CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bãi đá cổ Sapa

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Bãi đá cổ Sapa Empty
Bài gửiTiêu đề: Bãi đá cổ Sapa   Bãi đá cổ Sapa I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 6:32 pm

Nằm lọt trong thung lũng Mường Hoa, bao bọc là những núi cao trên dưới 2.000 mét, bãi đá cổ lớn gợi sự chú ý với nhiều bản khắc phong phú. Có hình vạch tròn khá giống mặt trời, hình nam nữ giao phối, hay những vạch kẻ song song..


Bí ẩn quanh bãi đá cổ Sa Pa
Hai bãi đá cổ nằm trên địa phận ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van, quanh con suối Mường Hoa (suối Hoa) trong thung lũng Mường Hoa, cách thị trấn Sa Pa 7 km theo hướng Đông Nam.

Tại Hầu Thào, các viên đá tập trung thành hai bãi lớn. Bãi một nằm cạnh bản Pho - một bản của người H'Mông trên sườn núi sát đường cái - kéo dài xuống gần lòng suối. Số lượng đá có chạm khắc ở đây không nhiều, nhưng đều là những khối đá lớn, có khối dài tới 13m. Các bản chạm khắc có quy mô, mật độ dày, cấu trúc hình khắc phức tạp. Bãi hai nằm giáp ranh biên giới xã Hầu Thào và Lao Chải, trên con đường mòn từ đường cái qua các thửa ruộng bậc thang lên bản Hầu Chư Ngài, bản H'Mông trên đỉnh núi, còn gọi là đường lên Hang đá. Đây là một bãi đá rộng với trên 100 hòn đá có hình chạm khắc thuộc nhiều loại, có những hình độc bản (chỉ xuất hiện trên một viên duy nhất). Ở các vùng ngoại vi như khu vực dưới chân Cầu Mây nổi tiếng của xã Tả Van, hay sang địa phận xã Tả Van và Sử Pán rải rác có một vài hòn đá đơn lẻ, chạm khắc với hoa văn không khác biệt nhiều so với hai bãi kể trên.

Nhìn tổng thể, các hình chạm khắc có thể quy về vài nhóm chính: hình tròn khắc vạch tương đối giống cấu trúc hoa văn thời kỳ văn hóa Hoa Lộc có thể dùng để tượng trưng cho mặt trời, hình nam nữ giao phối, nhấn mạnh vào bộ phận sinh dục, các đường vạch song song tựa như những quẻ Kinh dịch, ngắn hoặc có thể kéo dài ôm lấy viên đá dường như thể hiện những cánh đồng, hoặc thửa ruộng bậc thang, các hình vuông, chữ nhật đục chìm là nhà cửa hoặc tượng trưng cho khu dân cư sinh sống... Đại bộ phận đều mang đậm dấu ấn của tư duy tạo hình giản đơn và khúc triết, xuất phát từ những con người nguyên sơ có đời sống gắn bó sâu sắc với tự nhiên.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra những nhận định chính xác về nguồn gốc hình thành và chủ nhân đích thực của bãi đá này. Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, lịch sử hình thành dân cư vùng thung lũng Mường Hoa có hai giai đoạn. Giai đoạn sớm cách nay chừng 900 năm, nơi đây từng là khu vực sinh sống của một xã hội Tày cổ, có tổ chức và thiết kế hoàn chỉnh, phát triển đời sống vật chất và tinh thần tới trình độ cao. Sau đó không rõ lý do đã xảy ra một cuộc di cư lớn, toàn bộ cộng đồng này chuyển đi, bỏ lại thung lũng hoang vắng. Hiện ở Sa Pa vẫn có một vài nhóm nhỏ người Tày sinh sống tại những vùng đất bằng phẳng phía nam thuộc các xã Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài.
Giai đoạn muộn chính là sự hình thành của lớp cư dân hiện tại, mà những cư dân sớm nhất là người H'Mông, đến đây lập nghiệp chừng 300 năm trước. Vậy xảy ra hai giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá, một thuộc về nhóm cư dân hiện tại, đa sắc tộc và sống rải rác. Một thuộc về nhóm cư dân cổ mà những hiểu biết về họ còn nhiều mơ hồ, song dường như đây là một cộng đồng lớn, có tổ chức xã hội và từng đạt đến một trình độ văn minh nhất định.

Hai giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá, một thuộc về nhóm cư dân hiện đại, đa sắc tộc và sống rải rác. Một thuộc về nhóm cư dân Tày cổ mà những hiểu biết về họ còn nhiều mơ hồ, song dường như đây là một cộng đồng sống lớn, có tổ chức xã hội và từng đạt đến một trình độ văn minh nhất định.

Dựa vào giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá trên, ta có thể tạm phân chia nội dung nội dung các bức chạm khắc thành hai loại ý nghĩa. Loại một có nội dung mang ý nghĩa tôn giáo hoặc dùng trong những hoạt động có tính tôn giáo,thể hiện những ý thức sơ khai đầu tiên về tự nhiên và con người. Đó là những bức chạm đơn giản trên những viên đá kích thước nhỏ và vừa, mỗi bức là một hoặc vài hình chạm đặt cạnh nhau. Như tổ hợp các đường vạch song song; tổ hợp vạch song song và hình tròn; hình người, các đường song song và hình tròn. Tương ứng với đó có thể hiểu là theo từng nội dung là mặt trời- ruộng đất, con người-ruộng đất, mặt trời-ruộng đất-con người. Những môtíp này có ý nghĩa không xa lạ với các biểu tượng tôn giáo thường gặp ở các dân tộc sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp tôn thờ tự nhiên, hay các ý niệm tôn giáo sơ khởi đầu tiên của con người như thờ mặt trời, bái phật giáo... Chủ nhân của chúng là những cộng đồng tôn giáo nhỏ, sống thành từng nhóm nhỏ phân tán, chưa hình thành cộng đồng lớn với lối sống quần cư.

Ở các viên đá lớn có diện tích chạm khắc dày đặc, các môtíp không thay đổi nhưng có tần số xuất hiện nhiều lần trên một bức chạm và được sắp đặt theo những kết cấu phức tạp, không còn đơn giản là đặt các hình cạnh nhau một cách vô thức mà tuân theo những cấu trúc, sắp xếp có chủ ý. Bức chạm khắc có hình dạng tựa như là một tấm bản đồ mô tả về một vùng đất với đồng ruộng là những nhóm đường vạch song song, nối liền hoặc được liên kết với nhau bằng các đường vạch dài có thể hiểu là đường đi hoặc các dòng suối, nhà cửa hay khu dân cư là những nhóm hình vuông hay chữ nhật đúc chìm. Ta xếp các viên đá này vào loại hai, nội dung mang ý nghĩa hành chính, là các bản đồ phân chia khu vực, hay những quy ước phân định đất đai - một loại hương ước về lãnh thổ tương tự tục lệ của người Việt dưới đồng bằng. Các bức chạm này do đó sẽ gắn với những ý thức hệ phức tạp hơn, có sự phát triển phong phú và tích lũy lâu dài về tư duy nhận thức. Nó thuộc về một cộng đồng lớn, có lối sống quần cư, bắt đầu dư thừa của cải vật chất và hình thành tổ chức xã hội.


Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Bãi đá cổ Sapa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN BẮC-
Chuyển đến