CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những ngôi chùa ở Hà Nội

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Những ngôi chùa ở Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: Những ngôi chùa ở Hà Nội   Những ngôi chùa ở Hà Nội I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 8:35 pm

CHÙA NGA MY


Chùa ở trại My Động xưa, nay là phường Tân Mai quận Hai Bà Trưng. Chùa nằm trong khuôn viên chữ nhật, bốn bề tường gạch bao quanh. Gác chuông hình vuông cao 6m, 2 tầng, 8 mái như chùa Keo, nóc đắp rồng đuôi cá trông trăng, bờ đao có rồng ngậm, đuôi cong cách điệu hoa lá. Thượng điện dài 12m, tam bảo có chuôi vò. Chùa có nhiều tượng quý: Phật niệm hoa, A-di-đà trong thế thiền, quan Âm tòng tử… đặc sắc nhất là pho Quan Âm Nam Hải nghìn mắt, nghìn tay. Chùa có 5 bia đá, cổ nhất là bia tạc năm Hông Đức thứ 28 (1497) vào loại hiếm. Văn bia cho biết chùa có từ thời Lý – Trần, bằng tre lá, đến lúc con gái vua Lê Thánh tông ra trụ trì mới xây dựng gạch ngói khang trang (1497). Văn bia còn là tư liệu quý cung cấp về tình hình xã hội và phật giáo thời Lê

CHÙA BÀ TẤM


Chùa tọa lạc trên khu đất ở hương Siêu Loại, trấn Kinh Bắc thời xưa, nay là thôn Sóc, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm. Chùa thờ Ỷ Lan nguyên phi, tên thật là Lê Thị Mệnh, vợ vua Lý Thánh Tông (1054-1072), được phong hậu năm 1066. Bà đã hai lần tham gia chấp chính: Một lần khi Lý Thánh Tông cầm quân đi bình giặc Chiêm (1069) và lần sau khi Lý Nhân Tông còn nhỏ (1072). Nhân vật lịch sử này được đồng nhất với nàng Tấm trong truyện cổ tích dân gian cho nên chùa có tên gọi là Chùa Bà Tấm. Chùa do bà làm từ thời Lý với tên Sùng Phúc Tự. Sau khi bà mất (1117) dân làng làm nơi thờ phụng. Các kiến trúc của thời Lý đến nay không còn, ngôi chùa mới được làm mới lại khoảng thế kỷ 16 và năm 1982 đã bị đổ. Di vật thời Lý còn lại rất quý là một bệ đá chạm hai đầu sư từ nằm phục trong tư thê vững vàng, dáng dữ tợn, miệng ngậm ngọc, nhân dân quen gọi kính cẩn là “ông Sám”. Đây vốn là bệ của tượng phật, cao 1m, ngang 1,3m. Chùa có một thềm bậc cửa dài 1,8m, cao 1,2m, phía trên chạm tượng sấu đang chồm tới, mặt ngoài là con phượng đang múa, cánh xòe rộng, chân phải co lên, chân trái đứng trên một đóa sen nở. Nét chạm mềm mại, tinh tế. Năm 1981, còn tìm thấy viên gạch cổ có niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) triều Lý.

CHÙA BỒ ĐỀ
Chùa ở thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ bắc cầu Chương Dương 500m về phía Nam, nay thuộc quận Long Biên. Tương truyền chùa xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi bao vây thành Đông Quan năm 1427. Sử còn ghi: “Vua làm lầu nhiều tầng ở Dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Bảo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì”… Tên dinh Bồ Đề là do lúc ấy ở giữa sân doanh trại có 2 cây bồ đề.

Chùa có tên chữ là Thiên Sơn. Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ “đại công đức Bồ Đề “ của vua Lê Thái Tổ. Chùa chỉ còn tòa thượng 5 gian xây trên nền cao, dáng bề thế, cổ kính

CHÙA LÁNG

Chùa Láng, tên chữ là Chiều Thiền Tự, xây dựng từ thế kỷ 12, đời Lý Thần Tông, ở làng Yên Lãng (Láng) bên bờ sông Tô Lịch, trước thuộc huyện Thanh Trì, sau thuộc huyện Từ Liêm nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa.

Chùa làm trên một khu đất rộng, cây cối um tùm, xưa được coi là “đệ nhất tùng lâm” của Thăng Long (rừng thông đẹp nhất). Đây là nơi tu hành của Từ Đạo Hạnh - Nhà sư nổi tiếng thời Lý. Chùa lập ngay trên nền nhà cũ của cha mẹ ông, tục truyền khi Từ Đạo Hạnh đắc đạo, hóa kiếp ở Chùa Thầy, đầu thai làm con trai Sùng Hiền Hẫu, em vua Lý Nhân Tông. Nhà vua không có con nên lập cháu, con người em làm thái tử và trở thành vua Lý Thần Tông, kiếp sau của Từ Đạo Hạnh.

Trong chùa có nhiều đồ thờ cổ, nhiều tượng Phật, tượng Lý Thần Tông. Đặc biệt pho tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài, bia đá còn lại tạc năm 1656. Trước đây, chùa còn có cuốn kinh bằng đồng lá của vua Lý thường dùng để tụng niệm. Nay cuốn sách đó đã bị thất lạc.

Hội Láng được tổ chức hàng năm vào ngày 07 tháng 3 âm lịch, trước đây có tục rước kiệu lội qua sông Tô lên làng Dịch Vọng Tiền để thăm mẹ được thờ ở chùa Hoa Lăng


CHÙA NGỌC HỒ

Chùa ở số 128 Nguyễn Khuyến bây giờ. Chùa được xây dựng từ đầu nhà Lê (Thế kỷ 15). Trên cổng chùa có 3 chữ “Ngọc Hồ Tự” với chữ Hồ có nghĩa là rượu. Tương truyền chùa làm trên một gò đất nổi cao như hình một cái hồ rượu nên thành tên “hồ Ngọc”.

Chùa còn được gọi là chùa Bà Ngô, nguyên do có một bà nọ tên là Ngô đã cúng tiến để sửa lại toàn bộ chùa vào thời Mạc (TK16). Còn diện mạo hiện này là sau lần trùng tu năm 1953.

Chùa thờ Phật ở bái đường, bên trái là nhà hậu, bên phải thờ mẫu Liễu Hạnh, chùa thờ cả tượng vua Lê Thánh Tông. Sự tích kể rằng: có một lần vua thăm chùa, thấy trên gác chuông có bóng người đẹp ngâm 2 câu thơ:


Ở đây mến cảnh mến thầy

Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người


Vua bèn gặp hỏi chuyện và muốn cùng nàng xướng họa. Nàng nhường vua làm trước, lấy đề bằng 2 câu thơ nàng vừa ngâm. Vua làm bài thơ Đường Luật 8 câu trong đó có 2 câu:


Chày kình mấy khắc tan niềm tục

Hồn bướm năm canh lẩn sự đời


Nàng xin phép sửa lại là:

Gió xuân đưa kệ tan niềm tục

Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời


Vua rất phục, mời nàng lên kiệu về cung, nhưng đến cửa Đại Hưng thì nàng biến mất. Vua cho là tiên giáng trần, dựng lầu Vọng Tiên ở đó để tưởng nhớ. Lầu Vọng Tiên bị dỡ khi phá thành Thăng Long xây lại và được chuyển về số 120B phố Hàng Bông thành đền Vọng Tiên.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Những ngôi chùa ở Hà Nội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TÀI LIỆU THUYẾT MINH-
Chuyển đến