CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

1000 năm Thăng Long Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 1000 năm Thăng Long Hà Nội   1000 năm Thăng Long Hà Nội I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 7:20 pm

"Xưa nhà Thưng đến vua Bàn Canh năm lần dời đô. Nhà Chu đến đời vua Thành Vưng cũng ba lần dời đô. Phi đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời. Chỉ vì muốn đóng đô ở ni trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên, vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thưng, Chu cứ đóng đô thành ở ni ấy, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phi hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô. Huống gì thành Đại La, ở vào ni trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện đường nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng phong phú tốt tưi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ ni này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phưng đất nước, cũng là ni bậc nhất của các bậc đế vưng muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở". Phần trích dẫn trên là Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn giải thích nguyên nhân dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Qua gần 1000 năm văn hiến, Thăng Long xưa và cũng là Hà Nội nay đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều truyền thống tốt đẹp vẫn được bảo tồn và phát huy. Nấu và thưởng thức các món ăn là cả một nghệ thuật của người Hà Nội, chẳng thế mà cho đến tận bây giờ thói quen ấy vẫn tồn tại và trở thành một nét văn hoá riêng độc đáo, hấp dẫn bất cứ ai khi mới đặt chân đến nơi này.Nhắc đến ẩm thực Hà Thành, người ta thường nghĩ đến ngay các món ăn như Bún ốc Tây Hồ - Pháp Vân, xôi , miến lươn, phở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì. Có câu "Ốc tháng mười, người Hà Nội", bởi đúng thời gian đó, ốc mới ngọt, giòn, béo nhưng quanh năm, cứ sáng ra, là có rất nhiều hàng bún ốc xuất hiện khắp các con phố to, ngõ nhỏ, nhưng muốn ăn ngon thì cũng phải kén hàng. Với nhiều người sành ăn, ở phố Phù Đổng Thiên Vương có hàng bún ốc ngon vào loại hiếm ở Hà Nội bây giờ. Trước đây, nhắc tới bún ốc Hà Nội người ta nhớ ngay tới hai làng nổi tiếng Tây Hồ và Pháp Vân - Thanh Trì. Ở Hà Nội bây giờ chỉ có mình hàng đó còn bán bún ốc nước nguội chấm đúng như ngày xưa’’. Ngày xưa, người Hà Nội hay ăn ốc lọ nhưng giờ họ ăn cả bún chan như phở, nhưng nhiều người sành ăn vẫn còn thích ăn bún chấm. Bún ốc chỉ nên ăn từ sáng đến trưa, tối người Hà Nội không ăn bún ốc, khác với phở. Bún ốc ngon trước hết phải có vị cay chua của ớt, của bỗng rượu. Bún ốc có 2 - 3 cách ăn: có thể chan, có thể chấm, có thể ăn nóng hoặc ăn nguội. Bún ốc không thay đổi nhiều lắm như các món ăn Hà Nội khác: vẫn là ớt trưng, vẫn là tía tô. Không có thứ gì cần tía tô và ớt trưng nhiều như bún ốc. Bát bún ốc của Hà Nội rất đẹp vì nó có màu đỏ của ớt trưng, màu tím của tía tô và sợi bún trắng... Hà Nội là đất nhập cư. Dòng người tứ xứ kéo về mang theo cả gánh hàng rong và thói quen ăn uống của họ. Các món xôi đi theo những tay nải mà có mặt ở kinh thành. Hà Nội thành nơi “nuôi dưỡng” hương vị món ăn của nhiều vùng khác nhau. Những gì tồn tại được phải thực sự là tinh hoa. Vì vậy đất kinh kì có điều kiện quy tụ, chắt lọc những kĩ thuật tinh luyện nhất, những hương vị tiêu biểu nhất, và những cách thưởng thức được xem là đúng kiểu nhất. Món xôi dân giã không nằm ngoài quy luật ấy! Đã là người Hà Nội không ai là không từng thưởng thức món xôi một lần, phải nói rằng, xôi Hà Nội có một phong vị riêng mà không trùng với bất cứ xôi ở nơi nào khác. Buổi sáng sớm, tiết trời còn mát mẻ, sau một giấc ngủ êm đềm, con người tĩnh tại thoải mái, bạn có bao giờ nghĩ rằng thưởng thức một bát xôi vào buổi sáng là cách thư giãn tốt nhất không ? Người Hà Nội thì hay có thói quen như thế, giản dị, mộc mạc và thanh bình biết bao nhiêu. Mỗi loại xôi có một hương vị khác nhau và được ăn kèm với các loại thức ăn khác nhau. Chẳng hạn như xôi trắng ăn kèm với ruốc, thịt kho tàu, giò chả, lạp xường vừa thơm, vừa mềm. Xôi gấc có vị ngọt được ăn kèm với chả mỡ. Xôi lạc, xôi đỗ xanh ăn kèm với vừng và ruốc. Còn xôi xéo, chắc chắn phải có thêm đậu xanh xắt lát mỏng và trên bát có hành phi thơm vàng ngậy... Nhắc tới quà Hà Nội không thể không nói tới phở. Phở Hà Nội xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với những cái tên phở Thìn, phở Giảng, phở Đông Mỹ bán gánh. Ngày nay, có thể tìm thấy những tiệm khá ngon ở Bờ Hồ, Bát Đàn, Lý Quốc Sư, Lò Đúc. Riêng phở bò ông Thìn giữ được hơn 50 năm, và mở rộng tới 7 cửa hàng ở Hà Nội. Người Hà Nội nay ăn cả phở gà, nhưng theo nhiều người sành ăn chỉ có phở bò chín mới đúng là Hà Nội. Nhà văn Băng Sơn từng nói: Tôi rất đồng ý với cụ Nguyễn Tuân, tôi là thế hệ sau nhưng ăn phở Hà Nội phải là phở bò chín. Thịt bò chín thái mỏng thơm, ngon. Phở mà ăn với giá, với quẩy hay là với trứng như nhiều người vẫn ăn bây giờ không được. Phở thì gia vị rất quan trọng. Ngày xưa, những hàng phở gánh đỗ ở đầu phố thì cuối phố đã ngửi thấy mùi nước dùng phở thơm lừng... Ẩm thực Hà Nội phong phú nhưng lại rất giản dị mộc mạc gắn liền với người dân.
Ta thường gọi "Hà Nội 36 phố phường" là khu phố cổ vốn sẵn có từ lâu đời, tức là khi có thành Thăng Long; nó là khu vực trải rộng ở ngoài phía đông thành trì ra đến bờ sông Hồng. nguồn gốc của danh từ "36 phố phường" có từ thời Lê Sơ (đầu thế kỷ 15). Sau khi thu phục được thành Đông Quan, giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Lê Thái Tổ cho sửa sang lại kinh thành Thăng Long (còn có tên là Đông Đô rồi Đông Kinh), đặt ra phủ Trung Đô (sau đổi là phủ Phụng Thiên), gồm hai huyện Quảng Đức, sau gọi là Vĩnh Thuận, và huyện Vĩnh Xuyên, sau gọi là Thọ Xương. Mỗi huyện chia ra làm mười tám phường, tổng số phường của toàn thành Thăng Long là ba mươi sáu. Như vậy phường là một đơn vị hành chính cơ sở, và khu phía đông kinh thành chỉ có mười tám phường thôi. Do phường ở phía đông kinh thành tập trung những phố xá dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế sầm uất vì nó kề bên bến sông Hồng, thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán và phát triển các nghề thủ công sản xuất ra các thứ vật dụng cần thiết hàng ngày cho đời sống của dân thành thị. Những người làm cùng một nghề lại thường tập trung ở cùng một đường phố nên phường có thêm ý nghĩa là phường hội của người cùng một nghề nghiệp. Chắc chắn là số lượng về tên gọi của những phường thôn của Thăng Long trong quá trình ba bốn trăm năm đã trải qua nhiều lần thay đổi, song người ta đã quen với con số "36 phố phường" và nó đã đi vào ca dao tục ngữ của Hà Nội rồi. Địa bàn khu phố cổ Cửa Đông được trình bày trong phần viết này gần tương đương với đất bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc (tức phần đất giáp với tường thành và hào phía đông thành trì) và Tả Túc, Hữu Túc (tức phần đất Cửa Đông giáp với bờ sông Hồng). Bốn tổng đó đến giữa thế kỷ 19 được đổi tên là Thuận Mỹ - Đồng Xuân - Phúc Lâm và Đông Thọ. Nói chung khu phố cổ Cửa Đông nói trên có diện tích gần như phạm vi của quận Hoàn Kiếm hiện tại. Khu Cửa Đông về mặt địa lý tự nhiên có lẽ từ ngày có phố phường đã trải qua nhiều thay đổi, từ chỗ có những thôn xóm rải rác bên những đầm hồ với những dãy phố sơ sài như ta thấy ở khu ngoại thành ngày nay, rồi đến chỗ những phố xá hình thành và dày đặc nhà cửa dọc các con đường giao thông chính, tức là những đường phố ngày nay đã có từ lâu đời và đan chéo dọc ngang theo các lối đi cũ mà không hề thay đổi; do vậy mà thấy ở nhiều phố còn giữ đường vạch không thẳng tuy sau này nhiều nơi đã được nắn lại (như chỗ cong đầu Hàng Bạc, giữa Hàng Gai, giữa Mã Mây, Hà Trung v.v...) Và những đường phố mở thêm về sau không cần nhiều nữa, hoạ chăng chỉ có những ngõ nhỏ mở rộng thành đường phố xứng đáng với cái tên là một phố. Hầu hết những phố trong khu Cửa Đông đều mang tên cũ có sẵn từ lâu đời là như vậy. Khu Cửa Đông có một con sông nhỏ chảy ngang qua, đó là sông Tô Lịch, đã bị lấp vào khoảng năm 1896; sông không dài, từ cửa sông nối với sông Hồng vào đến con hào của thành trì. Sông Tô Lịch đoạn đó cũng đủ rộng để thuyền buôn chở hàng hoá từ bến sông vào đến khu dân cư ở gần tường thành. Con sông đó đã từng có một vai trò kinh tế quan trọng trong lịch sử, nhưng từ ngày Pháp chiếm Hà Nội thì nó không còn nữa, ngoài dấu vết cái tên còn sót lại, với những huyền thoại trong kho tàng văn hoá. So sánh những tấm bản đồ cũ nhất mà ta được biết đến bây giờ, như tập Bản đồ Hồng Đức (thế kỷ 15). Bản đồ Minh mạng 1831, với những bản đồ do người Pháp hoạ đúng kích thước của những năm đầu Pháp thuộc, ta dễ dàng xác định được vị trí của tường thành đã bị phá, vị trí của những cửa ô nay không còn, vị trí những thôn phường mà nay đã biến thành phố xá, vị trí những con đê cũ vết tích là đường phố có độ cao hơn chỗ khác, tức là những nét chính của địa lý tự nhiên khu Cửa Đông qua quá trình thay đổi trong lịch sử. Hơn thế nữa, qua nghiên cứu bản đồ so sánh với thực địa, ta cũng xác định được từng thời kỳ dòng sông Hồng đã lui dần xa về phía đông, để lại những bãi cát nổi, trên đó chỉ ít lâu sau là thành khu dân cư mới, vì dân số kinh thành ngày một đông đúc, nhu cầu nhà ở ngày càng cao, người xưa đã mấy lần đắp thêm những con đê mới ra bên ngoài con đê cũ, nhà cửa, phố xá mở rộng dần về phía đông và tường thành cũng xa dần dòng chảy của sông Hồng. Vết tích những con đê cũ thành đường phố cao nền nhà trên mặt đường và phía trong nhiều chỗ còn sót lại hồ ao trước kia là những con lạch cũ bên đê chưa bị lấp hết (như ở sau Hàng Bồ - Hàng Quạt, chuỗi hồ Huyền Thiên - Bắc Qua - Hàng Bạc đến hồ Hàng Đào thông với Hồ Gươm tức hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng). Những lòng hồ ao bên trong các phố chính mới được lấp đó mang tính chất là những xóm dân nghèo của thành thị, những người không vốn liếng sống bằng những nghề mọn, buôn bán vặt hoặc làm thợ gia công cho những cửa hiệu sản xuất ngoài mặt đường phố chính, họ không có khả năng thuê được những chỗ ở tốt hơn. Sự hình thành các đường phố khu Cửa Đông là như vậy, nó tồn tại từ bao thế kỷ, dấu vết thôn phường cũ là những đình chùa còn giữ được địa danh xưa. Nhà cửa ở những đường phố cũ thường có diện tích nhỏ, bề ngang ngoài mặt phố hẹp vì nhà nào cũng tranh thủ mặt bằng để sản xuất và bán hàng tại chỗ, còn chiều dài thì ăn sâu vào mãi bên trong có khi đến hàng chục mét, chia làm nhiều lớp nhà ngang và sân trong; nhà nào làm gác thì cũng chỉ là gác xép thấp, kiểu "chồng diêm", cửa sổ trông ra đường nhỏ hẹp. Quang cảnh Khu phố cổ Cửa Đông tồn tại mãi đến đầu thế kỷ 20 và còn rất nhiều đường phố cho đến tận ngày nay nhà cửa cũng không có mấy sự thay đổi, có chăng chỉ là cảnh xây dựng vá víu chẳng đẹp mắt. Thủ đô Hà Nội của chúng ta có bề dày lịch sử hàng nghìn năm (điều mà thế giới ít có thành phố được như vậy), thế mà những di tích của tổ tiên ta để lại chẳng còn sót lại được là bao, vì vật liệu xây dựng, gỗ gạch không tồn tại được lâu với khí hậu ẩm nóng của nước ta, vì bao phen binh hoả chiến tranh chống ngoại xâm, thêm cả những hành động phá hoại trả thù vô ý thức của phe phái chính trị, đã làm mai một đi mất nhiều di sản quý báu của dân tộc. Một ngôi chùa cổ nhỏ, khu phế tích lăng tẩm, một pho tượng đá, một tấm bia ta còn trân trọng giữ gìn nữa là cả một phần thành phố đậm đà màu sắc dân tộc. Những đường phố cổ đó nhắc lại cả một quá trình hình thành một bộ phận quan trọng của thủ đô Hà Nội của chúng ta ngày nay, nó tích tụ bao nhiêu sự sáng tạo từ đời này qua đời khác, nó biểu hiện sức sống của con người Việt Nam, nó mang một sắc thái kiến trúc cổ kính độc đáo, nhiều màu sắc đã từng làm say mê nhiều nhà nghệ sĩ hội hoạ và nhiếp ảnh (cũng như nó đã làm cho nhiều người nước ngoài mới sang nước ta những năm đầu thế kỷ đã thích thú la cà hàng ngày từ phố này sang phố khác, nhìn ngắm không chán mắt những hoạt động về sản xuất và sinh hoạt trong các phố của Hà Nội và để lại những trang du ký đầy tình cảm (Hocquard, Lecomte, Bonifacy...). Chúng ta hiện nay đang có vấn đề bảo vệ khu "36 phố phường" như là một di tích quốc gia, cần giữ gìn như một bảo tàng sống về kiến trúc và sinh hoạt xã hội (ý kiến của kiến trúc sư Đặng Tố Tuáan tại Hội thảo môi trường mỹ thuật của Hà Nội tháng 85 - 1987). Ý nghĩa lịch sử khu Cửa Đông không phải chỉ có vậy. Nó còn là một khu di tích lịch sử cũng giữ gìn như sẽ trình bày ở cuối bản viết dưới đây. Về mặt địa lý nhân văn, dân cư kinh thành Thăng Long xưa - nay là nội thành thủ đô Hà Nội - trong quá trình lịch sử đã hình thành như thế nào? Và khu Cửa Đông đã có những nét đặc thù gì về phương diện này? Hà Nội từ khi còn là Thăng Long cho đến cuối thế kỷ 19 vẫn có ba bộ phận riêng biệt: khu vực hành chính và quân sự tức là đất trong thành trì, khu vực kinh tế công thương nghiệp ở ngoài Cửa Đông thành trì ra đến bờ sông Hồng, và một vùng nông thôn rộng lớn bao quanh, hai khu vực hành chính và công thương nghiệp tức là thành phố; vùng nông thôn đó là một vành đai lương thực và thực phẩm của thành phố. Về thành phần cư dân của Hà Nội trước nửa đầu thế kỷ 20, tại các thôn xã xung quanh nội thành người ta có thể truy gia phả tìm được một số gia đình gốc bản địa lập nghiệp trên đất này trước thế kỷ 15 giữa những gia đình đến sau. Còn khu cư dân của kinh thành chuyên về làm nghề thủ công và buôn bán là Cửa Đông của Hà Nội là nơi tụ hội người tứ xứ, việc tra cứu họ gốc ở khu vực này là một việc làm thú vị song rất khó khăn. Những năm nhiễu loạn cuối đời Trần - Hồ và hai thập niên đô hộ của giặc Minh, dân cư Thăng Long đã bị nhiều phen thất tán xáo trộn và phải chờ đến thời kỳ Lê Lợi bình định xong đất nước, chấn chỉnh lại việc cai trị, lập lại trật tự kỷ cương, dân cư thành Thăng Long mới dần dần hồi phục và an cư sản xuất. Tình hình kinh tế của Thăng Long từ đời Lý - Trần - Hồ quá xa xôi mà ta chỉ có một số ít tài liệu viết sơ sài để lại, như từ thời Hậu Lê (cuối thế kỷ 15) trở đi thì thành phố Thăng Long đã có một bộ mặt của một đô thị quan trọng, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Đời sống nhân dân khá lên, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tất nhiên sẽ nhiều hơn trước; triều đình vua Lê chúa Trịnh lại là một xã hội qúy tộc sống xa hoa không còn giữ tính chất giản dị như ở thời Lý - Trần nữa, cho nên ở thế kỷ 17 - 18 Thăng Long là nơi đô hội thu hút cả những lái buôn người phương Tây đến làm ăn. Sự phát triển đó càng được thúc đẩy mạnh khi có thêm những yếu tố kích thích mới ở nửa đầu thế kỷ 20 Hà Nội tiếp xúc với một sức mạnh ngoại lai, đó là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và văn hoá Tây phương, công thương nghiệp Hà Nội tuy vẫn còn giữ được một số truyền thống dân tộc đáng quý song đã chịu nhiều sự thay đổi về các mặt hình thức sản xuất và kinh doanh phù hợp với thời đại mới.
Hà Nội có rất nhiều địa điểm tham quan du lịch, nhưng nổi bật nhất là các di tích lịch sử gắn liền với các truyền thuyết như Hồ Gươm,... hay đánh dấu 1 thời kì lịch sử như Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử GiámViệt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.Trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam. Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho xây dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi. cho dựng. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.
Qua gần 1000 xây dựng và phát triển Thăng Long xưa, cổ kính và trang nghiêm, trải qua bao gian nan vất vả đã tường bước trở nên vững mạnh, thành 1 Hà Nội hiện đại, sôi nổi và năng động nhưng vẫn giữ được những nết văn hoá truyền thống tốt đẹp. Gần tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chúng ta càng phải cố gắng rèn luyện, lưu giữ và phát huy những truyền thống lâu đời, để Thăng Long - Hà Nội sẽ mãi là vùng đất địa linh nhân kiệt, trung tâm của đất nước Việt Nam phát triển bền vững.
( Bài có tham khảo phần lớn thông tin từ các bài khác trong diễn đàn )
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
1000 năm Thăng Long Hà Nội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thăng Long 215 năm thời Lý
» Thăng Long 215 năm thời Lý
» Thăng Long Tứ Trấn, Tứ Quán
» Thăng Long Hà Nội thời Nguyễn
» Những truyền thuyết quanh đất Thăng Long

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TÀI LIỆU THUYẾT MINH-
Chuyển đến