CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đôi nét về Linga và Yoni

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Đôi nét về Linga và Yoni Empty
Bài gửiTiêu đề: Đôi nét về Linga và Yoni   Đôi nét về Linga và Yoni I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 8:46 pm

Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ các tộc người ở lưu vực sông Indus thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidian. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần Mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi âm vật của đàn bà là nguốn gốc của mọi sự sáng tạo. Bên cạnh thần Mẹ còn có thần Nam, biểu hiện bằng phiến đá hình dương vật.


Bộ Linga và Yoni ở Mỹ Sơn

Khi Ấn Độ giáo ra đời, theo thần thoại về Siva, thì vị thần này xuất hiện đầu tiên là một cột lửa hình dương vật. Sau này, con người đã biểu tượng hóa (Linga và Yoni) để thờ thần Siva, coi Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Dạng Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga-Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Siva. Ở dạng này, thần Siva còn được gọi là "Thần giấc ngủ".

Linga và Yoni không chỉ được thờ ở Ấn Độ, mà còn được sùng bái ở nhiều quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn, trong đó có Champa.

Nhưng Linga và Yoni ở Champa có những đặc điểm riêng và không có quốc gia nào mà Linga và Yoni lại có số lượng nhiều, hình dáng đa đạng và kích thước lớn như ở Champa. Loại Linga-Yoni ở Champa là sự biểu hiện mạnh mẽ nhất việc Champa hoá các yếu tố tôn giáo Ấn Độ.


Loại hình Linga ở Champa có nhiều loại hình và kiểu dáng khác nhau, trong đó bao gồm:


Linga hình khối trụ tròn ở Mỹ Sơn
-Linga hình khối trụ tròn: Tiêu biểu là các Linga trên Yoni ở tháp Hoà Lai, Linga trên Yoni ở tháp Pônagar (tháp giữa), Linga trên Yoni ở tháp B1 Mỹ Sơn, Linga Chánh Lộ, Linga ở Bằng An....

-Loại hình khối, trang trí hình cánh sen: Linga ở Thủ Thiện, vòng quanh phía dưới Linga trang trí hình cánh sen cách điệu.

-Loại Linga chỉ là một khối bốn cạnh: Phần dưới nhỏ, phần trên teo dần và chụm lại, giống như hình búp sen (Linga ở phía bắc tháp Pôrômê, có người cho là tượng Kút).

-Loại Linga gồm có hai phần: Loại phần đầu là hình khối tròn, phần dưới là khối vuông, đó là Linga ở các tháp phía tây của nhóm đền Pônagar.

-Loại Linga gồm hai phần: phần trên là khối trụ tròn, phần dưới là khối bát giác (loại này có ý kiến cho rằng thực ra nó có ba phần, phần khối vuông dưới cùng đã ngập vào trong Yoni).

-Loại Linga có ba phần rõ rệt: Phần trên là khối hình trụ tròn, phần giữa là khối bát giác, phần cuối cùng gắn với Yoni là khối vuông. Loại này khá phổ biến ở Champa như Linga ở Bình Định, Linga ở Mỹ Sơn, ở Trà Kiệu, Linga ở Linh Thái. Nhưng trong điêu khắc đá Champa không thấy phổ biến loại Mu kha-Linga (dạng Linga có khuôn mặt thần Siva), chỉ có hai trường hợp là Linga trên Yoni ở trong lòng tháp chính Pô klông Garai (Phan Rang) và tháp Pô Sanư (Phan Thiết).

Loại hình Yoni ở Champa, giống như Linga, cũng rất da dạng:


Yoni ở Mỹ Sơn

-Yoni hình chữ nhật hoặc gần hình vuông như Yoni ở đền Pô Nư Kần, tháp Pônagar, thánh địa Mỹ Sơn, Trà Kiệu...

-Loại hình khối tròn trang trí hoa sen như Yoni ở tháp B1 Mỹ Sơn, ở Trà Kiệu, ở Linh Thái...

-Loại Yoni đặc biệt: loại này cũng có hình khối tròn, nhưng xung quanh lại trang trí hình vú phụ nữ như Yoni tháp Mẫm, Yoni Sơn Triều.

Thông thường Linga và Yoni kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể gọi chung là Linga-Yoni. Đa số mỗi bệ Yoni, trên đó được thể hiện một Linga, nhưng trong điêu khắc Champa có trường hợp ở bệ được thể hiện trên đó nhiều Linga và đặc biệt hơn nữa là trên Yoni lại được thay thế Linga bằng hình người (hay thần) ngồi trên đó, như bộ Yoni ở tháp Mỹ Sơn G1, thể hiện một vị thần ngồi trên bệ bằng những cuộn rắn Naga - trên đầu có năm rắn Naga làm tán che trên bệ Yoni.

Như vậy Linga và Yoni trong điêu khắc Champa rất đa dạng loại hình và có thể được hàm ý mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Chắc chắn không chỉ đơn thuần là biểu tượng của thần Siva theo cách nghĩ thông thường. Vì thế, vẫn còn có rất nhiều ý kiến khác nhau của việc giải thích về hình tượng Linga, Yoni trong điêu khắc Champa.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Đôi nét về Linga và Yoni
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TÀI LIỆU THUYẾT MINH-
Chuyển đến