CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Biểu tượng rồng thời Lý

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Biểu tượng rồng thời Lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Biểu tượng rồng thời Lý   Biểu tượng rồng thời Lý I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 7:22 pm

Hình tượng rồng thời Lý chạm khắc trên mình bệ thắp đá trắng được tìm thấy ở Hoàng thành

Nhìn vào một giọt nước thấy cả đại dương, nhìn vào một mầm cây thấy được sự sống...Đó là cách nhìn ước lệ đầy tính triết lý của người phương Đông. Chúng ta hãy thử nhìn vào tiêu điểm của một lát cắt lịch sử cách đây 995 năm để hình dung lại biểu tượng ra đời của thủ đô chúng ta. Lên ngôi vào tháng 11 năm Kỷ Dậu (1009), qua năm sau Lý Thái Tổ đặt niên hiệu riêng là Thuận Thiên.

Mùa thu năm 1010, sau cuộc khảo sát địa hình khắp nơi, thành Đại La (tức vùng đất Hà Nội ngày nay) được chọn làm kinh đô mới. Theo truyền thuyết, khi thuyền của nhà vua vừa cập bến dưới thành Đại La thì thấy có con rồng vàng xuất hiện. Rồng uốn lượn như chào mừng nhà vua đến đóng đô trên vùng đất này rồi bay lên khuất trong làn mây. Vì thế vua xuống chiếu đổi tên thành Đại La ra Thăng Long (có nghĩa là Rồng bay). Đây chính là điểm khởi đầu và trung tâm của nền văn minh Đại Việt.

Trong chuyến đi thăm đền Đô mới đây bên làng Đình Bảng, Bắc Ninh, tôi mua được cuốn sách nhỏ Hoài cảm đền Đô , trong đó có in 3 tấm ảnh chụp được các hiện tượng mây lạ ngay tại chính nơi thờ 8 vị vua đời Lý. Một bức ảnh chụp 8 vầng mây quần tụ trên đền Đô do Hoàng Tuấn Đại chụp vào rằm tháng ba năm 1997, một bức ảnh khác chụp một vầng mây trắng uốn khúc chạy dài y như hình rồng đời Lý vào đúng buổi sáng ngày giỗ Hoàng đế Lý Anh Tông do Nguyễn Đức Thìn chụp, và một bức ảnh nữa chụp một quầng mây vàng như hình đuôi rồng trên đền Đô (không rõ người chụp). Hỏi chuyện các cụ già bên làng Đình Bảng và ngắm kỹ những bức ảnh này, tôi hoàn toàn tin vào truyền thuyết Thăng Long trong lịch sử là có thực. Giá như lúc đó có máy ảnh thì chắc chắn sẽ giữ lại được hình ảnh tuyệt đẹp của một vầng mây tỏa sáng uốn lượn hình rồng như đang bay lên từ mặt sông trước mắt vị vua anh minh, người khai sáng kinh thành. Nhưng như vậy là chưa đủ nếu ta chỉ dựa vào đó để lý giải tính chân thực của truyền thuyết. Hãy nhìn vào nền văn hóa phát triển rực rỡ thời Lý sau đêm dài nghìn năm Bắc thuộc, nhất là nền mỹ thuật thời Lý, ta sẽ thấy một trong những hình tượng nghệ thuật phổ biến nhất chính là con rồng. Hình tượng con rồng được thần thánh hóa, mang đậm nét linh thiêng. Lý Thái Tổ đem hình ảnh rồng bay lên để đặt tên cho đất đế đô, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc. Nếu so sánh hình tượng rồng thời Lý với hình tượng rồng của các nước châu Á khác, ta sẽ thấy rồng thời Lý mang một nét riêng độc đáo, rất riêng biệt của dân tộc ta. Vì rồng thời Lý mang mơ ước của cư dân nông nghiệp, nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn. Đó là một hình tượng nghệ thuật thật hoàn chỉnh và chặt chẽ, luôn theo một đại thể chung là mình tròn trặn, uốn cong nhiều lần, uyển chuyển theo hình sóng lượn, mềm mại và thoải dần về đuôi. Rồng thời Lý có 4 chân, mỗi chân có 3 móng cong nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, miệng há rộng với 2 hàm răng nhỏ, đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi rồng thoát ra ngọn lửa, đó là mào lửa. Trên trán rồng có hoa văn hình chữ S. Nhiều nhà khoa học cho rằng đấy là dạng cổ tự của chữ “lôi”, tượng trưng cho sấm sét, mây mưa. Mái chùa, cung điện, đài sen tượng Phật thời kỳ này...đều được hình tượng rồng tô điểm.


Mây trắng uốn hình rồng, chụp tại Đền Đô sáng 5/7 Mậu Dần (26/8/1998) lúc bắt đầu lễ giỗ Hoàng đế Lý Anh Tông

Hình tượng Thăng Long- Rồng bay càng trở nên linh thiêng hơn nữa khi cuộc khai quật khảo cổ tại Hoàng Thành (2002-2004) làm xuất lộ những dấu tích kiến trúc cung điện cùng hàng triệu di vật có niên đại trải dài từ thời kỳ tiền Thăng Long, qua Lý-Trần, Lê-Nguyễn đến thế kỷ XX. Từ chính chiếc nôi sinh ra nó là Hoàng thành Thăng Long, hình tượng rồng đã hiện ra vô cùng lộng lẫy và hoành tráng trong sắc đỏ tươi nguyên của gốm kiến trúc, tinh tế và bay bổng trên tháp đá trắng, sang trọng và trang nhã trên men ngọc xanh. Bằng lao động sáng tạo của một dân tộc có trình độ thẩm mỹ cao, hình tượng rồng được thể hiện bay bổng với số lượng lớn trên gốm đất nung trang trí kiến trúc như những lá đề lớn trang trí nóc, lá đề bé gắn trên đầu ngói ống, các loại ngói bò nóc trang trí hình rồng, gạch thông gió,...Hàng trăm con rồng trên các di vật kiến trúc tại Hoàng thành Thăng Long xưa như đang bừng tỉnh sau hàng thế kỷ ngủ quên trong lòng phù sa sông Hồng, đang ban tặng cho con cháu những trang sử bằng hiện vật tươi rói, truyền thêm sức mạnh, niềm kiêu hãnh và lòng tự hào của mảnh đất ngàn năm văn hiến đang tiến dần tới ngày sinh nhật lần thứ một nghìn.

Nhưng tôn vinh hình tượng Thăng Long- Rồng bay như thế nào ? Có thể nói là chúng ta chưa làm được gì nhiều. Việc nhận ra vẻ đẹp của hình tượng rồng thời Lý có lẽ mới chỉ giới hạn trong giới nghiên cứu và giới mỹ thuật, chứ học sinh cũng chưa được giáo dục nhiều. Việc bảo tồn gìn giữ khu di chỉ 18 Hoàng Diệu còn đang ngổn ngang, khu Thành cổ mới dừng ở mức giữ nguyên hiện trạng và mở cửa cho khách vào xem. Chưa có một giải pháp sáng sủa nào để nâng tầm những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật mà cha ông để lại. Vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô năm 2004, Hà Nội có một sự kiện đáng nhớ là việc khánh thành tượng đài Lý Thái Tổ tại công viên mang tên ông. Nhà điêu khắc Vi Thị Hoa đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để thể hiện đúng hình tượng rồng thời Lý trong bố cục tròn trang trí trên ngực áo bào của vị vua khai sáng Thăng Long. Đôi rồng đá trước tượng đài do nhà điêu khắc Trần Tuy thể hiện mang những đặc trưng cơ bản của rồng thời Lý và đã được nhà điêu khắc khéo léo đưa vào những sắc cạnh khỏe khoắn khiến khối điêu khắc trở nên hiện đại, gần gũi với cuộc sống hiện tại. Đó là sự sáng tạo dựa trên truyền thống đáng ghi nhận. Được biết cây cầu Thăng Long cũng từng được thành phố có ý định cho trang trí phù điêu hình rồng để làm nổi bật tên gọi của cây cầu, phác thảo đã được duyệt nhưng sau đó lại rơi vào quên lãng. Mong rằng trong những năm tới sẽ có những tác phẩm kiến trúc, mỹ thuật và văn học nghệ thuật thật đẹp để tôn vinh biểu tượng ra đời của Hà thành, để khi nhìn vào đó mọi người thấy được lịch sử, văn hóa và trình độ thẩm mỹ của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Biểu tượng rồng thời Lý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những địa điểm lý tưởng để 'phượt' kỳ trăng mật
» Hình tượng con voi trong điêu khắc Chăm
» Thăng Long 215 năm thời Lý
» Thăng Long 215 năm thời Lý
» Thăng Long Hà Nội thời Nguyễn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TÀI LIỆU THUYẾT MINH-
Chuyển đến