CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những điều vi phạm đạo đức nghề nghiệp của HDV

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Những điều vi phạm đạo đức nghề nghiệp của HDV Empty
Bài gửiTiêu đề: Những điều vi phạm đạo đức nghề nghiệp của HDV   Những điều vi phạm đạo đức nghề nghiệp của HDV I_icon_minitimeWed Oct 06, 2010 6:08 pm

Cách đây không lâu, một hướng dẫn viên tiếng Pháp giàu kinh nghiệm của Công ty Du lịch H.B, nhận được số tiền hoa hồng kỷ lục: 1.500 USD tại một shop đồ đá mỹ nghệ ở Ngũ Hành Sơn.
Để có được khoản tiền hoa hồng bằng thu nhập cả năm ấy, hướng dẫn viên và chủ shop đã thông đồng nâng giá sản phẩm lên gấp đôi, gấp ba lần.
Hoa hồng đã trở thành vấn nạn của ngành du lịch. Bất kể nơi đâu và mua gì, hướng dẫn viên cũng có thể nhận được hoa hồng. Tại khu vực bắn đạn thật trong di tích địa đạo Củ Chi: hướng dẫn viên dẫn đoàn sẽ hưởng 10% trên 1 viên đạn (18.000 đồng/viên) nếu khách bắn. Nổi tiếng nhất về "chính sách" hoa hồng tại TP HCM là cửa hàng sơn mài T.S trên đường V.T.S. Chỉ cần đưa đoàn vào đây, khách có mua đồ lưu niệm hay không, hướng dẫn viên và tài xế đều nhận được phong bì, tiền nhiều hay ít tùy số lượng khách. Nếu khách mua hàng, người hướng dẫn hưởng nhiều nhất là 30% tiền hoa hồng trên hóa đơn.
Hướng dẫn viên có thẻ trên cả nước hiện nay là hơn 5.000 người.
Các shop bán hàng lưu niệm đều nhắm vào một đối tượng khách cụ thể. Khách châu Âu, Mỹ, Australia thích mua tranh sơn mài, tranh thêu; khách Nhật chuộng vải vóc, quần áo, giày dép. Phần đông cánh đàn ông du khách châu Á chọn karaoke “tươi mát”. Tất cả điểm đến này đều chi hoa hồng cho hướng dẫn viên. Trong chương trình tour của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thường có mục ngày cuối “shopping”. Như vậy, hoa hồng không chỉ là chuyện liên kết hai nhà: giữa hướng dẫn viên và cửa hàng, mà cả doanh nghiệp du lịch với cửa hàng.
Hướng dẫn viên “ngán” nhất những khách VIP nước ngoài, dạng khách là giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị... có công ty con, chi nhánh tại Việt Nam. Kết thúc ngày làm việc, các công ty thường đặt tour cho VIP “du hí”. Kè kè bên VIP luôn là một người Việt giỏi tiếng Anh. Vì thế, hướng dẫn viên khó "vẽ" chuyện.
Còn người hướng dẫn mới vào nghề sợ nhất khi đưa khách vào chợ Bến Thành. Nếu đã vào đây, tốt nhất không nên trả giá giúp du khách hoặc nhắc nhở khách giá ở đây đắt hơn ở ngoài. Các cô bán hàng đều sành sỏi tiếng Anh nên hãy thận trọng nếu không muốn "ăn chửi". Tuy nhiên, nếu "biết điều" hướng dẫn viên sẽ được chi hoa hồng như nhiều shop khác.
Trong khi khách quốc tế đối đầu với nạn hoa hồng thì khách nội địa "chóng mặt" với nhiều "nạn" khác từ hướng dẫn viên. Phổ biến nhất hiện nay, để lấp chỗ trống do thiếu kiến thức văn hóa, xã hội trong thuyết minh, nhiều người bắt các thượng đế của mình phải nghe nhiều câu chuyện tiếu lâm cười không nổi, thậm chí rất nhảm nhí, không ít truyền thuyết các danh thắng bị "dung tục hóa" để gây cười. Kiểu như truyền thuyết núi Lang Biang được kể như thế này: “Quý vị biết vì sao hai ngọn núi của đỉnh Lang Biang, được ví như hai bầu vú của nàng Biang, ngọn bên trái cao hơn ngọn bên phải? Vì... chàng Lang thuận tay trái!”.
"Tấu hài" bằng các chuyện cười "nặng đô" trong tour nội địa phổ biến đến nỗi có công ty du lịch đã cấm hướng dẫn viên kể chuyện cười mang tính dung tục. Không cho kể thì hướng dẫn viên mở băng đĩa hài. Các đĩa hài của một số tên tuổi hải ngoại còn dung tục gấp mấy lần. Hết kể chuyện cười thì đố vui, những câu đố vô thưởng vô phạt sưu tầm được rất nhiều. Có người "moi" tiếng cười của khách bằng cách chia xe ra làm hai đội, hát theo chủ đề, bên nào bí sẽ thua (không cần biết đối tượng khách già hay trẻ), hoặc hai đội thay phiên nhau kể từng bộ phận trên thân thể của con người theo chữ cái, kết thúc trò chơi thường là những người mắc cỡ không dám nói ra một bộ phận "nhạy cảm" nào đó.
Hướng dẫn viên trẻ mới vào nghề thường không thuộc bài, không thuộc tuyến điểm, thậm chí chỉ mới thực tập Vũng Tàu, Phan Thiết nhưng nhận dẫn khách đến Nha Trang, Đà Lạt. Trong tour Phan Thiết, một nhân viên trẻ sau khi giới thiệu bản thân rất chi tiết bắt đầu say sưa thuyết minh về Đầm Sen. Cả đoàn "trợn mắt" nhìn hướng dẫn viên vì xe đang chạy trên xa lộ Hà Nội, và cái mà anh ta phải nói là Suối Tiên chứ không phải Đầm Sen. Khi xe chạy qua cầu Đồng Nai, anh ta bắt đầu giới thiệu Cù lao Phố nhưng các mốc lịch sử thì lộn tùng phèo cả lên. Đến nước này thì một số khách tế nhị nói nhỏ với hướng dẫn viên rằng, trên xe có nhiều cháu nhỏ đang ngủ nên cần yên lặng.
Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Những điều vi phạm đạo đức nghề nghiệp của HDV
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: NGHIỆP VỤ - KỸ NĂNG :: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VIÊN-
Chuyển đến