CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN

ĐÀ NẴNG IKEYER
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn- Hà Nội

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 131
Join date : 28/09/2010

Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn- Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn- Hà Nội   Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn- Hà Nội I_icon_minitimeWed Sep 29, 2010 6:29 pm

Cầu Thê Húc
Chiếc cầu mầu son, như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh của Hồ Hoàn Kiếm bên cạnh những liễu rủ, phượng lăn tăn, cành đa cổ tích, nối phố xá ồn ào với đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc tĩnh lặng. Ðó là cầu Thê Húc (tức là cầu đón ánh sáng ban mai đậu lại) được quan án sát Nguyễn Văn Siêu xây dựng năm 1865. Gần một thế kỷ rưỡi trôi qua, cầu gỗ ngày xưa đã được thay bằng xi-măng cốt sắt nhưng vẫn mang dáng dấp cây cầu son đỏ.

Có ai đến Hà Nội lại ít nhất không một lần bước lên những tấm ván cầu Thê Húc cong cong, đặt hai bàn tay lên lan can, phóng tầm mắt xuống hướng Nam ngắm tháp Rùa trầm mặc, hay đưa mắt về hướng Bắc còn có phố Hàng Ðào, Hàng Ngang và những con đường dẫn vào phố cổ... Riêng một chiếc lược màu son chải vào sóng tóc nghìn mùa xuân thu vần chuyển đã đủ làm ta phải say mê, làm ngây ngất bao thế hệ thi nhân, vua chúa, làm trầm trồ bao du khách trăm phương.

Từ khi Hồ Hoàn Kiếm còn là Tả Vọng và Hữu Vọng, đường vào đảo Ngọc chỉ có chiếc cầu tre rung rung mặt sóng, mà ta vẫn có thể gặp những con cầu như thế trên vùng Nam Bộ lắm mương máng. Cũng có thể, muốn làm lâng lâng đôi ba nhịp chèo, rồi chân người bước lên bậc đá khi tay quờ ra phía sau lưng, chưa kịp mở nút chiếc bình rượu bằng quả bầu khô có thêm dây tua đỏ. Ðúng như ca dao, sóng nước chỉ rộng ngang tầm dải yếm. Mà xưa nay, dải yếm thì bao giờ cũng có sức hút lạ kỳ, từ dải yếm bắc cầu đến dải yếm hoa đào hoa lý, hồ thủy hay thiên thanh... Năm 1865, mới gần một thế kỷ rưỡi, Thần Siêu tức nhà giáo, quan án sát Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ ngôi chùa nhỏ trên đảo Ngọc, ông cho bắc cây cầu son làm lối vào đền, mà hình dáng vẫn còn đến ngày nay.Nguyên đảo Ngọc là cung Thụy Khánh của vua Lê, rồi chuyển sang tay chúa Trịnh. Sau khi Quang Trung ra bắc, Lê Chiêu Thống trả thù, đã đốt trụi cung nghỉ mát đầy diễm lệ này. Nền xưa thành hoang phế, không hiểu hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan tài hoa: Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn chau mặt với tang thương

Có phải lấy tứ từ cảm xúc, trước hưng vong thay đổi, trước hoang tàn và vĩnh cửu của cảnh cũ hay không? Lúc đó có một nhà từ thiện là Tín Trai đứng ra dựng ngôi chùa nhỏ, sau đó biến thành đền thờ Tam Thánh.
Những Tháp Bút, Ðài Nghiên và nhất là cây cầu son là tác phẩm của con người có bút danh Phương Ðình, từng dạy học ở phố Nguyễn Siêu ngày nay, một gian nhà không vách, hình vuông. Gần trăm rưỡi năm trước như thế, đứng từ cổng đền, còn bát ngát tầm mắt những bãi dâu bờ chuối phía đê con sông Nhĩ Hà sóng đỏ. Mỗi ban mai, những tia rẻ quạt ánh sáng bình minh còn quét thẳng vào ngọn tháp và lan can tay vịn con cầu. Vì thế cụ Nguyễn mới đặt tên cho nó là cầu Thê Húc tức là cầu đón ánh sáng ban mai đậu lại. `

Cầu bằng gỗ, cột gỗ đỡ cầu, chân choãi ra, tự ghim vào lòng hồ, tay vịn cũng có những chữ nhân bắt chéo, chia ra từng ô nhỏ gần giống như ô tướng sĩ bàn cờ người ngày hội.
Cầu Thê Húc đã thành quá quen thân với người Hà Nội, hầu nhưá ít ai để ý xem nó có bao nhiêu chân cọc, có bao nhiêu nhịp ván còn hở cái khe cho trẻ nhỏ thả nghiêng cái lá xuống gầm cầu. Năm 1952, đúng đêm giao thừa, người đi đón giao thừa quá đông, cầu son không chịu đựng nổi. Nó gục xuống ngay quãng giữa.
Từ thế kỷ này, ta mới có nhiều sắt thép, xi-măng. Cây cầu sơn đỏ, màu hoa vông, màu nắng sớm, màu môi con gái được thành phố Hà Nội xây lại, giữ nguyên dáng cũ, nhưng cọc chân cầu và dầm cầu, giá đỡ... đều được đúc bằng xi-măng cốt thép mang màu áo đỏ như thuở xưa.

Có ai ung dung chân bước lúc chiều buông hay múa bài thái cực quyền mỗi sáng, giải lao, thưá giãn, đứng nhẩm đếm những hàng chân cột vẫn đang choãi ra, đỡ lấy vòm cong đỏ chói, đỡ lấy vòm trời bồng bềnh mây xốp phía trên cao đỡ lấy những gót chân lần đi qua từng thanh ván.
Xin thưa, đó là 15 đôi chân cầu cao thấp khác nhau. Không kể hai mố cầu, phía ngoài là sau phía Ðài Nghiên, phía trong là vọng lâu Ðắc Nguyệt. Chẳng thể gọi mỗi khoang kia là một nhịp như cầu Chương Dương hay Long Biên, Thăng Long, cầu Gianh, Bến Thủy... Cầu Thê Húc chỉ là một dải lụa đào, một chiếc lược son, một làn môi tươi tắn nổi lên trên làn nước xanh, bên cạnh những liễu rủ, phượng lăn tăn, cành đa cổ tích...

Ðã có một thời, từ hè đường vào đền có hai bên tường xây cao vút, tạo ra cảm giác bỏ lại những ồn ào của thị thành. Người ta đã cho phá đi, xây thấp như ngày nay (mà chỉ trong một đêm là hoàn tất. Có lẽ sợ có ai phản đối chăng, vì tường cũ và tường mới, cao và thấp là hai ý tưởng rất xa nhau, tương tự như có người đã phản đối trồng 4 cây liễu nơi Tháp Rùa, và quét vôi trắng lốp ngôi tháp cổ ấy. Nay, nếu ai phê phán, thì cũng đã rồi. May thay, hình như không ai cả).

Hà Nội một trăm năm, dâu bể đổi đời dữ dội. Ðứng nơi gốc cây gạo mới trồng, hay trên núi Ðào Tai, nay chẳng còn nhìn thấy sông Hồng đâu nữa. Nhưng ánh sáng ban mai vẫn tỏa rộng chứa chan. Cầu Thê Húc vẫn ngời ngời sắc đỏ. Cây cầu đã đi vào tranh, vào nhạc, vào thơ, vào lòng người niềm tự hào và bất tử.
Những cây cầu qua sông, qua suối, qua hồ, qua mương, nơi nào có được cây cầu son đỏ như Thê Húc của Hà Nội nghìn năm?

Đền Ngọc SơnĐền hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn (chữ Nho: 玉山), sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.

Khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên-Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ.

Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Bài kí "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 vào lúc nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết : "...Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...".

Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Theo bài ký "Sửa lại miếu Văn Xương", thì "...Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật..."

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.

Kiến trúc

Tam quan Đền Ngọc Sơn, Hà Nội
Rùa trong tủ kính Đền Ngọc Sơn, Hà Nội
Đình Trấn Ba, Đền Ngọc SơnTrên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn) cũ, nhà nho Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: "Nhất đài Phương Đình bút". Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Hai bên có hai câu đối:

Bát đảo, mặc ngân hồ Thủy mãn
Kình thiên, bút thế thạch phong cao.

Nghĩa là

Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hồ
Chạm bầu trời, thế bút ngất núi

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1 m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Cột trong đình có đôi câu đối:

Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn

Kiếm sót khí thiêng ngời tựa nước
Văn cùng trời đất thọ như non.

Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả Phật A-di-đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên.

Về Đầu Trang Go down
https://danangikeyer.forumvi.com
 
Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn- Hà Nội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN  :: TÀI LIỆU HỌC TẬP :: TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM :: MIỀN BẮC-
Chuyển đến