CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Lịch sử hình thành

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Lịch sử hình thành Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử hình thành   Lịch sử hình thành I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 6:48 pm

1. Lịch sử hình thành

Công cuộc Nam tiến của cư dân người Việt gắn liền với lịch sử khẩn hoang vùng đất phía Nam. Ngay từ thế kỉ 16, 17 dân cư Việt đã sớm đặt chân lên vùng đất mà Châu Đạt Quan, từ thế kỉ 13, khi đi sứ đến Chân Lạp đã ghi nhận rằng “ Bắt đầu vào Châu Bồ(vùng biển Vũng Tàu ngày nay), gần hết cả vùng là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành những chỗ trú xum xuê. Khắp nơi vang tiếng chim hót và thú kêu. Vào nửa đường trong sông, thấy những cánh đồng hoang không có một gốc cây. Xa nữa tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy dẫy. Hàng trăm, hàng nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy. Tiếp đó những con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…” ; hoặc như Lê Quí Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục “ từ cửa biển Cân Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở lên toàn là rừng rậm hàng nghìn dặm…”.

Rõ ràng là trước khi chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn thiết lập những đơn vị hành chính và cai trị, khẳng định vai trò Nhà nước chủ quyền trên mảnh đất phía Nam, thì từ rấ sớm cư dân Việt, vốn là những nông dân xiêu tán, thợ thủ công cùng khổ, những binh lính lao dịch lưu đầy… dưới sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, của chiến tranh địch đoạ, thiên tai đã buộc phải rời bỏ xóm làng vào Nam lập nghiệp. Ngay từ những ngày đầu, họ đã phải đối mặt với bao khó khăn thử thách trên bước đường chinh phục thiên nhiên thuần hoá, đất đai lập làng dựng nghiệp trên vùng đất mới:


“ Đến đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ , con cá vùng phải kinh”.
Hoặc :
“ Chèo ghe sợ sấu cắn chưn
Xuống sông sợ đỉa, lên rừng cọp um”.

Thật ra, trước khi cư dân Việt đến, vào những năm đầu Công Nguyên, vùng đất Nam Bộ này đã là một vùng dân cư văn hoá đặc sắc với Vương Quốc Phù Nam, văn hoá Óc Eo, vùng tranh chấp giữa Vương quốc Champa và Chân Lạp. Song, những nền văn hoá dân cư này đã bị tàn lụi nhanh chóng và theo nhiều nhà nghiên cứu thì “ vùng đất phía Nam này đã diễn ra quá trình hoang hoá mà nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp là do những chuyển biến trong cơ cấu dân cư, sự không thích ứng với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá dưới thời Chân lạp, tình trạng chiến tranh liên miên giữa Chân Lạp và Champa trên địa bàn Trung Nam Bộ và Đông Nam Bộ, và những đợt tấn công của đế quốc Nguyên Mông và các nước Đông Nam Á…”

Trước khi lưu dân Việt đến lập nghiệp các cư dân Khmer và các dân tộc ít người khách đã sống lẻ tẻ, rải rác trên các giồng đất cao, các vùng đồi núi. Với số lượng dân cư ít ỏi, trình độ kỹ thuật thấp kém, kết quả mở đất khai phá chưa nhiều. Do đó Sài Gòn Gia Định vẫn là vùng đất tự do của các dân tộc và gần như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền. Người lưu dân Việt đã không ngừng khai hoang, mở đất lập làng xóm phố chợ và cùng với lưu dân người Hoa đến sau đó ít lâu. 1679 Dương Ngạn Địch và Trần Thắng Tài đã di dân người Hoa đến Cù Lao Phố Biên Hoà, MỸ Tho; 1715, Mạc Cửu mở mang đất Hà tiên, cùng với người Khmer bản địa chinh phục thiên nhiên và định kế lâu dài.

Và mùa xuân năm Mậu Dần( 1968), chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược “ lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Gia Định làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Đất đai mở rộng ngàn dặm, dân số được hơn bốn vạn hộ…”

Căn cứ theo tài liệu sách sử để lại , đại cương cuộc Nam tiến không ngừng của dân tộc Việt Nam gồm có những năm này là quan trọng nhất:

- 939, tổ tiên Việt còn ở vùng Thanh Hoá và nhờ có ông Ngô Quyền, cổi được ách Bắc thuộc, mở đường cho Đinh Lê, Lý, Trần về sau được tự chủ ở cõi Nam:
- 1069, xuống đến Quảng bình, Quảng Trị;
- 1307, Nhà Trần gả Huyền Trân công chúa cho Vua Chàm, mở rộng cõi bờ thêm hai châu Ô Lý (Thừa Thiên );
- 1425, đến Quy Nhơn
- 1611, đến Phú Yên;
- 1653, đến Nha Trang;
- 1658, Cao Miên xin thần phục chúa Nguyễn, nhìn nhận quyền của triều đình Huế;
- 1680, Nguyễn chúa cho bọn tàn binh nhà Minh khai khẩn hoang địa vùng Đồng Nai;
- 1693, đến Phan Thiết
- 1698, đến Biên Hoà và Gia Định (Sài Gòn );
- 1708, Mạc Cửu dâng Hà Tiên cho chúa Nguyễn, Mạc được pjong làm tổng binh đời đời vĩnh trấn Hà Tiên.
- 1755, Cao Miên Quốc vương nhượng đất Tần Bôn và Lôi Lạp cho Võ Vương. Trong Nam, ông Nguyễn Cư Trinh với những kế hoạch khẩn hoang, dinh điền ở miền Nam. Vào cuối thế kỉ 18, tại Gia Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh , Lê Quang Định ba người cùng lập thị xã nâng cao đuốc văn hiến một thời:
- 1780, Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu ) mất, không con nối hậu. Từ đây, đây đất Hà Tiên sát nhập cơ đồ Nguyễn chúa : cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam , đến đây đã hoàn thành.

Về tổ chức đồn điền, xét ra đã có từ thời Hồng Đức (Lê Thánh Tôn), từ ngày vua Lê Lợi đuổi được quân Tàu, thế nước rất mạnh, hiềm vì đất đai chật hẹp không đủ cho dân cày cấy, nên Lê Thánh Tôn thi hành chính sách bành trướng vào Nam, lập kế đôn điền. Tổ chức này có hai phương lợi : một là trấn an biên thuỳ; hai là mở rộng cõi một cách hoà bình. Nhân thế một chức quan được đặt ra gọi là quan Thu ngự kinh lược sứ với nhiệm vụ chiêu tập lưu dân (gồm những dân tình nguyện, những người phải tội lưu trú ngoài biên cương hoặc những người bỏ làng để trốn lính và tránh sưu thuế …). Những người ấy được đi khai khẩn đất hoang và được quan kinh lược giúp đỡ và ủng hộ. Họ lấn sang đất Chiêm Thành rồi sau này đất Thuỷ Chân Lạp và vẫn yên tâm mở rộng khu vực vì sẵn bên có quân đội bảo vệ an ninh.

Sau một hai đời, thì những hạt mới được sung nhập lãnh thổ Việt. Lần lần, những lưu dân miền bắc, miền Trung dùng phương pháp “ tàm thực” ấy là mở rộng đất đai bờ cõi Việt từ sông Cả đến tận mũi Cà Mau. Sự bành trướng này đến ngày chạm súng với Lang sa mới ngưng.

Công cuộc mở mang bờ cỏi của Tổ tiên ta trong cuộc Nam tiến tính ra kéo dài trên 800 năm (từ năm 939 đến năm 1780 ) mới hoàn thành. Có một khoảng trên dưới 100 năm, cần phải nhấn mạnh nhất là khoảng từ năm 1658 đến năm 1759, tức đoạn tổ tiên ta chung đụng với người Cam Bốt, trên cõi Nam này.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Lịch sử hình thành Empty
Bài gửiTiêu đề: Cõi Nam từ năm 1658 đến năm 1753.   Lịch sử hình thành I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 6:51 pm

1. Cõi Nam từ năm 1658 đến năm 1753.

Lúc ấy đã có người Cam Bốt ở trên đất Nam kỳ này rồi. Nói chính xác là : từ Huế, chúa Hiền Vương đã từng cắt quân đi chinh phục miền Nam. Quân ta cả thắng Chàm và sau những chiến công rực rỡ, dân Việt đã có dịp chen vai thích cánh sát với người Khmer, nơi những vùng biên giới cũ Chàm, kể từ năm 1658.

Một điều nên nhớ kỹ là voà thời buổi ấy, dân thưa đất rộng, dân làm ăn không hết, việc đi khai khẩn đất hoang là thường sự và không hề sinh ra việc gì rắc rối. Tục thường ví “ chim trời cá nước”, ai bắt được nấy nhờ.

Một điều khác cần nói rõ thêm là đất miền Nam của bán đảo An Độ – Chi Na cũng không phải thiệt thọ phần đất phần đất phụ ấm của Khmer. Sự thật thì dòng thổ dân tiên chiếm vùng này là giống Phù Nam đã bị tiêu diệt từ tế kỉ thứ VII, lại mấy có sự đòi hỏi tranh tụng gì? Tha hồ lúc ấy ai khai phá được mảnh nào thì nấy làm chủ ăn hoa lợi. Và như đã nói “ đất ở không hết”, tội gì tranh giành cho nhọc lòng lo. Sọ nhất là làm như vậy , chỉ sinh oán sinh thù, chẳng ích gì?

Gương xưa tích cũ còn trước mắt sờ sờ:
- Pháp Quốc đã giàu mạnh, nhưng còn nhà đất Gia Nã Đại, chẳng qua lúc ấy vừa chê xa xôi, vừa chê ít hoa lợi…
- Trung Quốc là nước lớn thế mà cắt đất Mã Cao để làm nhượng bộ cho Bồ Đảo Nha, rồi cũng cắt đứt Hương Cảng làm nhượng địa cho Anh Quốc, chung quy cũng vì thời buổi ấy hai chỗ nầy chỉ núi đá trơ trơ, toàn đất hoang vu không sanh hoa lợi, mất hay bỏ vẫn không tiếc…

- Sau khi nhà Minh bên Trung Quốc bị nhà Mãn Châu thay thế, thì năm 1680, bọn di thần Minh triều như Dương Ngạn Địch, Hùynh Tấn, Trần Thắng Tài, v.v…tự xưng người Trường Phát (tóc dài ) không khứng đầu hàng Thanh Triều, vì họ ghét tục dân Mãn Châu cạo đầu gióc bím (để đuôi sam như đuôi lừa). Bởi vậy theo sử chép lạ, các tướng ấy dìu dắt bộ ba ngàn tinh binh trung thành với cựu trào, lướt sóng trên năm mươi, sáu mươi chiến thuyền vượt trùng dương tìm xuống miền Nam, xin đầu hàng Chúa Nguyễn, vì dân Nam cũng để tóc dài và trung thành với đạo Khổng Mạnh như họ. Đứng trước tình trạng khó xử này, chúa Hiền Vương trong lòng bối rối không vừa, vì kỳ trung chúa chẳng muốn gần gũi đám vong thần bất trị ấy; nhưng với trí tinh khôn có thừa, ngoài mặt chúa giả cách niềm nở tận tình. Chúa bày tiệc khoản đãi quân sĩ nhà Minh rồi tống khứ họ xuống miền Đông Phố, cho họ được phép chiếm cứ vùng Đồng Nai thuở đó tuy thuộc lãnh thổ Khmer, nhưng Miên Vương tỏ ra không bận tâm nhiều đến vùng hoang địa ranh mức tẩm ruồng nầy. Như thế nhân một mũi tên, chúa Nguyễn bắn được hai chim : một đàng được lòng người Tàu vì làm cho họ có chỗ dung thân; đàng khác nhân cơ hội, mượn tay tha nhân, mở rộng cõi bờ một cách hoà bình, không tốn hao binh sĩ ; that là ngón ngoại giao sắc cạnh khôn bì.

Được lệnh chúa Nguyễn tướng Dương Ngạn Địch kéo quân xuống chiếm đóng vùng Mỹ Tho trên sông Tiền Giang (Mekong) ; còn Trần Thắng Tài, Huỳnh Tấn và Trần An Bình thì đem bổn bộ binh mã đến chiếm cứ vùng Biên Hoà, trên con sông Đồng Nai. Vì không nói được chữ “đ” nên họ vẫn gọi “ Đồng Nai” là “ Nồng Nại”.

Khi người Khmer đụng độ với người Tàu thì đã lấy làm bực mình vì phong tục khác xa , không dè đến khi họ ăn chung ở lộn với dân “ duồng” họ, lại càng thêm khó chịu. Họ ngầm ghét đám dân “ Đồn điền:” mới.

Lần hồi không cử động binh đao, mà người Cam Bốt (Campuchia) tự rút lui về miền thượng Lục Chân Lạp (haut Cambodge) bỏ đất hoang Thuỷ Chân Lạp (Basse Cochinchine) cho mặc tình người Trung quốc và Việt Nam tha hồ khai phá (cái nghiệp “ hay hờn mát” và “ ưa giận quàng xiên” của người Miên đến nay vẫn chưa bỏ. Ví dụ như năm 1920, dân Miên và dân Việt đua nhau khai thác xin khẩn đất hoang dọc theo kinh sáng mới đào vùng Phước Long và Vĩnh Quới (Rạch Giá) để làm ruộng. Mỗi khi đôi bên không thuận nhau về quyền tiên chủ sở đất nào, thì người Miên thường thách đố người Việt hãy đồng lòng đem sở đất tranh chấp “ hiến nạp” ngon lành cho viên chức sở tại, như vậy thì họ sẽ hết giận, báo hại quan thinh không phát tài ngang! Nhưng người Việt đâu chịu làm vậy và thường có cách khéo giải hoà với bạn Miên khỏi “ làm giàu vô cớ” cho quan! ).

Nhắc lại năm Giáp Dần (1674), chúa Hn đã từng sai lính xuống can thiệp vào việc nội bộ nước Miên do Nặc ông Non cầu cứu dẹp hộ binh Xiêm. Đến khi vua Miên thấy cảnh ở Sài Gòn bị kẹp giữa hai họng kềm “ chệc” bèn cầu cứu với triều Huế, chúa Hiền nhân cơ hội ấy để sai nha trảo xuống dàn xếp… Thêm một cơ hội may mắn đến cho triều Huế là vào năm 1688 giữa người Tàu Mỹ Tho và người Tàu Cù lao Phố sinh ra sự bất hoà lớn. Chúa Hiền khi ấy đã mất, nhưng Ngãi Vương nối ngôi không kém sự trí mưu. Huỳnh tấn giết Dương Ngạn Địch, binh chưa lại nghỉn thì kế bị chúa Ngãi ra tay trước, giết Huỳnh Tấn, dẹp tan đám giặc khách sót lại ở Mỹ Tho mà làm chủ tình thế hai thị trấn tân tạo Mỹ Tho và Cù Lao Phố ( Biên Hoà).

Chúa thừa thắng cho binh tướng kéo dốc lên Cam Bốt tới trước thành Gó Bích, Miên vương một mặt dẫn phi tần về ẩn thành U Đông, mặt khác sai sứ nạp biểu cầu hoà. Chúa Ngãi chấp nhận, truyền binh tướng Việt kéo về an dinh lập trại Bến Nghé.

Thuở đó xứ Cam Bốt có đến hai vua:
- Vua nhất, Chánh Vương ngự tại thành Lo Vek (sách sử Việt âm là “ La Bích” hoặc “ Gò Bích” (Trương Vĩnh Ký); trong Việt Nam sử lược Tần Trọng Kim, trương 329, ghi “ Thành Long Uc”, phải Lo Vek này chăng?

- Vua thứ hai tức Phó Vương, đóng đô tại Prei Nokor, sau này là Sài Gòn. ( Một nước hai vua một xứ hai mặt trời, đây là một tình thế lưỡng lập vạn bất đắc dĩ, không bao giờ tồn tại được lâu. Về sau, nếu có xẩy ra sự di dân Khmer tự mình bỏ Thuỷ Chân Lạp rút lui về Lục Chân Lạp, âu cũng vì một lẽ Chánh Vương ngầm muốn để còn một vua đặng dứt hậu loạn về sau, một lẽ nữa cũng tại lòng dân Miên)

Prei Nokor vào thời bấy giờ, là một thôn nhỏ trong rừng già dựa kề một đồn kiên cố, dân cư thưa thớt, nhà cửa lèo hèo, cột cây nóc lá, tập trung trên các gò nổng cao ráo, chung quanh là ao sình nước đọng quanh năm, sâu vô trong nữa thì toàn là rừng rú thiên nhiên đã có từ tạo thiên lập địa, khôn ai khai phá, đầy rẫy muổi mòng đỉa vắt và thú dữ: tây, tượng, hùm, beo, khỉ, … Prei Nokor dùng làm nơi đồn trú của Phó Vương Cao Miên( một cái gai trong mắt Chánh Vương ).

Việt sử Trần Trọng Kim nói : “ năm Mậu Tuất (1658) vua nước Chân Lạp mất, chú cháu tranh nhau, sang cầu cứu bên chúa Nguyễn, chúa Nguyễn bấy giờ là chúa Hiền sai quân đem ba nàng quân sang đánh ở Mổi Xuy (Mô Xoài) (nay thuộc huyện Phúc Chánh, Biên Hoà), bắt được vua Nặc Ông Chân đem về giam ở Quảng Bình một độ,rồi tha cho về nước.

Năm 1674, nước Chân Lạp có người Nặc Ong Đài đi cầu viện nước Xiêm La để đành Nặc Ơng Nộn.

Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hoà). Chúa Hiền bèn sai cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc Ong Đài, phá được đồn Sài Gòn rồi tiến quân lên xây thành Nam Vang. Nặc Ong Đài phải bỏ thành chạy vào chết ở trong rừng . Nặc Ông Thu ra hàng. Nặc Ông Thu chính là dòng con trưởng cho nên lại lập làm Chánh quốc vương đóng ở Long Úc, để Nặc Ông Nộn đóng ở Sài Gòn, bắt hàng năm phài triều cống.

Năm 1688 Huỳnh Tấn giết Dương Ngạn Địch, rồi đem chúng đóng ở Nam Khê, làm tàu đúc súng để chống nhau với người Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu cũng đào hào, đắp luỹ làm kế cố thủ và bỏ không chịu thần phục chúa Nguyễn nữa.

Bấy giờ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Trăn sai quan đem quân đi đánh dẹp, dùng mưu giết được Huỳnh Tấn và bắt vua Chân Lạp phải theo lệ triều cống.

Năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn Hữu Kính làm kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố (Giản Phố) ra làm dinh, làm huyện, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phức Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân BÌnh. Đặt Trấn Biên dinh tức Trân Biên Hoà và Phiên Trấn dinh tức là Gia Định sai quan vào cai trị. Lại chiêu mộ những kẻ lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất. Còn những người Tàu ở đất Trấn Biên (Biên Hoà) thì lập làm xã Thanh Hà; những người ở đất Phiên Trấn (Gia Định) thì lập xã Minh Hương. Những người ấy đều thuộc về sổ bộ nước ta.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Lịch sử hình thành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử hình thành   Lịch sử hình thành I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 6:52 pm

Từ năm 1753 đến 1780 hoàn thành cuộc Nam tiến

Năm 1753, vua Chân Lạp Nặc Ông Nguên lấn hiếp người Côn Man ở trong Nam, triều đình Huế bèn cử ông Nguyễn Cư Trinh làm tham mưu lo việc đánh dẹp. Ba phen thắng giặ , Cư Trinh hiến kế “ tàm thực” làm cho mười năm sau hoàn thành cuộc Nam tiến : Thuỷ Chân Lạp hoàn toàn về tay chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Bấy giờ, miền rừng sác hoang vực , cực nam là vùng Lòi Lạp (Gò Công), Tầm Bồn (Tan An) và vùng các cửa sông Cửu Long (Ba Thắc tức vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu) và Trà Vang (Trà Vinh , Bến Tre), còn thuộc Chân Lạp.

Đồng thời với việc thôn tính nước Chiêm (1611 – 1692), chúa Nguyễn đã tiến dần xuống miền Đồng Nai phì nhiêu. Hơn một thế kỉ (1623 – 1739), do việc giành ngôi lẫn nhau của các vua Miên và chúa Nguyễn lần hồi thu phục đất đai : Mô Xoài (Bà Rịa, Biên Hoà) (1658), Sài Gòn (Gia Định) (1698), Định Tường (Mỹ Tho)và Long Hồ (Vĩnh Long) (1731). Phía vịnh Xiêm la Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên và hòn Phú Quốc cho chúa Nguyễn từ năm 1714, sau đó con là Mạc Thiên Tứ mở thêm bốn huyện (1739): long Xuyên (miền Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (miền Cần THơ) và Trấn Di ( miền Bắc Bạc Liêu).

Đến triều Võ Vương , vua Chân Lạp Nặc Ông Tha (Sothea) nhờ chúa Nguyễn mà giữ ngôi báu ở La Bích (Lovek) (1736- 1748). Sau Nặc Ông Thâm (Thomea), chú của Tha, thua chạy trốn bên Xiêm từ năm 1715, lại trở về đuổi Nặc Ong Tha và cướp ngôi( 1748), song chẳng bao lâu thì mất.

Mấy người con của Thâm tranh ngôi. Võ Vương sai Nguyễn Hữu Doãn làm thống suất đánh dẹp và lập Nặc Ông Tha làm vua trở lại . Được vài tháng, Tha bị con của Thâm là Nặc Nguyên (Ang Snguôn) đem quân Xiêm về đánh đuổi (1750). Tha thua, chạy sang Gia Định cầu cứu, nhưng chết ở đấy.

Nặc Nguyên tranh được ngôi vua lại thường đem binh lấn hiếp người Côn Man là tàn tích dân Chiêm sang trú ngụ từ năm 1693.

Về phía Bắc Nặc Nguyên lại thông xứ với chúa Trịnh Doanh (1740- 1767) để lập mưu đánh chúa Nguyễn quyết dành lại Thuỷ Chân Lạp.

Mùa Đông năm Quý Dậu (1753), Võ Vương sai ông Thiện chính (khuyết tên) làm thống suất và ông Nguyễn Cư Trinh, ký lục Bố Chánh Dinh làm quan tham mưu, điều khiển tướng sĩ năm dinh đi đánh Nặc Nguyên. Quân tiến đến Ngưu Chử (bến Nghé), lập dinh trại, kén sĩ tốt, trừ bị thêm nhiều, để làm kế khai thác.

Mùa hạ năm Giáp Tuất (1754), ông Cư Trinh với ông Thống suất chia quân tiến lên. Ông Cư Trinh đến đâu, giặc qui phục đến đó; đi qua đất Tần Lê ra đến sông lớn cùng hội quân với ông Thiện Chính ở đòn Lô Yêm. Từ đó tiến binh: phủ Lôi Lạp (Soi Rạp : Gò Công), phủ Tầm Bôn (Tân An), phủ Cầu Nam (Ba Nam), phủ Nam Vinh (Nam Vang: Phnôm- Pênh), bốn phủ hàng cả. Rồi chiêu phục Côn Nam để làm thanh thế.

Nặc Nguyên chạy trốn gần Vĩnh Long; gặp mùa nước nổi, phải ngưng đánh phá.

Mùa Xuân năm At Hợi (1755), ông Thông Suất về đồn Mỹ Tho, dẫn theo hơn vạn người Côn Man mới chiêu phục. Đến đất Vô Tà An bị quân của Nặc Nguyên đổ ra đánh úp. Quân của Thống Suất đi hậu tập bị mắc bụi rậm vũng lầy, không thể đến cứu viện. Ông Nguyễn Cư Trinh mới đem quân của ông đến cứu thoát hơn năm người Côn Man, vừa trai vừa gái, rồi đem về trú ở Núi Bà Đinh (Bà Đen).

Nhân Ông Cư Trinh hạch tấu ông Thiện Chính về tội để mất cơ nghi mà bỏ dân mới phục hàng, Vua Giáng ông ấy xuống chức cai đội, cho ông Chương Phúc Du thay thế.

Ông Cư Trinh với ông Phúc Du bắt người Côn Man đi tiên phong đến đánh hai phủ Cầu Nam và Nam Vinh.

Nặc Nguyên thua, chạy trốn sang Hà Tiên nương theo Mạc Thiên Tứ, nhờ Tứ xin hộ với chúa Nguyễn, hiến hai phủ Tần Bôn, Lôi Lạp để chuộc tội, và bổ vào lệ triều cống đã bỏ ba năm về trước, cùng để xin cho về nước.

Vua không cho . Ông Cư Trinh mới dâng sớ tâu rằng :

“ từ xưa, sở dĩ dùng đến binh, chẳng qua là muốn giết đứa cừ khôi mở mang bờ cõi mà thôi. Nay Nặc Nguyên đã hối quá, biết nộp đất hiến của. Nếu không cho y hàng, thì y chạy trốn; mà từ Gia Định đến La Bích, đường xá xa xôi, không tiện đuổi đánh. Vậy muốn mở mang bờ cõi, chi bằng hãy lấy hai phủ ấy, giữ chặt phía sau cho hai dinh (Phiên Trấn và Trấn Biên). Năm xưa đi mở phủ Gia Định, trước phải mở phủ Hưng Phúc (Biên Hoà) rồi mới đến mở phủ Lộc Dã (Đồng Nai) để quân dân hoàn tụ rồi mới mở đất Sài Gòn. Đó là cái kế “ tằm ăn sâu đó”.

“ Nay từ Hưng Phúc đến sài Côn đường đi chỉ hai ngày, mà dân cư còn chưa yên tập, quân giữ củng có đứa chưa khoẻ; phương chi từ Sài Công đến Tầm Bôn, đường đi trong 6 ngày, thú binh trụ phòng, thực sợ chưa đủ.

“ Thần thấy rợ Cơ Man xuống đường bộ rất dài, quân Chân lạp cũng đã chột dạ. Nếu cho rợ Côn Man ở đấy, sai nó ngăn chống lấy rợ đánh rợ, cũng là kế hay. Vậy nên xin cho nước Chân lạp chuộc tội, lấy hai phủ ấy, cho thần xem xét tình thế, đặt luỹ đóng quân, cấp điền sản cho quân dân, chia địa giới, lấy Châu Định Viễn để thâu cả toàn bức”
( Rút trong quyển “ Nguyễn Cư Trinh với quyển sãi vãi” của hai ông Lê Ngọc Trụ và Phạm Văn Luật).

Vua theo lời tâu nhận lấy hai phủ( 1756) và cho Nặc Nguyên vế nước .
Năm Đinh Sửu (1757), Nặc Nguyên chết, chú họ là Nặc Nhuận (Neac Ang Nhuan) làm giám đốc, xin hiến đất Trà vang ( Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) để càu được chúa Võ Vương phong làm vua. Song không lâu, Nhuận bị rể là Nặc Hinh nổi loạn giết chết cướp ngôi (1758).
Cháu của Nặc Nhuận là Nặc Tôn, con của Nặc Nguyên, chạy sang Hà Tiên cầu cứu với Mạc Thiên Tứ. Thiên Tứ dâng sớ tâu qua các việc và xin phong Nặc Tôn làm vua Chân Lạp. Võ Vương thuận cho, sai tướng Ngũ Dinh tại Gia Định hợp với Thiên Tư lo việc ấy. Trương Phúc Du đem binh đánh dẹp. Nặc Hinh thua chạy, bị kẻ thuộc hạ giết. Hoàng tử Nặc Non cùng hoàng gia thì chạy trốn bên Xiêm.

Nặc Tôn được Mạc Thiên Tứ đưa về nước lập lên làm vua, và được Vo Vương sắc phong chức Thiên Vương.

Để tạ ơn Võ Vương, Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc) ( 1759). Rồi cắt năm phủ : Hương Uc ( Kompong Som), Cần Bột ( Cambot), Sài Mạt (Cheal Meas), Chưng Rừm, Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ Sre Ambel đến Peam) để riêng ta ơn Thiên Tứ. Mạc Thiên Tứ đều dâng cả cho chúa Nguyễn. Võ Vương bèn dạy sát nhập vào trấn Hà Tiên.

Thế là vừa trọn một thế kỷ (1658 – 1759) , Thuỷ Chân Lạp hoàn toàn thuộc về Việt Nam.( Tài liệu mượn trong quyển “ Nguyễn Cư Trinh với quyển Sãi Vãi” của hai ông Lê Ngọc Trụ và Phạm văn Luật, trương 45- 49).

Đoạn trên kể lại công nghiệp khai mở bờ cõi của một vị tướng văn võ toàn tài là Ong Nguyễn Cư Trinh. Cư Trinh lại rất có công về việc phòng thủ lâu dài.
Ong giỏi phương pháp “ dĩ địch chế địch” nên đặt người Côn Man thủ Tây Ninh và Hồng Ngự (Châu Đốc), nay hai chỗ này còn di tích người Chàm. Chính ông Cư Trinh xin dời dinh Long Hồ lên xứ tầm Bào, cũng thuộc tỉnh lị Vĩnh Long.
Về mặt thuỷ đạo ông xin lập đồn hai bên sông Cửu Long gần biên giới:
- Tân Châu Đạo (Cù Lao Giêng) ở Tiền Giang
- Châu Đốc Đạo ở Hậu Giang
- Thêm lập Đông Khẩu Đạo, ở xứ Sa Đéc, để làm hậu thuẫn. Các đạo ây dùng binh ở Long Hồ dinh để trấn áp.

Giữ mặt Vịnh Xiêm La, phòng Xiêm làm hỗn, Cư Trinh va Thiên TỨ đặt ra Kiên Giang Đạo ở Rạch Giá và Long Xuyên đạo ở vùng Cà Mau.

Ông Cư Trinh lại rất giàu sàng kiến. Ông lo tổ chức sự an ninh vùng đất mới, đảm bảo sự thông thương buôn bán trên rạch hồ. Như thuở ấy, khúc sông Gia Định còn nhiều chỗ xưng hùng xưng bá, thuyền cướp tụ tập phá khuấy ghe thương hồ, (ngày trước còn để lại tàn tích “ bối Ba Cụm” thuộc vùng Bình Điền, tân Bửu , v.v …) Cư trinh bày ra lệ bắt thuyền các hạt bất luận lớn nhỏ, trước mũi phải khắc tên họ, quê quán chủ thuyền, và ghi bộ quan sở tại để tiện tra xét.

Nguyễn Cư Trinh là một văn nhân tài tử, Ong thường ngâm vịnh, sang Phương Thành (Hà Tiên) nhập Chiêu Anh Các xướng hoạ cùng Mạc Thiên Tứ. Hai người rất là tương đắc, Thiên Tứ có ra mười bài “ Hà Tiên nhập cảnh vịnh” (nay còn truyền tụng , Cư Trinh hoạ đủ mười bài).

Kể lại trong Nam, đời ấy công nghiệp lớn nhất có hai ông : Nguyễn Cư Trinh và Mạc Thiên Tứ . Ông trước cầm binh ra trận, thi phú tài tình; ông sau giỏi ngoại giao và văn chương tao nhã. Cả hai mở rộng bờ cõi miền Nam cho chúng ta được hưởng ngày nay.

Đồng thời tại Gia Định, trong nhóm người Minh Hương, có ba ông: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh và Lê Quang Định, đều là những bậc công thần có công xây dựng cõi Nam, đua nhau nâng cao nền văn hiến Việt và tận tâm giúp đỡ chúa Nguyễn thâu lại cơ nghiệp tổ tiên thống nhất giang san. Hà Tiên có Chiêu Anh Các, Gia Định có Thi hữu tam gia không kém.

Năm 1780, Mạc Thiên Tứ từ trần, không con nối hậu. Đất Hà Tiên từ đây sát nhập cơ đồ chúa Nguyễn.

Như vậy, cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam bước đầu đến đây kể như đã hoàn thành. Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn về loch sử thì chúng ta thấy rằng cuộc Nam tiến của cha ộng ta còn kéo dài đến tận về sau này


Được sửa bởi Admin ngày Wed Sep 29, 2010 6:54 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Lịch sử hình thành Empty
Bài gửiTiêu đề: THỜI KỲ GIỮA THẾ KỶ 19 ĐẾN GIỮA THẾ KỶ 20   Lịch sử hình thành I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 6:52 pm


Sang thời kỳ xây dựng kinh tế giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 tại Nam Bộ, chung số phận với cả nước, Nam Bộ lại rơi vào tay thực dân Pháp.

Chắc chắn trong thời gian xâm lược Nam Bộ từ 1858 đến 1867 người Pháp muốn chiếm đất – chứ không phải muốn bảo vệ tự do tôn giáo cho người Pháp và người Tây Ban Nha- để tạo bàn đạp bảo vệ quyền lợi Pháp tại Trung Hoa. Và họ đã khai thác để đảm bảo cho chi phí cai trị thuộc đại của mình, dù kết quả khai phá đó đã biến Nam Bộ thành cửa ngõ xuất khẩu lớn thou hai thế giới về luá gạo.

Người Pháp chú ý trước hết đến hai yếu tố: cơ sở hạ tầng về giao thông và thuỷ lợi; gia tăng số người lao động. Trong thời gian 1890 – 1936, việc nạo vét kênh rạch và đào kênh mới được tiến hành và khối lượng đất đào tương đương với khối lượng đất đào để hoàn thành đượng kênh Suez. Phải chi 58 triệu đồng đương thời để đào 1360km kênh chính và 2.500km kênh phụ. Trong khi đó đường bộ Nam kỳ được xây dựng là 7.555km tính đến năm 1946.
Trong chủ trương khấn hoang, chính quyền chỉ nắm phần thứ yếu, tư nhân đảm lãnh phần chủ động (người Pháp, người có pháp tịch, người cộng tác với Pháp, Công ty). Họ bỏ vốn mua đất của Nhà nước hay của tư nhân, rồi thuê người làm đất, 20 – 30 công có thể khẩn hoang được 2 – 3 ha một năm.

Những nông dân nghèo muốn khẩn đất chỉ có thể tìm đến chỗ hoang vu, vùng đất hoàn toàn mới để đánh bắt và hái lượm kiểu thô sơ.

Công cuộc khai khẩn diễn ra ở ba vùng lớn: khu vực giữa hai sông Tiền và sông Hậu, khu vực Nam sông Hậu và khu vực Đông Nam Bộ. Không kể miền Đông Nam Bộ có khoảng 100.000 ha được khai thác tại Bà Rịa, Biên Hoà, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, hầu hết dành cho cao su, có thể thấy 6 vùng đặc biệt được khai thác : Đồng Tháp Mười, rạch Giá, Long Xuyên, Sóc Trăng, Rạch Giá – cần Thơ, Cà Mau, Châu Đốc. Những vùng này đền được thâm nhập nhờ các hệ thống kênh đào chằng chịt, nối liền miền Tây với Sài Gòn.

Trong thời gian 1871 đến 1948, tổng diện tích khẩn hoang trên toàn Nam Bộ được báo cáo là 2.050.379 ha.

Việc khai thác Nam Bộ trong cả thế kỷ thuộc địa đã có tốc độ nhanh lẹ khác thường, nhưng lực lượng lao động vẫn thuộc về các thành phần nhân dân. Cuộc khai thác đã thay đổi bộ mặt xã hội sâu sắc khi lạm phát chế độ đại điền sản, trong đó một thiểu số đại điền chủ sở hữu đất đã khai thác sức lao động của các tá điền trực canh. Đà phân hoá này càng đưa xã hội vào những mâu thuẫn không lối thoát.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Lịch sử hình thành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử hình thành   Lịch sử hình thành I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 6:53 pm

TỪ GIỮA THẾ KỶ 20 ĐẾN THẬP KỶ 90
Cuộc Cách Mạng tháng Tám 1945 đã đánh dấu một giai đoạn biến đổi sâu sắc trong việc khai tách đất đai tại Nam Bộ cho đến nay. Nam bộ vẫn còn nhiều đất chưa khai thác và tỉ lệ công điền rất thấp so với tư điền. Xoá bỏ tình trạng bất công trong cơ cấu sở hữu ruộng đất, trong thời gian 1945- 1954, Cách mạng đã chia lại 817.000 ha ruộng cho nông dân, hạ mức tô xuống còn 25%. Nhiều địa chủ bỏ nông thôn về thành thị. Dân số Nam Bộ vào năm 1943 là 5.200.000 người. Diện tích trồng trọt là 2.200.000ha.

Sau hiệp định Geneve 1945, Ngô Đình Diệm phải giải quyết ba vấn đề: khai thác đất mới, phục hồi đất hoang hoá, phát triển vùng đang trồng trọt. Để khai khẩn đất mới, Ngô Đình Diệm cho áp dụng chế dinh điền.

Sau chiến thắng 30 – 4 – 1975, Nam Bộ bắt tay ngay vào việc phát triển diện tích lúa gạo dù bị tàn hại nhiều do chất độc màu da cam. Người dân lành cư đến thành thị nay trở về quê cũ để tăng gia sản xuất, cùng lúc với những người được vận động đi xây dựng vùng kinh tế mới và các nông lâm trường tập thể. Tiến tới hợp tác hoá nông nghiệp, các nộng hội, tổ đoàn sản xuất. Miền Đông năm 1976 có 2.537.000 dân, miền Tây có 10.663.000 dân và riêng thành phố Hồ Chí Minh 3.400.000 dân. Việc khai thác Nam Bộ đang có nhiều triển vọng lớn lao trong trào lưu đổi mới của thế giới và của từng cõi lòng Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
Sponsored content





Lịch sử hình thành Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử hình thành   Lịch sử hình thành I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Lịch sử hình thành
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN NAM-
Chuyển đến