30/10/1947) phá 27 diệt và bắt 240 tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Đường 4 trở thành con đường kết của địch, tình thế trên buộc địch phải rút khỏi Việt Bắc. Ngày 19/12/1947 đại bộ phận địch rút lui, trải qua 75 ngày đêm chiến đấu hơn 6000 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, 16 máy bay bị hạ, 11 tàu chiến và ca nô bị chìm hàng trăm xe bị phá, hơn 100 khẩu pháo và súng các loại rơi vào tay quân ta. Với chiến thắng này ta đã đánh tan chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch buộc chúng đánh lâu dài với ta.
Sau chiến thắng Việt Bắc 1947 ta đẩy mạnh chiến tranh du kích sau lưng địch, cơ sở cách mạng và phong trào kháng chiến được phát triển trên toàn bộ máy các cấp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng phương châm: dân tộc – khoa học – đại chúng, các mặt trong đời sống xã hội đạt được những thành tựu đáng kể.

Giữa lúc đó tình hình thế giới có những thay đổi đáng kể 01/10/1949 cách mạng Trung Quốc thành công CHND Trung Hoa ra đời tiếp đó từ tháng 01/1952 các nước XHCN lần lược đặt quan hệ, ngoại giao với ta và phong trào kháng Pháp ngày nâng cao của nhân dân càng làm cho Pháp thêm khó khăn lợi dụng Pháp đang khó khăn đế quốc Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương nhờ sự giúp đỡ của Mĩ qua kế hoạch Rơve. Pháp đã âm mưu “khoá chặt biên giới Việt Trung” lần 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi khắc phục tình trạng bị bao vây từ bên trong tháng 06/1952, Đảng, chính phủ và bộ tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch biên giới và đã dành thắng lợi rực rỡ: tiêu diệt và bắt 8300 địch, giải phóng 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập. Hành Lang Đông – tây bị chọc thủng thế bao vây cả trong lẫn ngoài đối với Việt Bắc bị phá vỡ với chiến thắng này quyền chủ động về chiến lược đã thuộc về ta.

Sau thất bại nặng nề ở mặt trận biên giới thu đông 1950 Pháp lâm vào tình thế vô cùng khó khăn. Vì vậy mâu thuẫn với Mĩ chúng cũng phải dựa vào Mĩ xin viện trợ để tiếp tục chiến tranh. Đối với Mĩ chúng cũng có dã tâm xâm chiếm Đông Dương bởi thế chúng tích cực giúp Pháp nhằm từng bước hất cẳng Pháp.

Chiến thắng biên giới đưa cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới – thời kỳ giữ vững và phát huy quyền chủ động trên chiến trường, nhưng giữ Pháp đang có những cố gắng giành lại quyền chủ động trong tình hình đó việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là vo cùng quan trọng. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần II triệu tập tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang) từ ngày 11 đến 19/02/1951 có 158 đại biểu chính thức và 53 dự khuyết thay mặt cho hơn 766.000 đảng viên. Đại hội đã bàn về báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng trình bày, và thông qua tuyên ngôn chính cương và điều lệ mới của Đảng. Đại hội quyết định Đảng phải hoạt động công khai lấy tên Đảng Lao Động Việt Nam. Hai nước Lào và Campuchia phải xây dựng ở mỗi nước một đảng Cách mạng phù hợp với hoàn cảnh. Đại hội cũng thảo luận và quyết định nhiều chính sách và các công tác xây dựng và củng cố chính quyền, đại hội bầu ra ban chấp hành Trung Ương mới do Hồ Chủ Tịch làm chủ tịch và Trường Chinh làm tổng bí thư.

Sau 8 năm tiến hành xâm lược Pháp thiệt hại gần 390.000 tên, vùng chiếm đóng thu hẹp lại khó khăn kinh tế – xã hội ngày càng tăng. Mặc dù vậy chúng dựa vào Mĩ để kéo dài cuộc chiến. 07/05/1953 với thỏa thuận của Mĩ, Pháp cử Nava làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Tháng 07/1953 hội đồng chính phủ và hội đồng quốc phòng Pháp thông qua kế hoạch quân sự mới cả Pháp và Mĩ đều hy vọng kế hoạch Nava trong vòng 18 tháng chúng sẽ chuyển bại thành thắng.

Phía ta quán triệt phương châm tiến công là : Tích cực, chủ động cơ động và linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kỳ thắng, không chắc thì kiên quyết không đánh, quân địch đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cú điểm với nhiều vũ khí hiện đại và quân đội tinh nhuệ nhất. Cả Mĩ và Pháp đều cho Điện Biên Phủ là một “Pháo Đài không thể công phá”

Về phía ta sau thời gian chuẩn bị cho cuộc chiên tập trung phần lớn sức người và sức của cho trận quyết chiến này nên Đảng ta quyết định mở tấn công lên Điện Biên Phủ, cuộc tấn công chia làm 3 đợt và lần lượt chúng ta đã đánh tan mọi đồn bốt địch tại đây bắt sống tướng Đờcát và toàn bộ tham mưu địch làm nên thắng lợi Điện Biên 07/05/1954 chấn động địa cầu.

Cuối năm 1953 đầu năm 1954 Pháp đồng ý ngồi vào bàn hội nghị Giơnevơ. Đến 21/07/1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết. Kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có đế quốc Mĩ giúp sức đốivới 4 nước Việt, Lào, Campuchia. Quân Pháp rút về nước khi còn nhiều điều khoản chưa thực hiện trong đó có điều khoản hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Bắc – Nam. Pháp trút bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại cho Mĩ – Diệm kế tục chúng ở Miền Nam là những lực lượng vô cùng ngoan cố và trắng trợn, đã đặt ra cho cách mạng Việt Nam những nhiệm vụ mớí. Ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành Đảng chủ trương chuyển sang làm cách mạng XHCN. Ơ Miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai Đảng và chính phủ – chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Ở Miền Bắc tuy là hoàn toàn giải phóng nhưng phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và chế độ thực dân phong kiến. Kinh tế Miền Bắc vốn đã lạc hậu bị chiến tranh tàn phá càng tiêu điều, cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu cuối 1953 cũng chỉ mới tiến hành ở một số địa phương thuộc vùng tự do, chế độ chiếm hữu đất đai của phong kiến vẫn còn phổ biến. Trong tình hình đó Đảng ta đẩy mạnh cuộc cải cách ruộng đất nhằm củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc bước sang giai đoạn mới. Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ta đã mắc một số sai lầm do sự nóng vội, chủ quan. Chúng ta chú trọng phát triển thành phần kinh tế quốc doanh và đạt được một số thành tựu đáng kế những tiến bộ về kinh tế thúc đẩy các mặt văn hóa – giáo dục phát triển. Đến 1960 ta đã căn bản xóa xong nạn mu chữ ở miền xuôi cho những người dưới 50 tuổi, số học sinh tăng 809.050 với 1957. Toàn miền Bắc có 9 trường đại học với trên 11.000 sinh viên.

Ở Miền Nam sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ khi thấy không thể kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương, đế quốc Mĩ thời Aixenhao ra sức thực hiện “lấp chỗ trống” ở Miền Nam Việt Nam thông qua chính quyền tay sai. Đế quốc Mĩ thực hiện ý đồ biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự rồi dùng Miền Nam làm bàn đạp tiến công Miền Bắc ngăn chặn làn sóng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN tại khu vực Đông Nam Á. Về phía Diệm, vừa lên nắm quyền y liền tập hợp tay chân lập ra “Đảng cần lao nhân vị” với các chiến dịch tố cộng diệt cộng ra đạo luật 10 – 59 lê máy chém khắp Miền Nam giết hại những người vô tội.

Hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 15 trên cơ sở nhận định tình hình miền Nam dưới chế độ Mĩ – Diệm đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng quần chúng là chủ yếu. Có nghị quyết Đảng soi sáng phong trào quần chúng khắp nơi nổ ra tạo thành một cao trào “Đồng Khởi” mà tiêu biểu là ở Bến Tre. Từ Bến Tre lan rộng ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và mộ số tỉnh Trung Trung Bộ. Nó đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

Giữ lúc cách mạng XHCN ở Miền Bắc dành thắng lợi to lớn trên các mặt, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Miền Nam có bước chuyển biến sau Đồng Khởi, Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội từ ngày 05-12/09/1960 đề ra kế hoạch nhà nước 5 năm lần thức nhất (1961 - 1965) ra sức phát triển công và nông nghiệp, tăng cường phát triển kinh tế quốc tế nhắm tiến công vào nghèo nàn lạc hậu. Và chúng ta đã dành được những thắng lợi to lớn trên mọi mặt, quân đội nhân dân Việt Nam đã được xây dựng thành quân đội chính quy và bước đầu được trang bị hiện đại. Miền bắc còn ra sức làm nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho Miền Nam. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt (03/1946) chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc đất nước, xã hội, con người đều đổi mới. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đang thực hiện thì bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh phá họai của Mĩ bắt đầu ngày 05/08/196 và mở rộng quy mô từ ngày 07/02/1965.

Ở miền Nam sau Đồng Khởi (1959 - 1960) nhân dân tiếp tục nổi dậy chống Mĩ – Diệm. Để đối phó Kenơdi vừa lên nắm chính quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt và thực hiện “chiến tranh đặc biệt ở Miền Nam”.
Am mưu cơ bản của chúng là “dùng người Việt đánh người Việt”. Thực hiện kế hoạch trên chúng đã tăng viện trợ cho Diệm, chúng ráo riết dồn dân lập “Ap chiến lược”.

Để đối phó lại chiến tranh đặc biệt của Mĩ – Ngụy ngày 15/02/1961 các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành quân giải phóng Miền Nam Việt Nam. Dưới ngọn cờ đấu tranh của mặt trận quân dân ta đẩy mạnh đấu tranh kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Chúng ta đã dành được nhiều thắng lợi to lớn như trận Ap Bắc (Mĩ Thọ) ngày 02/01/1961 dấy lên phong trào “Ap Bắc giết giặc lập công” khắp Miền Nam.

Đấu tranh ở trong đô thị cũng lan nhanh tiêu biểu như ngày 08/05/1963, 2 vạn tăng ni phật tử Huế biểu tình phản đối chính quyền Diệm cấm treo cờ Phật, ngày 11/06/1963 tài Sài Gòn hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối Diệm.

Sau khi lên nắm chính quyền thay Kennơđi bị ám sát, Gionxơn đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh đặc biệt nhưng mọi cố gắng đều vô nghĩa. Phối hợp với đấu tranh chính trị quân dân Đông Nam Bộ mở chiến dịch Đông Xuân 1964 – 1965 với trận đánh Bình Giã ngày 02/12/1964 tiêu diệt 1700 địch (60 cố vấn) với trận thắng này “chiến tranh đặc biệt” về cơ bản bị phá sản.

Sau thất bại ở chiến tranh đặc biệt Mĩ ồ ạt đưa quân viễn chinh và chư hầu ồ ạt vào Miền Nam chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và mở rộng “chiến tranh phá hoại” ở Miền Bắc

Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ là tiến hành chiến đấu chống lại một cuộc chiến tranh tăng cường và mở rộng với lực lượng quân đội mạnh lúc cao nhất lên đến 1 triệu nhưng quân và dân đã chặn đánh địch trên mọi hướng tiến công chúng khắp nơi, tiến công địch khắp các chiến trường Bình Trị Thiên đường 9 và các chiến trường khác, quân dân ta mở hàng loạt cuộc tấn công đánh bại các cuộc hành quân của chúng ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt” “bình định” đều bị đánh tan. Đặc biệt trong 2 mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 175.000 địch trong đó có 76000 Mĩ và chư hầu bắn rơi 1800 máy bay phá hủy 1627 xe tăng và xe bọc thép, 2107 ô tô, vùng giải phóng ngày càng mở rộng, uy tín của mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.

Bước vào 1968, so sánh tình hình lực lượng có lợi cho ta, Đảng ta chủ động tiến công mở cuộc “tổng cộng kích” tổng khởi nghĩa “trên toàn Miền Nam chủ yếu vào các đô thị mở đầu là cuộc tập kích vào đô thị đêm 30 rạng 31/1 (đêm giao thừa tết Mậu Thân)”. Đây là đòn bất ngờ choáng váng nhưng do lực lượng địch còn mạnh nên mục tiêu tấn công và nổi dậy không đạt được đầy đủ. Mặc dù vậy ý nghĩa của nó vẫn kết sức to lớn buộc chúng phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh.

Cuối 1964 đầu 1965, đồng thời với đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Miền Nam, Mĩ mở rộng chiến tranh không quân và hải quân phá hoại Miền Bắc. Ngày 05/08/1964 dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” Mĩ ném bom bắn phá một số nơi ở Miền Bắc như cửa sông Gianh, Vịnh – Bến Thủy, Lạch Trường, Thị xã Hòn Gai. Chúng tập trung đánh phá các đầu mối quân sự, giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ. Dã man hơn chúng đánh cả trường học, nhà trẻ, bệnh viện, đền, chùa, tội ác của chúng gây ra ở Miền Bắc “Trời không dung, đất không tha”, người người đều căm giận. Chúng tàn phá tất cả những gì gọi là nỗ lực 10 năm trước đó của nhân dân ta.

Miền Bắc vừa đấu tranh, vừa sản xuất, chiến đấu không chỉ là các lực lượng quân đội mà có sự tham gia của toàn dân già, trẻ, gái, trai tất cả vũ khí thông thường, hễ địch đến là đánh, bình thương thì sản xuất. Với các phong trào thi đua yêu nước chống Mĩ. Trong 4 năm (05/08/1964 đến 01/14/1968) quân dân Miền Bắc đã bắn rơi, phá hủy 3243 may bay trong đó có 6B52, 3F111 diệt và bắt sống hàng ngàn giặc lái, bắn bị thương 143 tàu chiến, tàu biệt kích. Do bị thất bại nặng nề ở cả 2 miền đến 01/11/1968 Mĩ đã tuyên bố ngừng hẳn ném bom bắn phá Miền Bắc. Trong khi đó sản xuất vẫn được đẩy mạnh với tinh thần làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, năng lực ở một số ngành được giữ vững nhiều địa phương đạt 3 mục tiêu: 5 tấn thóc, 2 đầu lợn,1 lao động trên 1 hécta diện tích gieo trồng của một năm.

Nhờ đó quân và dân ta đã đáp ứng nhu cầu cho cuộc chiến chi viện cho Miền Nam, đời sống nhân dân được đáp ứng.

Đầu năm 1969 vừa trúng cử tổng thống và chính thức bước vào nhà trắng, Níckxơn cho ra đời học thuyết mạng tên mình “Học thuyết Níckxơn” đề ra chiến lược “Ngăn đe thực tế” thực hiện thí điểm ở Đông Dương chiến lược mới “Đông Dương hóa chiến tranh”, riêng “Việt Nam hóa chiến tranh” Mĩ áp dụng một loạt biện pháp như tăng viện trợ cho tay sai, thực hiện bình định, tăng vốn kĩ thuật phát triển kinh tế Miền Nam để lừa bịp, mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc. Miền Nam chống “Việt Nam hoá” là chống lại một cuộc xâm lược toàn diện vừa chiến đấu trên chiến trường vừa chiến đấu trên bàn đàm phán. Trong những năm đầu lực lượng cách mạng gặp những tổn thất nặng nề do địch gây ra những khó khăn đó dần dần được khắc phục. Thắng lợi đầu tiên là sự ra đời của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ngày 06/06/1969. Thực hiện lời chúc tết đầu năm 1969 “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào” và di chúc thiêng liêng của người để lại trước khi qua đời ngày 02/09/1969, quân và dân ta đã phối hợp với quân dân 2 nước lào và Camphuchia đã đập tan những cuộc phản công của địc. Ở khắp đô thị Miền Nam phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ, các mặt sản xuất vẫn được giữ vững đạt được những kết quả quan trọng. Bước vào năm 1972 sau khi dành được một loạt thắng lợi ngày 30/03/1972 ta quyết định mở cuộc tiến công lấy lại Quảng trị làm hướng tiến công chủ yếu rồi sau đó phát triển khắp Miền Nam suốt năm 1972. Kết quả sau gần 3 tháng chiến đấu ta loại 20 vạn quận nguỵ, giải phóng vùng đất đai rộng lớn với hơn 1 triệu dân.

Ở Miền Bắc chúng ta khôi phục lại hậu quả chiến tranh và chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ, tiếp tục xây dựng CNXH va chi viện cho Miền Nam. Ngày 30/12/1972 Mĩ tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá Miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra ngày 15/01/1973 thì tuyên bố ngừng hoàn toàn để ký với chính phủ ta hiệp định Pari.

Do liên tiếp bị thất bại nặng nề ở cả 2 miền nước ta, đầu tháng 10/1972 phái đoàn Mĩ đến Pari để nối lại đàm phán bị gián đoạn từ tháng 3/1972. Ngày 08/10/1972 tại Pari ta đưa ra dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam”. Ngày 17/10/1972 hai bên thoả thuận để đi đến ký kết. Nhưng sau khi trúng cử tổng thống Níckxơn đã trở mặt chúng đã làm một cuộc tập kích B52 vào Hà Nội và Hải Phòng 12 ngày đêm cuối 1972 nhưng cuộc tập kích bị phá sản hoàn toàn đã buộc chúng phải ngồi vào bàn Hội Nghị Pari.

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký tắt ngày 13/01/1973 và ký chính thức ngày 27/01/1973. Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trên cả 3 miền là bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Mĩ rút nhưng Nguỵ chưa nhào. Mục đích cuối cùng của ta vẫn chưa đạt được.

Sau hội nghị Pari nhân dân Miền Bắc hăng hái sản xuất với quyết tâm dành thắng lợi hoàn toàn trong chống Mĩ cứu nước, khắc phục hậu quả chiến tranh thực hiện nghĩa vụ hậu phương cho Miền Nam, Campuchia, Lào.

Ở Miền Nam tuy Mĩ đã cút nhưng Nguỵ chưa nhào, chính quyền Nguỵ tiếp tục được nhận sự viện trợ, cố vấn của Mĩ chúng ngang nhiên phá hoại hiệp định Pari. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Chỉ Huy từ cuối 1973 quân dân ta ở Miền Nam kiên quyết đánh trả những hành động chiến tranh của địch, bên cạnh tiến công quân sự ta còn đẩy mạnh tiến công địch trên các mặt trận chính trị, ngoại giao, đòi chúng thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Pari.

Cuối 1974 đầu 1975 trong tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Đảng họp hội nghị chính trị (từ 30/09 đến 07/101974) và Hội nghị chính trị mở rộng (từ 18/12/1974 đến 08/01/1975) để bàn kế hoạch giải phóng Miền Nam. Hội nghị bộ chính trị đang bàn họp thì nhận được tin quân dân ta giải phóng đường 14 và toàn tỉnh Phước Long (06/01/1975). Thắng lợi ở Phước Long giúp Bộ Chính Trị củng cố thêm lực lượng, bổ sung và hoàn chính kế hoạch 2 năm (1975 - 1976) hoàn thành giải phóng Miền Nam đề ra từ Hội nghị tháng 10/1974. Bộ chính trị đề ra kế hoạch 2 năm nhưng nhận định năm 1975 là thời cơ.

Mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ta chọn Tây Nguyên làm địa bàn chiến lược, ta tập trung lực lượng chủ lực mạnh với binh khí kỹ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn tại Tây Nguyên với trận then chốt mở màn Buôn Ma Thuật đầu tháng 03/1975 ta tiến công nhiều nơi ở Tây Nguyên, 10/03/1975 đánh vào đầu não của địch, ngày 13/03/1975 địch phản công chiêm Buôn Mê Thuệt nhưng thất bại. Nguyễn Văn Thiệu phải ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên. Ngày 14/03/1975. chiến dịch Tây Nguyên kết thúc ta tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 2 trấn giữ ở đây giải phóng toàn bộ Tây Nguyên rộng lớn với hơn 60 vạn dân. Thấy thời cơ đến nhanh Bộ Chính Trị bàn kế hoạch giải phóng Sài Gòn nhưng trước mắt là giải phóng Huế – Đà Nẵng. Phối hợp với Tây Nguyên quân ta ở Quảng Trị đẩy mạnh tiến công và ngày 19/03 giải phóng toàn tỉnh. Địch lo sợ bỏ chạy về giữ Huế và Đà Nẵng. 21/03 quân ta thọc sâu căn cứ địch. Trưa 15/03 quân ta tiến vào giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên, trong cùng thời gian quân ta tiến vào giải phóng Tam Kỳ (24/03) Quảng Ngãi (25/03), Chu Lai (26/03), uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Tại Đà Nẵng hơn 10 vạn quân địch dồn ứ tại đây mất hết khả năng chiến đấu. 29/03 quân ta từ các hướng tiến thẳng vào thành phố đến 3 giờ chiều thì chiếm toàn thành phố. Sau khi dành 2 thắng lợi to lớn ở Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng và phía ta quyết định tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa 05/1975. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được Bộ Chính Trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” đầu tháng 4, trên mọi miền đất nước nhân dân sống những ngày giờ hết sức sôi động và hào hùng. Cả dân tộc ra quân trong mùa xuân lịch sử với tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” với khí thế “thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng”. Ngày 09/04/1975 ta tiến công vào Xuân Lộc một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông. Ngày 16/04 quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc. 17 giờ ngày 26/04 quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Tất cả năm cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn. Ngày 28/04 các trận địa pháo của ta đồng loạt nả đạn vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Đêm 28 rạng 29/04 tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt tổng công kích vào Trung tâm thành phố, đánh chiếm tất cả các cơ quan đầu não của địch. 9h30’ ngày 30/04 Dương Văn Minh vừa lên làm tổng thống 2 ngày kêu gọi ngừng bắn 10h45’ ngày 30/04 ta tiến vào Dinh Độc Lập bắn sống toàn bộ Nguỵ quyền Trung Ương. 11h30’ cùng ngày lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống Nguỵ báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 đồng thời với nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế ổn định tình hình chính trị xã hội ở Miền Nam là nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước hết sức quan trọng. Từ 15 – 21/11/1965 đại biểu hai miền Bắc Nam họp hội nghị Hiệp Thương tại Sài Gòn để nhất trí chủ trương của Đảng tại Hội Nghị. Tại Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 24 tháng 08/1975 hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước. Cuối tháng 06 đầu tháng 07 Quốc Hội nước Việt Nam thống nhất với 492 đại biểu. Quốc hội quyết định lấy tên nước là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ 02/07/1976 chọn Hà Nội là thủ đô đổi tên Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội bầu Tôn Đức Thắng làm chủ tịch nước. Trường Trinh làm Chủ Tịch Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội. Phạm Văn Đồng là thủ tướng chính phủ. Ngày 31/01/1977 tại TP.HCM đại hội đại biểu các mặt trận dân tộc ở hai miền Bắc Nam họp để thống nhất mặt trận tổ quốc Việt Nam. Ngày 18/12/1980 Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua. Hiến pháp mới kế thừa hiến pháp năm 1946 và 1959.

2. Thời Kỳ Xây Dựng Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam - Việt Nam Trên Con Đường Hội Nhập Con Đường Hội Nhập.

Việt Nam hoà bình tạo điều kiện mở rộng quan hệ với các nước. Việt Nam vừa tuyên bố thành thành ngày 02/07/1976 đã có 94 nước chính thức đặc quan hệ ngoại giao. Sau 30 năm chiến tranh liên miên khi đất nước đã được độc lập tự do có lẽ nhân dân ta không mong muốn gì hơn là cuộc sống yên ổn. Nhưng để làm được điều đó không dễ. Ngay sau ngày độc lập ở phía biên giới Tây Nam tập đoàn Pônpốt đã tiến hành xâm lược gây bao tổn thất cho nhân dân ta còn ở phía Bắc là chiến tranh biên giới phía Bắc. Từ 1976 đến 1986 chúng ta bước đầu đi lên đầy thử thách từ 1976 đến 1980 cả nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Đại hội toàn quốc lần thứ 4 của Đảng Cộng Sản Việt Nam họp từ ngày 14 – 20/12/1976 tại Hà Hội vạch ra đường lối xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội trên cả nước. Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 nhằm mục tiêu xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ Nghĩa Xã Hội xây dựng cơ cấu Công Nông Nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá. Từ 1981 đến 1985 đại hội lần thứ 5 của Đảng Cộng Sản Việt Nam họp từ 27 đến 31/03/1982 tại Hà Nội đề ra nhiệm vụ Cách mạng giai đoạn mới là xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa phát triển thêm một bước nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được sự ổn định về cơ bản tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho nhân dân, giảm nhẹ những chỗ mất cân đối nghiêm trọng nhất của nền kinh tế. Thực hiện nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch 5 năm 1981 – 1985. Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Chúng ta được các cơ sở vật chất kỹ thuật. Hàng trăm công trình lớn góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho công cuộc đổi mới từ 1986 đến 19991 từ một nước Nông nghiệp lạc hậu sản xuất nhỏ qua hai nhiệm kỳ đại hội 4 và 5 Đảng và nhân dân ta giành được những thành quả quan trọng nhưng không tránh khỏi những khuyết điểm. Để khắc phục sai lầm khuyết điểm ta tổ chức Đại Hội Đảng lần thứ 5 họp thừ ngày 15 – 18/12/1986 tại Hà Hội đây là Đại Hội của sự đổi mới.

Về kinh tế ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá trong chặn đường tiếp theo thực hiện các kế hoạch 5 năm xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Hình thành cơ chế thị trường.

Về chính trị Đảng nhấn mạnh vấn đề dân chủ hoá xã hội đến quan điểm “Lấy dân làm gốc” với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từ đại hội 6 đến nay chúng ta đã trải qua các kỳ Đại hội và qua mỗi kỳ đại hội chúng ta lại có những bước phát triển về mọi mặt, đời sống của nhân dân ta ngày cảng được cải thiện, chúng ta luon giữ vững mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân bằng. Việc chúng ta tổ chức thành công hội nghị APEC tại Hà Nội nâng tầm thế của Việt Nam đối với Thế Giới. Việt Nam được đánh giá cao là một nước có tốc độ phát triển nhanh, nhận được rất nhiều lời ca ngợi của bạn bè quốc tế.

Việc Việt Nam chính thức được kết nạp thành thành viên thứ 150 vào ngày 07/01/2007 đã mở ra vị thế mới cho đất nước ta. Đầu tư của nước ngoài chưa bao giờ đạt kỷ lục như lúc naỳ. Họ nhận thấy Việt Nam là một quốc gia đầy tiềm năng. Thêm vào đó vào lúc 1h27’ sáng ngày 09/12 giờ Washingtơn tức 13h27’ giờ Hà Nội với tỷ lệ 79 phiếu thuận 9 phiếu chống 12 phiếu trắng thượng viện Mĩ đã thông qua (PNTR) hiệp định thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam đây là rào cản cuối cùng giữ ta và Hoa Kỳ từ đây ta có quyền hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Việt Nam từ 1945 đến thời kỳ hội nhập
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN BẮC-
Chuyển đến