CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tục lệ trong tết Nguyên đán

Go down 
Tác giảThông điệp
ngochai




Tổng số bài gửi : 22
Join date : 04/10/2010

Tục lệ trong tết Nguyên đán Empty
Bài gửiTiêu đề: Tục lệ trong tết Nguyên đán   Tục lệ trong tết Nguyên đán I_icon_minitimeTue Oct 05, 2010 8:36 pm

Những Tục Lệ Về Tết Nguyên Đán


Sửa soạn ngày tết

Vào những ngày giáp tết người ta thường mua gạo nếp, đậu xanh để gói bánh chưng hay vài vại dưa hành ngay từ đầu tháng Chạp, vì dưa hành cân muối sớm để đến tết mới kịp ăn. Và người ta cũng lo sắm sửa những phẩm vật cho ngày tết, mua sẵn gia cầm thả trong vườn, rủ nhau chung đụng để ngày tết rủ nhau mổ lợn…
Người ta sắm sẵn vàng hương để dùng cúng ở trong nhà cũng như dùng để gởi tết, người ta cũng mua sẵn bánh mứt hoa quả, một phần dành cho gia đình một phần gửi tết, một phần mang tết đến những người mình chịu ơn như thầy học… và cũng không thể thiếu những bộ quần áo mới để du xuân.

Trang hoàng nhà cửa

Người ta phải đón xuân trong một khung cảnh sáng sủa, sạch đẹp. Do đó trước ngày tết, nhà nào cũng lau quét sơn mới cửa nhà, trang hoàng trong nhà để đón xuân.
Con cháu lau chùi lại các đồ thờ tủ thờ, những đồ đồng được mang đánh bóng. An thư mâm bàn đều lau rửa lại kỹ lưỡng cùng với tất cả các vật dụng khác kể cả hoành phi câu đối. Bàn thờ được cắm thêm hoa, các y môn được đem giặt hay thay thế cái mới. Trên tường, ngoài cổng còn dán những tranh tết như tranh đàn gà mẹ con, tranh lý ngư vọng nguyệt, tranh hứng dừa…

Gửi tết

Hàng năm gần ngày tết đến, nghĩ đến tổ tiên, con cháu hoặc những người đã ra riêng, thuộc các ngành thứ, đều phải gởi tết đến nhà trưởng. Gửi tết tức là đem đồ lễ đến nhà gia trưởng để người gia trưởng cúng tổ tiên trong dịp tết. Thường đồ lễ bao giờ cũng có vàng hương. Những ngành trực thống phải gởi vàng hoa, còn những ngành khác dùng vàng hồ hoặc vàng lá. Vàng hoa làm bằng toàn giấy màu vàng, làm kỹ lưỡng có mặt kính, có trang kim óng ánh, tượng trưng cho vàng thoi. Vàng hồ gồm một phần ba thỏi vàng ở lớp trên làm bằng giấy bổi vàng và hai phần ba lớp dưới là những thoi bạc làm bằng giấy bởi trắng có mặt kính nhưng ít hơn, hoặc có khi không có. Những ngành trực thống ngoài vàng hương , còn phải gởi tết thêm bánh mứt, gạo nếp, gà. Con cháu gửi tết để tỏ lòng nhớ ơn và kính mến tổ tiên. Tục này cũng thắt chặt thêm mối dây liên lạc giữa những người trong quyến thuộc gần xa.

Biếu tết

Cùng với tục gửi tết nhà trưởng, người ta cũng nghĩ đến việc biếu tết. Đây là dịp người ta trả ơn những người đã có công với mình:

Học trò biếu tết thầy học,
Con bệnh biếu tết ông lang
Bạn bè biếu tết lẫn nhau
Kẻ dưới biếu bề trên…

Trong việc biếu tết này, quà biếu thường chẳng đáng bao nhiêu nhưng tấm lòng chân thành là đáng kể.

Cúng gia tiên

Chiều ba mươi tết, người ta sửa soạn cúng gia tiên và sau đó là đèn nhang, nhất là nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày tết. Trong mấy ngày này bàn thờ luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Để giữ cho hương khỏi bị tắt người ta thường dùng hương vòng hay hương sào. Hương vòng là một cuộn hương thắp được suốt đêm tới sáng, còn hương sào là một cây hương thật to. Cùng với lễ cúng gia tiên , tất nhiên phải có cúng thổ công.

Chúc tết

Sáng ngày mùng một, các cụ sau khi đã làm lễ tổ tiên xong, ngồi ở nhà thờ để con cháu tới lạy mừng chúc tết. Con cháu chúc các cụ một năm mạnh khoẻ bình yên khang thái. Các cụ cũng chúc lại con cháu những điều tốt đẹp. Trong lúc chúc tết, con cháu thường dâng một món quà tết như bánh trái, hoặc một món tiền đặt trong một bao giấy màu hồng. Tiền này gọi là”tiền mở hàng” đem lại may mắn cho các cụ. Các cụ cũng mở hàng cho con cháu gọi là tiền mừng tuổi. Dù giàu hay nghèo các cụ cũng mùng tuổi cho con cháu, giàu thì nhiều tiền, nghèo cũng mừng tuổi tượng trưng vài đồng tiền để con cháu gặp tốt đẹp quanh năm.
Về Đầu Trang Go down
 
Tục lệ trong tết Nguyên đán
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thăng Long Hà Nội thời Nguyễn
» Vua Minh Mạng và những cải cách đầu triều Nguyễn
» ~***ui giá tham khảo cua các khách sạn ớ miền trung+tây nguyên ne pá coan oi!@@
» Xuất xứ cặp ngà voi trong Dinh Độc Lập
» Hình tượng con voi trong điêu khắc Chăm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: VĂN HÓA VIỆT-
Chuyển đến