CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Địa hình vùng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Địa hình vùng Empty
Bài gửiTiêu đề: Địa hình vùng   Địa hình vùng I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 7:15 pm

Địa Hình

Nam Bộ là một đồng bằng bằng phẳng, được chia ra thành các khu vực sau:
Đông Nam Bộ: Là Đồng Bằng cao trung bình từ vài chục métđến 200m trên mực nước biển. Cụ thể được chia làm 2 loại sau:
Đất xám (đất phù sa cổ) là phù sa của sông Mê Kông bồi đắp cách đây trên 10.000 năm. Tạ đây có dạng sét cao lanh rất giàu như Bình Dương, Biên Hòa tạo điều kiện làm các đồ gốm, xứ

Đất đỏ được hình thành do phun trào của núi lửa ( gọi là đất đỏ bazan) ngoài ra còn có màu nâu và màu đen. Núi lửa hoạt động cách đây 600.000 nam, hiện nay còn để lại nhiều dấu vết và các nón núi lửa như núi Cẩm Tinh cao 41m, núi Sóc Lu cao 381m

Đánh giá: Đông Nam Bộ có vùng biển kéo dài từ Vũng Tàu đến Suối Mộc rất thích hợp cho nghỉ cuối tuần. Có địa hình cao, bằng phẳng gần Tp. Hồ Chí Minh, thành lập khu công nghiệp. Có các cảnh quan núi lửa kỳ bí. Là vùng lý tưởng cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê…

Đồng bằng sông Cửu Long
Là đồng bằng thấp. Với độ cao từ 3 đến 4m, được hình thành do sự bồi đắp của sông Mê Kông. Dựa vào độ cao và mức độ nhiễm mặn người ta chia đồng bằng Sông Cửu Long ra thành các bộ phận sau:

Cửa sông Mê Kông và bán đảo Cà Mau: Địa hình cao từ 5 đến 6m nên không bị ngập trong mùa nước. Mặt khác do gần biển nên bị nhiểm mặn, nơi đây có vùng sinh thaí ngập mặn phát triển ( cây đước, cây sú, vẹt, chà la, tràm…)

Mũi Cà Mau: đuợc xem là điểm cực nam của đất nước, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch nội địa

Vùng trũng ngập nước: là vùng đất thấp có độ cao trung bình từ 0.5 đến 3m. Thời gian ngập nước từ tháng 6 đến tháng 12 bao gồm 2 khu vực: Đồng tháp mười vàTứ Giác Long Xuyên

Vùng Đồng Tháp Mười là một phần của tỉnh Tiền Giang, có diện tích là 6200km
Vùng Tứ Giác Long Xuyên ở tỉnh Kiên Giang và An Giang có diện tích khoảng 5000km. Đây là khu vực chứa nước lũ của sông Mê Kông. Tính chất lũ lên nhanh hay chậm có cả sự điều hòa mực nước sông Mê Kông. Đặc trưng nơi đây là đất phèn nên tồn tại các cây như Tràm, Đồng Lác. Hình thành các vườn chim, sân chim, chính cảnh quan nơi này cũng đanh bị tàn phá bởi phong trào đắp đê dẫn đến hậu quả làm cho nước lũ sông Mê Kông đến sớm va nhanh hơn tạo ra thiên tai.Và việc dành đất vời nước để sinh sống. Bằng ấy nguyên nhân làm cho người dân không được hưởng lợi từ nguồn nước nổi đó là nguồn phù sa tự nhiên, nguồn thủy sản, vệ sinh đồng ruộng.

Do vậy, hiện nay Nhà nước ta đưa ra chương trình”chung sống với lũ” bằng cách:

Tạo sự an cư cho dân: xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ và đắp đê với các hộ dân cư cũ. Trong tương laiNhà Nước ta có chương trình xây dựng các nhà nổi.

Tạo sự lạc nghiệp cho dân: Xây dựng đê tháng 8 - có thể chặn được lũ tháng 8, để người dân có thể thu hoạch trọn vẹn vụ lúa Hè- Thu. Vào cuối mùa người dân bơm nước ra để có thể canh tác kịp vụ Đông - Xuân. Mặt khác người dân vẫn được hưởng lợi từ mùa nước lũ kèm theo những chính sách Nhà nước hỗ trợ đánh bắt cá, trường lớp.

Vùng ven và giữa sông tiền, sông hậu:

Đây là khu vực đất cao từ 5-6m, người dân miền nam gọi là “Đất Dòng” Tân Hiệp, không bị ngập trong mùa nước. Nước ngọt quanh năm không bị phèn gọi là đất phù sa ngọt. Đây là khu vực trù phú nhất của Đồng bằng sông cửu long. Đất nơi đây thích hợp cho việc trồng lúa và làm vườn, vì đây là khu vực đất cao nên người dân an nhàn hơn, thu thập ổn định hơn. Do vậy đã hình thành nên cuộc sống “ Văn minh miệt vườn”. Những lưu dân người Việt tìm đến và định cư đầu tiên hầu hết là ở các đô thị hoặc trung tâm thương mại đều tập chung nơi đây,

Ví dụ như: Mỹ tho, Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên.
Tất cả những đặc điểm nơi đây rất tiêu biểu của người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long, đó là cuộc sống đời thường của người dân gắn liền với môi trường sông nước - họp chợ đêm trên sông, nuôi và đánh bắt cá, canh tác , cư trú nhà sàn trên sông.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Địa hình vùng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN NAM-
Chuyển đến