CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Một số điểm tham quan du lịch của vùng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Một số điểm tham quan du lịch của vùng Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số điểm tham quan du lịch của vùng   Một số điểm tham quan du lịch của vùng I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 7:03 pm

Sân chim Vàm Hồ (Bến Tre)


Vị trí: Sân chim Vàm Hồ thuộc địa phận hai xã Mỹ Hoà và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre khoảng 52km, cách Tp. Hồ Chí Minh 120 km đường bộ,100km đường thủy.

Đặc điểm: Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò, vạc và nhiều loại chim khác.

Quần thể chim ở sân chim Vàm Hồ gồm: 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ. Khách đến tham quan mỗi năm trên 2.000 lượt người, đông nhất là vào thời gian chim về cư trú sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch.

Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng. Ở tầng cao có dừa nước (trước đây rất nhiều, nên nơi này còn gọi là Cù lao Lá), chà là, đước, mắm, là nơi lý tưởng cho chim ở. Ở tầng thấp có cây ô rô, cóc kèn, lau sậy... là thảm thực vật cho cò, vạc làm tổ sinh sản. So với các sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long, sân chim Vàm Hồ còn rất trẻ. Chim mới về Vàm Hồ từ tháng 5/1986. Đây chính là đàn chim trước ở Cù lao Đất, xã An Hiệp, huyện Ba Tri di cư tới đây.

Hàng ngày, cứ tầm 4, 5 giờ chiều, nhìn về hướng tây, từ phía chân trời xa xa, những chấm nhỏ li ti di động ngày càng rõ dần, giây lát sau là đàn cò hàng ngàn con đang vỗ cánh bay qua sông Ba Lai, lượn lờ dưới ánh hoàng hôn rồi nhẹ nhàng đáp lên thảm rừng chà là xanh biếc. Chim về, cả cánh rừng xao động bởi tiếng chim con đói mồi hòa lẫn với từng tiếng kêu oang oác rất to của những chú cò bực bội.

Trời sẩm tối, nhà cò đã về đủ, sân chim lại rộn lên tiếng kêu của loài vạc đi ăn. Cò và vạc tuy ở cùng một cánh rừng nhưng lại thay nhau giữ "nhà". Cò về thì vạc đi, vạc về cò lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình "lặn lội bờ sông". Các nhân viên phục vụ ở nhà hàng khu du lịch Vàm Hồ cho biết những đêm trăng sáng đôi cánh vạc xòe rộng in trên nền trời lung linh ánh trăng vừa gợi hình vừa trầm mặc như những vần thơ cổ.


Chợ nổi Cái Răng


Vị trí: Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30'bằng canô.

Đặc điểm: Chợ nổi Cái Răng chuyên mua bán nông sản, các loại trái cây của vùng.

Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền. Vậy là không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền (thực tế cũng không thể rao khi tiếng sóng, tiếng máy nổ liên tục, và khó có thể áp mạn với xuồng khác để xem bán hàng gì).

Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi rất thiện nghệ áp mạn phục vụ khách đi chợ tận tình và chu đáo, ngay cả khi sóng rập rình. Sự độc đáo của chợ nổi đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách nước ngoài, họ quay phim chụp ảnh liên tục, đôi khi thích thú reo lên "ô", "a" một cách tự nhiên, thú vị.

“Đến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng, thì kể như chưa biết về đất Tây Đô này"

Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chiếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền. Vậy là không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền (thực tế cũng không thể rao khi tiếng sóng, tiếng máy nổ liên tục, và khó có thể áp mạn với xuồng khác để xem bán hàng gì).

Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi rất thiện nghệ áp mạn phục vụ khách đi chợ tận tình và chu đáo, ngay cả khi sóng rập rình. Sự độc đáo của chợ nổi đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách nước ngoài, họ quay phim chụp ảnh liên tục, đôi khi thích thú reo lên "ô", "a" một cách tự nhiên, thú vị.

Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua trái cây để chở đi các nơi, kể cả sang Cam-pu-chia và Trung Quốc. Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn: xăng dầu, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo, nhu yếu phẩm...

Trên miền sông nước của 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ, cái xuồng là phương tiện đi lại chủ yếu của mỗi gia đình, giống như chiếc xe đạp, xe máy của người dân ở các thành phố. Phần lớn các xuồng đều gắn máy "đuôi tôm", thỉnh thoảng mới gặp những xuồng trèo tay và thậm chí cả những xuồng trèo bằng... chân một cách điệu nghệ.


Chợ nổi Cái Răng là điểm đến hấp dẫn của mọi du khách.


Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo
Thời gian: Tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch).
Địa điểm: Nghi lễ thực hiện tại sân nhà; sân chùa. Hội đua ghe ngo tại sông Maspéro (thị xã Sóc Trăng).
Đối tượng tôn vinh: Thần Mặt Trăng.
Đặc điểm: Lễ cúng trăng, thả đèn nước, đua ghe ngo.


Lễ Ooc-om-Bok


Thời điểm tổ chức lễ hội Ooc-Om-Bok là lúc thời tiết bắt đầu sang mùa khô, lúa ngoài đồng chớm chín. Lễ hội có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, may mắn; cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Lễ cúng trăng: lễ cúng trăng vào tối ngày 14 tháng 10 (âm lịch), thời gian hành lễ trước khi mặt trăng lên đến đỉnh đầu. Vị trí hành lễ đặt tại sân của từng nhà, sân chùa hay nơi rộng rãi không bị che khuất ánh trăng. Tại đây người ta chôn hai cây tre (hoặc tầm vông) làm trụ. Phía trên buộc một cây xà ngang dài chừng 3m, trang trí hoa lá (giống như một cổng chào). Phía dưới kê bàn đặt lễ vật. Lễ vật gồm có cốm nếp; các loại sản vật nông nghiệp có tinh bột (khoai lang, khoai môn, sắn); hoa trái (dừa, chuối, bưởi, cam...), bánh kẹo. Với lòng thành kính, mọi người ngồi chắp tay trước ban thờ, mặt hướng lên mặt trăng, một cụ già làm chủ lễ đọc lời khấn Thần Mặt Trăng, sự biết ơn của con người đối với thần, xin thần tiếp nhận lễ vật và ban phước lành cho họ. Sau khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ.

Cũng động tác chắp tay thành kính trước ban thờ Mặt Trăng, sau đó một cụ già dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.

Tại các ngôi chùa Khmer đêm 14 tháng 10 còn có tục thả đèn nước trên sông và thả đèn gió bay lên trời. Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc. Nhiều hoạt động sân khấu truyền thống Khmer như đoàn Dù kê, Rô băm biểu diễn phục vụ khách hành hương chảy hội vào tối 14 này.


Đua ghe ngo


Theo phong tục cổ truyền của người Khmer, ngày hôm sau lễ cúng trăng (15/10) là tục đua ghe ngo. Trước khi đi dự thi, cộng đồng thường làm lễ tạ thần và tổ chức chiêu đãi những người tham gia cuộc thi. Đội đua gồm những trai tráng khoẻ mạnh, có kinh nghiệm, được lựa chọn rất kỹ từ trước. Mỗi đội có trang phục đẹp, mũ cùng màu.

Tham gia cuộc đua có hàng chục chiếc ghe đại diện cho các chùa hay cộng đồng ở nhiều địa phương. Ban tổ chức chia các đội ghe tham dự thành hai nhóm A và B. Thông thường nhóm A là các ghe đã được xếp hạng trong mùa giải trước. Nhóm B là tất cả các ghe ngo còn lại.

Nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng và tiếng hò - hụi của các đội đua đang khởi động làm sôi động cả khúc sông. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.

Hội đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thị xã Sóc Trăng, những năm gần đây có nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm trí còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Căm Pu Chia. Điều này chứng tỏ lễ hội gắn liền với môn thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá truyền thống lớn ở Việt Nam.


Mũi Cà Mau


Vị trí: Mũi Cà Mau thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách Tp. Cà Mau 118km bằng đường thủy.

Đặc điểm: Mũi Cà Mau là điểm du lịch sinh thái rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển.

Cà Mau là mũi đất tận cùng của tổ quốc. Hàng năm nơi đây bồi ra biển gần 100m. Hiện nay, Mũi Cà Mau đang lập dự án phát triển du lịch và xây dựng biểu tượng "Mũi Cà Mau" tại đất Mũi.


Vườn chim Cà Mau


Vị trí: Thuộc huyện Đầm Dơi, cách thành phố Cà Mau khoảng 45km về phía đông nam.

Đặc điểm: Đây là nơi cư ngụ của các loại cò

Các loài chim ở đây thường làm tổ trên các cây cao và dành cả buổi sáng để đi kiếm thức ăn. Đây chính là cơ hội rất tốt để du khách có thể quay phim, chụp ảnh.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Một số điểm tham quan du lịch của vùng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN NAM-
Chuyển đến